Suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Mệt mỏi vì những phương pháp giải quyết vấn đề cũ rích? Muốn đầu óc thông suốt để trở nên sáng tạo và lanh lợi hơn? Chỉ với vài mẹo tinh thần dưới đây, bạn có thể tập trung được toàn bộ dây thần kinh sáng tạo của bản thân mà không mất nhiều thời gian. Sáng tạo trong suy nghĩ sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo, suy nghĩ độc đáo và rèn luyện cho não bộ.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Xác định Vấn đề[sửa]

  1. Ghi chép các vấn đề. Ghi chép vấn đề thành ngôn ngữ cụ thể giúp làm rõ và đơn giản hóa vấn đề.[1] Điều này giúp dễ kiểm soát vấn đề và thúc đẩy bạn xử lý vấn đề trước mắt. Ngoài ra, đơn giản hóa ngôn ngữ bạn sử dụng để giảm tải các phản ứng quá tải bởi một vấn đề phức tạp.[2]
    • Một ví dụ thường gặp là bạn trì hoãn (đợi đến phút chót) nhiệm vụ quan trọng. Hãy ghi chép vấn đề cụ thể bạn cần giải quyết.
    • Xác định vấn đề theo cách đơn giản nhất có thể. Nếu vấn đề của bạn là trì hoãn, hãy viết cụ thể là sự trì hoãn thay vì viết “Tôi luôn đợi tới phút chót để hoàn thành dự án và điều này thực sự căng thẳng.”
  2. Đảm bảo vấn đề cần được giải quyết.[3] Bạn đã bao giờ nghe câu “Đừng chữa lợn lành thành lợn què?” Câu thành ngữ này cũng áp dụng trong trường hợp xác định vấn đề. Đôi khi ta nhanh chóng phán xét và xác định vấn đề trong khi chúng không tồn tại.
    • Ví dụ, bạn luôn trì hoãn mọi việc nhưng cũng có khả năng đây không phải là vấn đề? Có thể điều này không gây căng thẳng và giúp bạn tập trung cao độ cho đến khi hoàn thành công việc (nhiều người cần áp lực mới làm việc được)? Có thể nhiều người không thích sự trì hoãn của bạn nhưng điều này không gây hại tới ai hay ảnh hưởng tới việc bạn hoàn thành công việc? Nếu vấn đề này không gây ra hậu quả cụ thể nào thì nó không quá nghiêm trọng. Nói cách khác, bạn nghĩ là mình trì trệ nhưng thật ra không phải vậy.
  3. Lên danh sách ưu nhược điểm khi giải quyết vấn đề. Xác định ưu nhược điểm khi giải quyết vấn đề giúp bạn đánh giá xem việc này có đáng làm không hay đây có phải vấn đề cần được ưu tiên không. Phân tích chi phí - lợi ích đồng nghĩa với xác định mặt tích cực khi giải quyết vấn đề, đồng thời cũng nhìn ra mặt tiêu cực khi vấn đề còn tồn đọng.[4]
    • Ghi chép những điều có thể xảy ra nếu vấn đề không được giải quyết. Trong ví dụ về sự trì hoãn, hậu quả là bạn tiếp tục bị mọi người phê bình về sự chậm trễ, bạn gặp khó khăn khi ưu tiên các nhiệm vụ, hay căng thẳng và ảnh hưởng đến chất lượng công việc nếu bạn không dành đủ thời gian để hoàn thành dự án.
    • Ghi chép và nhận thức lợi ích khi giải quyết vấn đề. Ví dụ, lợi ích khi phá bỏ sự trì hoãn: bớt căng thẳng vào phút chót, cải thiện chất lượng công việc vì đầu tư nhiều thời gian hơn, có nhiều thời gian để hoàn thành công việc, sếp và đồng nghiệp bớt lo lắng về sự trì hoãn của bạn. Nếu bạn xác định rằng mình sẽ thu được nhiều lợi ích khi giải quyết vấn đề thì đây là việc nên làm và cần được ưu tiên cao.
  4. Xác định tất cả thành tố tạo nên vấn đề. Tìm hiểu toàn diện. Xác định toàn bộ thành tố tạo nên vấn đề. Bao gồm cả các bên liên quan, nội dung, bối cảnh.
    • Ghi chép lại toàn bộ điều bạn biết và những thành tố tạo nên vấn đề. Liên quan đến vấn đề trì hoãn, các thành tố liên quan có thể là: sự phân tán bởi TV, internet, tránh các nhiệm vụ mất nhiều thời gian, vấn đề lịch làm việc (không có đủ thời gian), không có khả năng chịu thất vọng. Vấn đề này có thể liên quan tới kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc.
    • Thử tạo một cây vấn đề và ghi vấn đề chính lên thân cây và các thành tố liên quan lên cành cây. Như vậy bạn có thể hình dung vấn đề và cách các thành tố khác hình thành vấn đề chính.
  5. Mỗi lần chỉ tập trung vào 1 vấn đề. Khi xác định vấn đề bạn cần đảm bảo nó cụ thể. [3] Đôi khi mỗi vấn đề có nhiều thành tố, vậy nên điều quan trọng là tập trung vào vấn đề cụ thể trước khi cố gắng giải quyết vấn đề lớn.
    • Ví dụ, sự trì hoãn là một phần nhỏ trong vấn đề lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cấp trên muốn bạn ít mắc lỗi hơn. Thay vì cố gắng chiến đấu với vấn đề chất lượng công việc (điều này có vẻ rất phức tạp), bạn nên xác định thành tố tạo nên vấn đề này và giải quyết riêng lẻ từng việc một.
    • Cách để tìm hiểu vấn đề này là minh họa bằng đồ họa hay vẽ “cây vấn đề/giải pháp” để so sánh vấn đề lớn và nhỏ. Bạn nên đặt vấn đề lớn ở phần trung tâm (vấn đề tổ chức ảnh hưởng ới chất lượng công việc), và viết các tên các thành tố vào phần nhánh phát ra từ thân cây.[5] Thành tố hình thành vấn đề lớn có thể là: không ngủ đủ giấc, tập trung chú ý quá mức, quản lý thời gian, sự trì trệ. Chú ý rằng sự trì trệ chỉ là một thành tố hình thành vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng công việc và/hoặc vấn đề tổ chức.
  6. Viết mục tiêu của bản thân ra giấy. Để tiến hành giải quyết vấn đề bạn cần hiểu bản thân muốn kết quả cuối cùng như thế nào. Tự hỏi bản thân “Bạn muốn hoàn thành điều gì khi giải quyết vấn đề?”[3]
    • Đạt mục tiêu cụ thể, thực tế và giới hạn thời gian.[6] Nói cách khác, bạn cần hoàn thành mục tiêu hay giải quyết vấn đề trong 1 khoảng thời gian cụ thể. Một vài mục tiêu chỉ mất 1 tuần để hoàn thành trong khi số khác mất tận 6 tháng.
    • Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là giải quyết vấn đề trì hoãn thì đây có thể là một mục tiêu dài hạn vì một vài thói quen đã ăn sâu và rất khó phá vỡ. Tuy nhiên, bạn có thể đề ra mục tiêu nhỏ hơn, thực tế hơn và giới hạn thời gian như sau: “Tôi muốn hoàn thành ít nhất 1 dự án trước 1 ngày trong vòng 2 tuần nữa.” Đây là mục tiêu cụ thể (hoàn thành 1 dự án trước thời gian), thực tế (1 dự án thay vì tất cả dự án) và có giới hạn thời gian (trong vòng 2 tuần nữa).[6]

Nghiên cứu và Tưởng tượng Giải pháp[sửa]

  1. Tìm hiểu cách thức giải quyết những vấn đề tương tự. Có thể bạn đã từng xử lý vấn đề tương tự trong quá khứ. Xác định thời gian trong quá khứ bạn phải đối phó với vấn đề tương tự. Bạn đã làm gì? Nó có hiệu quả không? Ta có thể làm gì khác?
    • Viết toàn bộ suy nghĩ ra giấy hoặc trên máy tính.
  2. Tìm hiểu cách mọi người giải quyết vấn đề. Nếu bạn chưa từng giải quyết vấn đề tương tự trong quá khứ, bạn nên tìm hiểu giải pháp của mọi người.[7] Mọi người tìm giải pháp như thế nào? Giải pháp của họ trực tiếp và đơn giản hay nó liên quan tới nhiều khía cạnh và thành tố?
    • Quan sát và đặt câu hỏi. Quan sát cách mọi người thực hiện. Đặt câu hỏi về cách thức giải quyết vấn đề.
  3. Xác định khả năng lựa chọn. Sau khi nghiên cứu khả năng lựa chọn hay giải pháp cho vấn đề, bạn nên tiến hành lắp ghép, sắp xếp ý tưởng và đánh giá chúng.[8]
    • Biên tập danh sách những giải pháp có thể thực hiện. Viết ra giấy các cách giải quyết bạn có thể nghĩ ra. Trong ví dụ về sự trì trệ, bạn có thể lên danh sách: lên lịch làm việc một cách nghiêm khắc, nhiệm vụ ưu tiên, viết ghi nhớ hàng ngày cho nhiệm vụ quan trọng, đánh giá thời gian thực tế cần để hoàn thành dự án, nhờ giúp đỡ khi cần, bắt đầu nhiệm vụ sớm hơn một ngày so với thực tế. Đây là những kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian mà bạn có thể tìm hiểu. Cỏ ất nhiều cách để giải quyết vấn đề. Bạn có thể tìm hiểu những hành vi khác để giảm tải mức độ trì trệ: ngủ đủ giấc, tập thể dục để đối phó với căng thẳng, chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe (cải thiện và duy trì sức khỏe tổng thể).
  4. Suy nghĩ về vấn đề một cách trừu tượng. Tư duy về vấn đề hay đặt câu hỏi theo một cách khác để não bộ suy nghĩ theo hướng mới. Tâm trí có điểm khởi đầu mới để theo dõi trí nhớ hoặc tạo liên kết trong não.[7] Cố gắng suy nghĩ rộng ra hoặc theo hướng khác. Trong ví dụ sự trì hoãn, bạn có thể suy nghĩ theo hướng bạn là người quen làm việc dưới áp lực. Theo hướng suy nghĩ này, bạn cần giải quyết vấn đề theo cách tự tạo áp lực thay vì trì hoãn công việc.
    • Cân nhắc thành tố triết học, tôn giáo, văn hóa của vấn đề.
  5. Tiếp cận tình huống dưới góc độ khác. Suy nghĩ về các giải pháp tiềm năng như thể một đứa bé lần đầu khám phá thế giới.
    • Thử viết nháp hoặc động não suy nghĩ ý tưởng mới. Chỉ cần viết mọi giải pháp bạn nghĩ ra giấy. Phân tích danh sách và cân nhắc một vài lựa chọn mà thường bạn không để ý tới hoặc nghĩ nó không hiệu quả.
    • Cân nhắc quan điểm thay thế. Tiếp nhận đề nghị lạ lùng từ người khác hoặc ít nhất cũng coi chúng như lựa chọn.[1] Trong ví dụ sự trì hoãn, bạn có thể nhờ người khác làm công việc của mình. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng ngay cả ý tưởng kỳ lạ nhất cũng có thể hiệu quả. Với ý tưởng này, bạn không nên nhờ giúp đỡ nhiệm vụ khó vì điều này không khả thi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhờ giúp khi cần thiết.
    • Đừng đặt giới hạn thời gian. Câu trả lời có thể đi ngược lại quy ước.
    • Chấp nhận rủi ro. Sẵn sàng tiếp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm từ sai lầm.[9]
  6. Tưởng tượng rằng vấn đề được giải quyết. Phương pháp này được gọi là “câu hỏi mầu nhiệm” - một sự can thiệp được sử dụng trong Trị liệu Tập trung vào Giải pháp (SFBT). [10] Tưởng tượng tầm ảnh hưởng của giải pháp có thể giúp cá nhân nghĩ ra nhiều giải pháp.
    • Tưởng tượng phép màu xảy ra trong đêm và khi bạn thức dậy vấn đề đã biến mất một cách màu nhiệm. Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Điều này sẽ như thế nào?
    • Quay lại với các giải pháp và tưởng tượng những điều cần làm để giải quyết vấn đề.

Đánh giá Giải pháp[sửa]

  1. Tạo phân tích chi phí - lợi ích để quyết định giải pháp. Một khi đã xác định những giải pháp khả thi bạn có thể lên danh sách ưu - nhược điểm cho từng ý tưởng.[11] Ghi chép ý tưởng và xác định ưu-nhược điểm như một phần của giải pháp. Nếu mặt tích cực chiếm đa số thì đây được coi là nguồn lực hữu ích.
    • Thử tìm biểu đồ chi phí - lợi ích trên mạng và điền thông tin.[12]
  2. Đánh giá từng giải pháp. Dựa trên ưu-nhược điểm mà đánh giá từng giải pháp theo thang từ 1-10, mức 1 là các giải pháp kém hiệu quả còn 10 là giải pháp hiệu quả nhất. Giải pháp hiệu quả nhất sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến việc giảm tải vấn đề. Ví dụ, giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề trì trệ là tuân thủ lịch làm việc một cách nghiêm khắc, còn giải pháp ngủ nhiều hơn vào ban đêm có vẻ không hiệu quả mấy. Giải pháp hiệu quả nhất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề mục tiêu.
    • Sau khi phát triển phần đánh giá, hãy viết các giải pháp theo thứ tự từ 1-10 ra giấy hoặc trên máy tính. Như vậy bạn có thể xem lại danh sách sau khi đã áp dụng giải pháp mình lựa chọn. Nếu giải pháp đầu tiên không hiệu quả, bạn có thể xem lại danh sách và thử giải pháp thứ 2 rồi tiếp nữa. Bạn có thể áp dụng đồng thời nhiều giải pháp (thay vì chỉ dùng 1 giải pháp).
  3. Yêu cầu giúp đỡ. Sự ủng hộ xã hội và hướng dẫn là thành tố không thể thiếu khi giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng con người thường đánh giá thấp sự sẵn sàng giúp đỡ của những người xung quanh.[13] Điều quan trọng là không được để nỗi sợ hãi vì không được giúp ngăn cản bạn nhờ giúp đỡ khi thật sự càn thiết. Nếu bạn không thể quyết định giải pháp hay không quen thuộc với nơi này, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ những người đã giải quyết trường hợp tương tự.[14]
    • Trò chuyện với người gặp trường hợp tương tự hoặc đã từng giải quyết vấn đề này trong quá khứ.
    • Nếu vấn đề liên quan tới công việc, bạn có thể thảo luận với đồng nghiệp bạn tin tưởng nếu họ đã có kinh nghiệm xử lý vấn đề này.
    • Nếu là vấn đề cá nhân, bạn có thể trao đổi cùng thành viên trong gia đình hoặc người yêu - những người hiểu rõ về bạn.
    • Bạn có thể tìm đến chuyên gia tư vấn giúp bạn giải quyết vấn đề

Luyện tập Trí não để Nâng cao Khả năng Giải quyết Vấn đề[sửa]

  1. Tích lũy kinh nghiệm với. Rèn luyện trí não thông qua kinh nghiệm mới giúp bạn nâng cao suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo. Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm sẽ tạo nên sự sáng tạo.[1]
    • Học hỏi điều mới. Xem bộ phim mới, đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật theo thể loại hay trường phái mà bình thường bạn không mấy quan tâm. Tìm hiểu thêm về chúng.
    • Thử học chơi nhạc cụ mới. Nghiên cứu chỉ ra rằng chơi nhạc cụ giúp trẻ đạt được nhiều thành tựu trong học tập.[15] Ngoài ra, học chơi nhạc cụ còn giúp rèn luyện phần não bộ kiểm soát các chức năng: tập trung, phối hợp và sáng tạo.
  2. Chơi trò chơi. Một vài nghiên cứu cho rằng chơi các trò chơi như Super Mario có thể làm tăng sự linh hoạt của trí não.[16] Đồng nghĩa với việc tăng cường trí nhớ, hiệu suất và chức năng nhận thức tổng thể. Các trò chơi sử dụng kỹ năng lên kế hoạch, tính toán, lô-gíc, phản xạ đặc biệt hữu ích trong việc rèn luyện năng lực trí não.
    • Sau đây là một số dạng trò chơi luyện trí não: câu đố logic, giải ô chữ, trắc nghiệm, tìm từ và Sudoku.[17]
    • Hãy thử chơi Lumosity - một trò chơi rèn luyện trí não trên điện thoại.[18]
    • Hoặc tìm kiếm trên trang web Gamesforyourbrain.com và Fitbrains.com.[17]
  3. Đọc và học từ vựng. Đọc có liên quan đến một loạt chức năng nhận thức.[19] Vốn từ vựng phong phú còn liên quan tới địa vị xã hội cao hơn và thành công hơn.[20]
    • Truy cập trang dictionary.com và tìm từ khóa "Word of the Day" (Từ vựng hàng ngày). Hãy sử dụng từ đó vài lần trong ngày.
    • Chỉ cần chăm đọc sách cũng giúp cải thiện vốn từ vựng.
  4. Sử dụng tay không thuận. Thực hiện nhiệm vụ bằng tay không thuận giúp hình thành các dây thần kinh mới có thể đa dạng hóa khả năng suy luận của bạn, đồng thời nâng cao khả năng sáng tạo và cởi mở.[21]
    • Trước tiên hãy thử thực hiện các nhiệm vụ đơn giản như chải tóc hoặc sử dụng điện thoại trước khi tiến hành các hoạt động khác.

Nuôi dưỡng Sự sáng tạo để Cải thiện Kỹ năng Giải quyết Vấn đề[sửa]

  1. Mở rộng tầm nhìn. Sáng tạo được định nghĩa là sự kết hợp giữa tưởng tượng, kiến thức và đánh giá.[1] Cải thiện sự sáng tạo giúp bạn nâng cao khả năng giải quyết vấn đề tổng thể.
    • Để kết nối với sự sáng tạo bạn có thể thử một vài hoạt động sau: vẽ, tô màu, khiêu vũ, nấu ăn, chơi nhạc, viết nhật ký, viết truyện, thiết kế/chế tạo bất kỳ thứ gì bạn nghĩ ra!
  2. Thử liên kết tự do. Viết theo liên kết tự do hay còn được gọi là kỹ thuật động não giúp hình thành ý tưởng hoặc cách thức giải quyết vấn đề.[22][1]
    • Viết ra giấy điều đầu tiên bạn nghĩ tới khi hình dung về từ sáng tạo. Làm tương tự với từ giải quyết vấn đề.
    • Viết lại vấn đề của bản thân và bất kỳ từ nào trong đầu liên quan tới vấn đề đó, bao gồm cảm giác, hành vi, ý tưởng. Kỹ thuật động não cho trường hợp sự trì trệ của bản thân: tức giận, thất vọng, bận rộn, nhiệm vụ, mất tập trung, tránh né, cấp trên, thất vọng, lo lắng, căng thẳng và quá tải.
    • Giờ hãy động não về giải pháp giải quyết vấn đề (những thứ liên quan và cảm giác). Trong ví dụ sự trì trệ, bạn có thể đưa ra giải pháp: giảm sự mất tập trung, địa điểm yên tĩnh, lịch làm việc chặt chẽ, bình tĩnh, vui vẻ, thư giãn, tự tin, thấu hiểu, không căng thẳng, tự do, hòa bình, gọn gàng, mối quan hệ, kịp thời và có tổ chức.
  3. Phác thảo giải pháp. Minh họa bằng hình ảnh được chỉ định trong việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo ở trẻ nhỏ.[23] Sử dụng nghệ thuật là cách sáng tạo để suy nghĩ về vấn đề và giải pháp theo hướng khác biệt.
    • Thử làm bài tập trị liệu nghệ thuật. Lấy một mẩu giấy và vẽ dòng kẻ chia đôi. Hãy vẽ vấn đề của bản thân ở phía bên trái. Ví dụ, nếu vấn đề của bạn là sự trì trệ, bạn có thể vẽ mình đang ngồi ở bàn làm việc với một đống giấy tờ và đề án và bạn đang mải nhắn tin. Sau khi vẽ được vấn đề, hãy trình bày giải pháp ở phía bên phải tờ giấy. Ví dụ, bạn có thể vẽ mình ngồi ở bàn làm việc gọn gàng, không động đến điện thoại và không gian làm việc yên tĩnh.
  4. Loại bỏ khỏi tâm trí. Nếu bạn căng thẳng về quyết định hay vấn đề gì thì điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất cũng như khả năng suy nghĩ thông suốt để đi đến kết luận hay giải pháp của bạn. Trong trường hợp này, bạn nên nghỉ ngơi một chút. Thông thường, bạn có thể giải tỏa đầu óc bằng cách thư giãn hoặc làm những việc không liên quan tới vấn đề.
    • Thử phân tán tư tưởng bằng các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, rồi quay lại vấn đề sau khi đã giải tỏa.
  5. Trì hoãn quyết định. Nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ vẫn tiếp tục hoạt động và giải quyết vấn đề trong khi ngủ.[24] Bạn thậm chí còn giải quyết vấn đề ngay trong mơ.
    • Chú ý vào giấc mơ mà bạn theo đuổi vấn đề và xác định được giải pháp mà tiềm thức bạn mang đến.

Lời khuyên[sửa]

  • Kiên nhẫn. Ta cần thời gian để thay đổi thói quen suy nghĩ.
  • Khích lệ bản thân với những phần thưởng.
  • Học hỏi từ sai lầm
  • Loại trừ giải pháp dựa trên thời gian và nguồn lực

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 http://www.sagepub.com/sites/default/files/upm-binaries/32693_Chapter1.pdf
  2. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/j.2330-8516.1983.tb00019.x/pdf
  3. 3,0 3,1 3,2 http://www.skillsyouneed.com/ips/problem-solving.html
  4. http://www.researchgate.net/profile/Iris_Vessey2/publication/223801366_The_effect_of_information_presentation_on_decision_making_A_cost-benefit_analysis/links/5552c36608aeaaff3bf00112.pdf
  5. http://evaluationtoolbox.net.au/index.php?option=com_content&view=article&id=28&Itemid=134
  6. 6,0 6,1 http://topachievement.com/smart.html
  7. 7,0 7,1 http://www.entrepreneur.com/article/223588
  8. http://www.innovationmanagement.se/imtool-articles/the-basics-of-creative-problem-solving-cps/
  9. http://www.forbes.com/sites/davidkwilliams/2013/01/07/the-5-secret-tricks-of-great-people-how-to-become-open-minded-in-2013/
  10. http://link.springer.com/article/10.1007/s10879-006-9040-y/fulltext.html
  11. http://www.mindtools.com/pages/article/newTED_08.htm
  12. https://www.smartrecovery.org/resources/library/Tools_and_Homework/Quick_Reference/CBA_Worksheet.pdf
  13. http://www.econ.upf.edu/docs/seminars/bohns.pdf
  14. http://fortune.com/2014/08/28/how-asking-for-help-actually-helps-you/
  15. http://time.com/3634995/study-kids-engaged-music-class-for-benefits-northwestern/
  16. https://www.psychologytoday.com/blog/the-athletes-way/201310/video-gaming-can-increase-brain-size-and-connectivity
  17. 17,0 17,1 http://discovermagazine.com/2009/the-brain/24-which-brain-games-will-help-you-the-most
  18. http://www.lumosity.com/hcp/research/completed
  19. http://www.csun.edu/~krowlands/Content/Academic_Resources/Reading/Useful%20Articles/Cunningham-What%20Reading%20Does%20for%20the%20Mind.pdf
  20. http://www.city-journal.org/printable.php?id=8786
  21. http://www.nwitimes.com/niche/shore/health/using-your-other-hand-benefits-your-brain/article_6da931ea-b64f-5cc2-9583-e78f179c2425.html
  22. http://www.mindtools.com/brainstm.html?
  23. http://www.pbs.org/parents/education/music-arts/the-arts-and-creative-problem-solving/
  24. http://www.webmd.com/sleep-disorders/news/20041223/dreams-can-solve-problems
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này