Tìm video được cấp phép mở trên YouTube bằng công cụ của Creative Commons

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có muốn tìm các video được cấp phép mở trên YouTube để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu của bạn trong môi trường giáo dục hoặc tạo ra các bộ sưu tập theo sở thích của bạn từ việc sử dụng lại, sửa đổi, pha trộn, tùy biến thích nghi chúng hay không? Bài viết này là dành cho bạn đấy, với sự trợ giúp của công cụ tìm kiếm Creative Commons[1].

Các bước[sửa]

Giới thiệu công cụ tìm kiếm của Creative Commons[sửa]

  1. Tìm đến công cụ. Để có được công cụ tìm kiếm của Creative Commons, hãy tới địa chỉ: http://search.creativecommons.org/.
  2. Các thành phần. Công cụ tìm kiếm của Creative Commons gồm các thành phần sau:
    • Enter Your Search Query: Gõ vào yêu cầu tìm kiếm của bạn. Đây là trường tìm kiếm, nơi bạn sẽ gõ vào bất kỳ cụm từ tìm kiếm nào bạn muốn.
    • I want something that I can…: Tôi muốn thứ gì đó mà tôi có thể… Đây là nơi bạn lựa chọn các giấy phép Creative Commons khác nhau cho hình ảnh bạn muốn chọn bằng cách chọn và/hoặc bỏ chọn các ô chọn tương ứng. Có 2 ô chọn là:
      • Ô chọn 1: use for commercial purposes: sử dụng cho các mục đích thương mại. Nếu bạn muốn kết quả tìm kiếm sử dụng được cho các mục đích thương mại, thì hãy chọn ô này, còn nếu không, hãy bỏ chọn nó.
      • Ô chọn 2: modify, adapt or build upon: sửa đổi, tùy biến hoặc xây dựng dựa vào nó. Nếu bạn muốn kết quả tìm kiếm có thể sửa đổi được, tùy biến được và xây dựng được tác phẩm phái sinh dựa vào hình ảnh gốc ban đầu, thì hãy chọn ô này, còn nếu không, hãy bỏ chọn nó.
      • Các video mang giấy phép Creative Commons trên YouTube chỉ có duy nhất một loại là Creative Commons Attribution, hay CC BY (Xem bài Đổi giấy phép tiêu chuẩn của YouTube sang giấy phép CC BY cho video trên YouTube). Vì thế để tìm các video được cấp phép mở Creative Commons trên YouTube, bạn nên để cả 2 ô ở trên ở trạng thái được chọn.
    • Search using: Tìm kiếm bằng việc sử dụng. Đây là nơi bạn sẽ tiến hành tìm kiếm theo cụm từ và theo sự lựa chọn giấy phép ở các phần nêu trên bằng cách lựa chọn nhấn vào một trong số các ô có hình chữ nhật nhỏ bên dưới. Vì mục tiêu của bài viết này là tìm kiếm video được cấp phép mở trên YouTube, nên ô chữ nhật bạn sử dụng sẽ là ô “YouTube”. Bạn có thể nhận thấy ngay trong ô đó đã có sẵn từ video nhỏ ở bên dưới.

Tiến hành tìm kiếm và nhận kết quả trả về[sửa]

  1. Tiến hành tìm kiếm. Gõ cụm từ cần tìm kiếm của bạn vào trường ‘Enter Your Search Query’. Giả sử bạn muốn tìm nhạc thiếu nhi , bạn hãy gõ cụm từ đó vào trường này rồi nhấn phím Enter.
  2. Kết quả trả về. Bạn sẽ thấy kết quả tìm kiếm được trả về là danh sách các video có cụm từ nhạc thiếu nhi trong tiêu đề của chúng.

Chọn video bạn thích, kiểm tra giấy phép của nó và tải về[sửa]

  1. Chọn video bạn thích. Trong danh sách các video được trả về, hãy chọn video bạn thích, ví dụ là bài Bài hát thiếu nhi TUYỆT NHẤT " Bada talk "giúp trẻ thông minh | ohohtv. Hãy nháy chuột phải vào nó rồi mở nó trong một thẻ khác của trình duyệt.
  2. Kiểm tra giấy phép video được chọn. Dòng mô tả video dưới cùng chính là dòng chỉ ra giấy phép của video được chọn. Bạn sẽ thấy video được chọn có giấy phép là Creative Commons Attribution license - giấy phép Creative Commons Ghi công, được viết tắt là CC BY. Đây là giấy phép cho phép bạn sử dụng lại, sửa đổi, pha trộn, tùy biến thích nghi, đúng như ý muốn của bạn.
  3. Tải video về máy của bạn. Lúc này bạn hoàn toàn yên tâm để tải về video như bạn mong muốn. Bạn có thể tải video đó về như được nêu trong bài Tải về các video YouTube hoặc trong bài ‘Tải về các video của YouTube’[2] trên wikiHow bằng tiếng Anh.

Khuyến cáo[sửa]

  • Để tuân thủ đúng với các điều khoản và điều kiện của giấy phép Creative Commons Attribution, trong bất kỳ tài liệu nào có tham chiếu tới việc bạn sử dụng các video được cấp phép mở này trên YouTube, bạn nên làm 2 việc sau đây: (1) Thừa nhận ghi công tác giả video gốc bằng việc tạo ra một đường liên kết ngược về video đó; và (2) tạo một đường liên kết về giấy phép Creative Commons Attribution như chính đường liên kết bạn thấy ở đây.

Bài viết có liên quan[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây