Tình yêu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân ("Tôi yêu mẹ tôi") đến niềm vui sướng("Tôi thích món ăn"). Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó.[1] Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm - "mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác".[2] Nó cũng có thể mô tả các hành động nhân văn và thông cảm đối với người khác, chính bản thân mình hoặc các con vật.[3]

Hình trái tim thường là biểu tượng cho tình yêu.
Hình thiên thần nhỏ, có cánh cũng là một biểu tượng cho tình yêu

Người Hy Lạp cổ đại xác định bốn hình thức của tình yêu: Quan hệ gần gũi của họ hàng hay người thân (trong tiếng Hy Lạp, storge), tình bạn (philia), ham muốn tình dục và/hoặc cảm xúc lãng mạn (eros), và xúc cảm dành cho các giá trị tôn giáo (agape)[4][5]. Các tác giả hiện đại đã phân biệt các biến thể chi tiết hơn nữa của tình yêu lãng mạn.[6] Các nền văn hóa không phải của phương Tây cũng có các biến thể khác nhau cho các trạng thái cảm xúc này.[7] Sự đa dạng của việc sử dụng và ý nghĩa kết hợp với sự phức tạp của những cảm giác của tình yêu làm cho việc thống nhất xác định thế nào là tình yêu trở nên cực kỳ khó khăn khi so với các trạng thái cảm xúc khác.

Tình yêu với các hình thức khác nhau của nó đóng vai trò như một nhân tố chính trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, Do nó là đặc biệt quan trọng trong tâm lý, tình yêu đã và luôn là một trong những chủ đề phổ biến nhất trong sáng tạo nghệ thuật.[8]

Tình yêu có thể được hiểu như là một chức năng để giữ cho con người cùng nhau chống lại khó khăn và tạo điều kiện cho sự duy trì nòi giống của con người.[9]

Định nghĩa[sửa]

Từ "tình yêu" có thể có nhiều ý nghĩa liên quan nhưng khác biệt trong các bối cảnh khác nhau. Nhiều ngôn ngữ khác sử dụng nhiều từ ngữ để diễn tả một số khái niệm khác nhau của "tình yêu"; một ví dụ là có 4 từ Hy Lạp cho "tình yêu" (storge, philia, eros, agape). Khác biệt trong khái niệm tình yêu của các nền văn hóa khác nhau dẫn đến việc thành lập một định nghĩa phổ quát cho tình yêu là rất khó khăn.[10]

Mặc dù bản chất của tình yêu là một đề tài tranh luận thường xuyên, các khía cạnh khác nhau của từ này có thể được làm rõ bằng cách xác định những gì không phải là tình yêu (từ trái nghĩa của nó). Tình yêu như một biểu hiện chung của tâm lý tích cực (một hình thức mạnh mẽ của ưa thích) thường trái ngược với ghét bỏ (hoặc thờ ơ theo nghĩa trung tính); nếu tình yêu như một hình thức tình cảm thân mật bao gồm nhiều cảm xúc lãng mạn và ít cảm xúc tình dục, khi đó thường có nghĩa trái ngược với ham muốn; còn nếu tình yêu như một mối quan hệ giữa các cá nhân với cảm xúc lãng mạn, khi đó tình yêu đôi khi mang nghĩa trái ngược với tình bạn, mặc dù tình yêu thường được áp dụng cho các tình bạn gần gũi. (Nghĩa mơ hồ hơn nữa áp dụng cho các từ như "bạn gái", "bạn trai", hay thành ngữ "chỉ là bạn tốt").

Fraternal love (Prehispanic sculpture from 250–900 AD, of Huastec origin). Museum of Anthropology in Xalapa, Veracruz, Mexico

Thảo luận tình yêu một cách trừu tượng thường đề cập đến một trải nghiệm một người cảm thông với một người khác. Tình yêu thường liên quan đến việc chăm sóc cho một người hay một vật (thuyết chăm sóc về tình yêu), bao gồm cả bản thân mình (tự ngưỡng mộ bản thân - narcissism). Ngoài sự khác biệt giữa các văn hóa trong sự hiểu biết về tình yêu, quan điểm về tình yêu cũng đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Một số nhà sử học trong giai đoạn Phục Hưng châu Âu hoặc sau thời Trung Cổ lại có quan niệm hiện đại về tình yêu lãng mạn, mặc dù sự tồn tại các cảm xúc lãng mạn được các bài thơ tình cổ đại ghi nhận.[11]

Tính chất phức tạp và trừu tượng của tình yêu thường tạo ra các thành ngữ về tình yêu ở đó tình yêu vượt trên mọi cảm xúc khác. Dẫn chứng là một số câu tục ngữ thông thường về tình yêu, từ "Tình yêu sẽ chiến thắng tất cả" của Virgil đến "Tất cả thứ bạn cần là tình yêu" của Beatles. Thánh Thomas Aquinas, sau Aristotle, định nghĩa tình yêu là "tạo ra điều tốt lành cho người khác."[12] Bertrand Russell mô tả tình yêu như một điều kiện "có giá trị tuyệt đối", trái ngược với giá trị tương đối. Nhà triết học Gottfried Leibniz nói tình yêu là "vui mừng vì hạnh phúc của người khác."[13] Nhà sinh học Jeremy Griffith định nghĩa tình yêu là "lòng vị tha vô điều kiện".[14]

Tình yêu nam nữ[sửa]

Tình yêu giữa hai giới tính nam và nữ được định nghĩa là "Hệ quả của sự kết hợp giữa bản năng và trí tuệ của con người".

Định nghĩa trên hình thành từ khái niệm "bản năng con người" và "trí tuệ con người". Theo triết học: tình yêu là một loại tình cảm giữa người và người, hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ.

Bản năng con người được nhìn nhận trong đây là những hành động suy nghĩ sẵn có từ trong tự nhiên trong đó có việc giao cấu để duy trì nòi giống (giữa hai giống đực và cái), việc tụ tập số đông - kết hợp nhiều cá thể để đạt mục đích sinh tồn, v.v...

Trong xã hội loài người phát triển, với bộ óc thông minh, hay trong đây gọi là "trí tuệ" cho phép con người không chỉ dừng lại ở việc kết hợp cá thể hay giao cấu đơn thuần như ở động vật mà còn hình thành vô số những biểu hiện quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, tình yêu còn biểu hiện bằng sự nghen tuông sự giận hờn giữa người nam và người nữ...

Từ hai yếu tố trên, tình yêu trở thành điều tất yếu trong xã hội và hơn nữa, sự kết hợp của trí tuệ làm cho những biểu thái của tình yêu đa dạng thậm chí kỳ lạ, khiến nhiều người cảm thấy rất khó để có thể có một cơ sở chắc chắn khi nói về tình yêu giới tính.

So sánh giữa sự kết hợp giới ở động vật, từ những loài có trí não kém phát triển như bò sát, chim,... cho đến thú đặc biệt là khỉ, vượn,... và con người phong kiến, con người hiện đại, đặc biệt là thế hệ những người phát triển trước thế giới cả trăm năm như Hoa Kỳ, Anh,... sẽ tìm thấy những điểm lý thú và vô cùng logic trong tình yêu giới tính.

Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Oxford Illustrated American Dictionary (1998) + Merriam-Webster Collegiate Dictionary (2000)
  2. Merriam Webster Dictionary
  3. Fromm, Erich; The Art of Loving, Harper Perennial (1956), Original English Version, ISBN 978-0-06-095828-2
  4. C. S. Lewis, The Four Loves, 1960.
  5. Kristeller, Paul Oskar (1980). Renaissance Thought and the Arts: Collected Essays. Princeton University Press. ISBN 0-691-02010-8.
  6. Stendhal, in his book On Love ("De l'amour"; Paris, 1822), distinguished carnal love, passionate love, a kind of uncommitted love that he called "taste-love", and love of vanity. Denis de Rougemont in his book Love in the Western World traced the story of passionate love (l'amour-passion) from its courtly to its romantic forms. Benjamin Péret, in the introduction to his Anthology of Sublime Love (Paris, 1956), further distinguished "sublime love", a state of realized idealisation perhaps equatable with the romantic form of passionate love.
  7. Mascaró, Juan (2003). The Bhagavad Gita. Penguin Classics. Penguin. ISBN 0-14-044918-3. (J. Mascaró, translator)
  8. “Article On Love”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  9. Helen Fisher. Why We Love: the nature and chemistry of romantic love. 2004.
  10. Kay, Paul; Kempton, Willett (March 1984). "What is the Sapir–Whorf Hypothesis?". American Anthropologist. New Series 86 (1): 65–79. doi:10.1525/aa.1984.86.1.02a00050. 
  11. “Ancient Love Poetry”.
  12. “St. Thomas Aquinas, STh I-II, 26, 4, corp. art”. Newadvent.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  13. Leibniz, Gottfried. “Confessio philosophi”. Wikisource edition. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  14. What is love?. In The Book of Real Answers to Everything! Griffith, J. 2011. ISBN 9781741290073.

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này