Tính thể tích hình nón

Từ VLOS
(đổi hướng từ Tính Thể tích Hình nón)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có thể tính thể tích hình nón một cách dễ dàng khi biết chiều cao và bán kính đáy cũng như biết công thức tính. Công thức để tính thể tích hình nón như sau: v = hπr2/3.

Các bước[sửa]

  1. Tìm bán kính. Nếu bạn đã biết bán kính thì hãy chuyển sang bước tiếp theo. Nếu biết đường kính thì hãy chia nó cho 2 để ra bán kính. Nếu biết chu vi hình tròn đáy thì hãy chia nó cho 2π để lấy bán kính. Hoặc nếu không biết bất cứ số đo nào cả thì hãy lấy thước và đo khoảng cách lớn nhất của 2 điểm trên đường tròn đáy (chính là đường kính), và chia kết quả đó cho 2. Lấy ví dụ ta có bán kính đáy là 1,3 cm.
  2. Dùng bán kính có được để tính diện tích đáy. Để tìm diện tích đáy, ta lấy số đo bán kính rồi áp dụng vào công thức tính diện tích hình tròn: A = πr2. Lấy 1,3 cm thay vào r: A = π(1,3)2. Sau đó, bình phương giá trị bán kính rồi nhân với π để ra được diện tích đáy. π(1,3)2 = 5,3 cm2.
  3. Tìm chiều cao của hình nón. Nếu đã biết số đo thì hãy viết ra giấy. Còn nếu không, bạn hãy dùng thước để đo. Giả sử hình nón có chiều cao 1,3 cm. Lưu ý là chiều cao và bán kính đáy phải cùng đơn vị đo.
  4. Nhân diện tích đáy với chiều cao. Nhân diện tích đáy hình nón, 5,3 cm2, với chiều cao 1,3 cm2. Ta được 6,9 cm3.
  5. Chia kết quả cho 3. Chia 6,9 cm3 cho 3 để tìm thể tích hình nón. 6,9 cm3/3 = 2,3 cm3. Ghi nhớ đơn vị luôn là lập phương vì đây là một phép đo trong không gian 3 chiều.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy chắc chắn phép đo của bạn là chính xác.
  • Đừng áp dụng công thức này cho hình “không đơn thuần là hình nón”, nghĩa là nó còn một phần khác gắn thêm nữa. Chẳng hạn cây kem có phần kem bên trên vậy.
  • Vận dụng như thế nào?
    • Trong phương pháp này, bạn tính thể tích hình nón cũng giống như khi bạn tính thể tích hình trụ. Khi bạn lấy diện tích đáy và nhân với chiều cao, có nghĩa là bạn đang “cộng dồn” các mảng đáy cho đến khi lên tới đỉnh và tạo ra một hình trụ. Và vì một hình trụ có thể chứa được 3 hình nón có cùng đáy và chiều cao, bạn phải nhân kết quả cho 1 phần 3 để có thể tích hình nón. Đây chính là lý do hình thành nên cách tính trên.
  • Mọi số đo đều phải có cùng đơn vị.
  • Bán kính đáy, chiều cao và cạnh bên hình trụ. Cạnh bên hình nón được đo dọc theo mặt biên của hình nón, còn đường cao xuất phát từ đỉnh xuống vuông góc với tâm hình tròn tạo thành một tam giác vuông. Do đó chúng tuân theo định lý Pythagore: (bán kính đáy)2+ (chiều cao)2 = (cạnh bên)2

Cảnh báo[sửa]

  • Hãy nhớ chia cho 3

Liên kết đến đây