Tính hiệu áp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hiệu áp là khoảng chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, nó được xem xét dưới dạng hai con số của chỉ số huyết áp (chẳng hạn như 120/80). Chỉ số trên (số lớn hơn trong 2 giá trị) là huyết áp tâm thu và nó đại diện cho áp lực của máu được vận chuyển trong động mạch trong lúc tim co thắt (một nhịp tim). Chỉ số dưới (số nhỏ hơn trong 2 giá trị) là huyết áp tâm trương và nó đại diện cho áp lực máu được vận chuyển trong động mạch giữa lúc co thắt (giữa nhịp tim). Các chỉ số đo lường này có thể giúp chỉ ra liệu bạn có đang ở trong nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hoặc những biến cố về mạch vành như đột quỵ hay không.[1] Hiệu áp được xác định từ hai giá trị (huyết áp tâm thu và tâm trương) đo được khi đang diễn ra quá trình vận chuyển máu. Nó chính là sự chênh lệch giữa chỉ số trên và chỉ số dưới của huyết áp.

Các bước[sửa]

Đo huyết áp[sửa]

  1. Đo huyết áp. Bạn có thể đo huyết áp theo kiểu truyền thống với băng quấn và ống nghe tương tự như máy đo huyết áp, nhưng để xác định được giá trị chính xác thì cần có sự hướng dẫn, luyện tập và kinh nghiệm. Đa số thường đến các trung tâm y tế để đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tự động.
    • Khi mua máy đo huyết áp tại nhà, hãy chọn loại có giá cả hợp lý và có băng quấn (băng để đeo vòng qua cánh tay) vừa vặn với cánh tay của bạn để sử dụng dễ dàng hơn. Nhiều hợp đồng bảo hiểm sẽ hỗ trợ bạn trong việc mua máy đo huyết áp. Hầu hết đó là máy đo tự động. Bạn chỉ cần đeo băng quấn vào tay, nhấn bắt đầu và đợi kết quả.[2]
    • Tránh sử dụng đường, các chất chứa caffeine hay căng thẳng quá mức trước khi đo huyết áp. Ba điều này sẽ làm tăng huyết áp và sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai.
    • Nếu bạn tự đo huyết áp tại nhà, hãy đo ba lần để chắc chắn rằng kết quả cho ra là chính xác. Khi đo, bạn phải ngồi thật thoải mái, thư giãn, tay đặt ngang bằng với tim.[3]
    • Một điều quan trọng nên chú ý là hầu hết các máy đo huyết áp cần phải được hiệu chuẩn. Để biết được liệu dụng cụ đo của bạn có chính xác, hãy đến phòng khám kiểm tra mỗi năm một lần và so sánh kết quả với máy đo huyết áp của bạn.
  2. Hãy lưu lại chỉ số tâm thu và tâm trương. Nếu 110/68 là chỉ số huyết áp của bạn thì hãy ghi chú hoặc ghi âm lại đâu đó. Sẽ là một ý hay nếu bạn lưu lại những con số này để có thể tự theo dõi những thay đổi của huyết áp.
    • Hãy theo dõi chỉ số huyết áp liên tục vào các thời điểm khác nhau trong ngày vì huyết áp có thể thay đổi liên tục (thực hiện trong vòng 2 đến 3 tuần để cho kết qua chính xác nhất) và tính trung bình các chỉ số đó.
  3. Hiệu áp là chênh lệch giữa chỉ số tâm thu và tâm trương. Ví dụ, lấy 110 trừ đi 68 hiệu áp sẽ bằng 42.[3]

Phân tích kết quả[sửa]

  1. Xác định rằng hiệu áp của bạn có trong ngưỡng an toàn hay không. Mỗi người ở mỗi độ tuổi và giới tính khác nhau thì ít nhiều hiệu áp cũng sẽ khác nhau, do đó y tế thế giới đã nghiên cứu và đưa ra thước đo cơ sở.
    • Hiệu áp ở mức 40 mmHg được xem là bình thường, từ 40 đến 60 là phạm vi tương đối khỏe mạnh.[4]
  2. Đến gặp bác sĩ nếu hiệu áp trên 60 mmHg. Nếu hiệu áp vượt mức 60 là bạn đang trong nguy cơ mắc các rủi ro về tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ,... Hiệu áp cao nghĩa là các van tim không hoạt động đúng với chức năng của nó để ngăn chặn dòng chảy ngược của máu và tim không thể bơm được máu đi một cách hiệu quả (van trào ngược).[4]
    • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là khi chỉ số huyết áp tâm thu tăng lên cao hơn 140 nhưng chỉ số huyết áp tâm trương vẫn ở mức bình thường (dưới 90 mmHg). Có nhiều loại thuốc mà bạn có thể được khuyên dùng trong trường hợp này.[5]
    • Sự xúc động thường xuyên và những căng thẳng về thể chất là nguyên nhân dẫn tới hiệu áp tăng cao. Căng thẳng về tinh thần cũng có thể làm tăng hiệu áp.[6]
  3. Gặp bác sĩ nếu hiệu áp thấp hơn 40 mmHg. Hiệu áp dưới 40 là biểu hiện của việc tim hoạt động kém. Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân.
    • Trào ngược động mạch chủ xảy ra khi van động mạch chủ gặp vấn đề, nó là kết quả của việc dòng máu chảy ngược vào tâm thất trái. Điều này dẫn đến giảm huyết áp tâm trương. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, việc cần thiết nhất là phải làm phẫu thuật.[7]
    • Suy tim, suy thận, đái tháo đường và hạ natri máu là những nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp.[8] Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể.

Lời khuyên[sửa]

  • Hiệu áp chỉ đơn thuần là một chỉ số nói lên những vấn đề có thể xảy ra với tim và hệ thống tim mạch. Tuy nó không trực tiếp chẩn đoán bất cứ một căn bệnh nào cụ thể, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một chỉ số tốt thì những nguy cơ mắc bệnh hiện tại và cả những nguy cơ về tim mạch sau này đều không đáng lo ngại.[9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Implications of Pulse Pressure as a Predictor of Cardiac Risk in Patients With Hypertension J. Alasdair Millar, Anthony F. Lever Correspondence to Clin Prof J.A. Millar, Department of Internal Medicine, Royal Perth Hospital, Perth, W.A. 6001, Australia.
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20047889?pg=2
  3. 3,0 3,1 http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HighBloodPressure/SymptomsDiagnosisMonitoringofHighBloodPressure/Instructional-Video---Monitoring-Blood-Pressure-at-Home_UCM_303324_Article.jsp
  4. 4,0 4,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/expert-answers/pulse-pressure/faq-20058189
  5. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8861544
  6. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4015896/
  7. http://emedicine.medscape.com/article/150490-overview
  8. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2879196/
  9. Pulse Pressure Changes With Six Classes of Antihypertensive Agents in a Randomized, Controlled Trial William C. Cushman, Barry J. Materson, David W. Williams, Domenic J. Reda, for the Veterans Affairs Cooperative Study Group on Antihypertensive Agen