Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tính khoảng tin cậy
Từ VLOS
Khoảng tin cậy là một chỉ số giúp ta biết được tính chính xác của phép đo. Ngoài ra, khoảng tin cậy cũng cho biết độ ổn định khi ước lượng một giá trị, tức là nhờ vào khoảng tin cậy, bạn có thể biết được kết quả của phép đo lặp lại sẽ sai lệch thế nào so với ước tính ban đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được cách để tính khoảng tin cậy.
Các bước[sửa]
- Ghi lại hiện tượng bạn muốn kiểm tra. Giả dụ bạn muốn kiểm tra tình huống sau : Cân nặng trung bình của sinh viên nam ở trường ABC là 81 kg (tương đương 180 lbs). Bạn cần kiểm tra xem dự đoán của bạn về cân nặng của sinh viên nam trong trường ABC có chính xác trong khoảng tin cậy cho trước hay không.
- Chọn một mẫu từ tổng thể cho sẵn. Đây là bước bạn sẽ thực hiện để thu thập số liệu nhằm kiểm tra giả thiết bạn đã đặt ra. Ví dụ bạn đã chọn ngẫu nhiên 1000 sinh viên nam.
-
Tính
giá
trị
trung
bình
và
độ
lệch
chuẩn
của
mẫu.
Chọn
một
giá
trị
thống
kê
của
mẫu
(ví
dụ
như
giá
trị
trung
bình,
độ
lệch
chuẩn
của
mẫu)
mà
bạn
muốn
sử
dụng
để
ước
lượng
tham
số
của
tổng
thể
bạn
đã
chọn.
Một
tham
số
của
tổng
thể
là
một
giá
trị
biểu
thị
một
đặc
tính
nhất
định
của
tổng
thể
đó.
Để
tính
giá
trị
trung
bình
và
độ
lệch
chuẩn
của
mẫu,
ta
làm
như
sau:
- Ta tính giá trị trung bình bằng cách lấy tổng cân nặng của 1000 sinh viên nam đã chọn và chia tổng thu được cho 1000, tức là số lượng sinh viên. Giá trị cân nặng trung bình thu được sẽ là 81 kg (180 lbs).
- Để tính độ lệch chuẩn, bạn cần xác định được giá trị trung bình của bộ số liệu. Sau đó, bạn cần tính được độ biến thiên của số liệu, hay nói cách khác là tìm giá trị trung bình của bình phương sai lệch so với giá trị trung bình. Tiếp theo, ta sẽ lấy căn bậc hai của giá trị thu được. Giả dụ độ lệch chuẩn tính được là 14 kg (tương đương 30 lbs). (Chú ý: đôi khi giá trị độ lệch chuẩn sẽ được cho trước trong các bài toán thống kê).
- Chọn khoảng tin cậy mà bạn mong muốn. Các khoảng tin cậy thường được dùng là 90%, 95% và 99%. Giá trị này cũng thường được cho trước. Ví dụ xét khoảng tin cậy 95%.
-
Tính
phạm
vi
sai
số
hay
giới
hạn
sai
số.
Giới
hạn
sai
số
có
thể
tính
theo
công
thức:
Za/2
*
σ/√(n).
Trong
đó,
Za/2
là
hệ
số
tin
cậy,
với
a
là
khoảng
tin
cậy,
σ
là
độ
lệch
chuẩn
và
n
là
kích
thước
mẫu.
Hay
nói
cách
khác,
bạn
cần
nhân
giá
trị
giới
hạn
với
sai
số
chuẩn.
Để
giải
được
công
thức
này,
ta
chia
công
thức
thành
các
phần
nhỏ
như
sau:
- Để tính trị số giới hạn Za/2: Khoảng tin cậy đang xét là 95%. Chuyển từ giá trị phần trăm sang giá trị thập phân ta được: 0,95; lấy giá trị này chia cho 2 ta được 0,475. Tiếp đó, so sánh với bảng z table để tìm được giá trị tương ứng với 0,475. Ta thấy rằng giá trị gần nhất là 1,96 nằm ở giao điểm của hàng 1,9 và cột 0,06.
- Để tính sai số chuẩn, lấy độ lệch chuẩn là 30 (theo lbs, và 14 theo kg), chia giá trị này cho căn bậc hai của kích cỡ mẫu là 1000. Ta được 30/31,6 = 0,95 lbs, hoặc (14/31,6 = 0,44 kg).
- Nhân trị số tới hạn với sai số chuẩn, tức là lấy 1,96 x 0,95 = 1,86 (theo lbs) hoặc 1,96 x 0,44 =0,86 (theo kg). Tích số này chính là giới hạn sai số hay phạm vi sai số.
-
Ghi
khoảng
tin
cậy.
Để
ghi
khoảng
tin
cậy,
ta
lấy
giá
trị
trung
bình
(180
lbs,
hoặc
81
kg)
và
ghi
giá
trị
này
bên
trái
dấu
±
sau
đó
đến
giới
hạn
sai
số.
Vậy,
kết
quả
thu
được
là:
180
±
1.86
lbs
hoặc
81
±
0,44
kg.
Ta
có
thể
xác
định
được
cận
trên
và
cận
dưới
của
khoảng
tin
cậy
bằng
cách
cộng
thêm
hoặc
trừ
đi
giá
trị
trung
bình
một
lượng
bằng
phạm
vi
sai
số.
Tức
là,
nếu
tính
theo
lbs,
cận
dưới
là
180
–
1,86
=
178,16
và
cận
trên
là
180
+
1,86
=
181,86.
- Ta cũng có thể sử dụng công thức này để xác định khoảng tin cậy: x̅ ± Za/2 * σ/√(n). Trong đó x̅ là giá trị trung bình.
Lời khuyên[sửa]
- Ta có thể tính trị thống kê t và trị thống kê z bằng tay hoặc sử dụng máy tính cầm tay có đồ thị hoặc các bảng số liệu thống kê thường được đính kèm theo trong sách thống kê. Trị thống kê z có thể được xác định bằng Máy tính Phân bố Chuẩn, trong khi đó trị thống kê t có thể tính bằng Máy tính Phân bố t. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ có sẵn trên mạng.
- Độ lớn của mẫu cần đủ lớn để khoảng tin cậy có giá trị.
- Giá trị tới hạn sử dụng để tính phạm vi sai số là một hằng số và được thể hiện theo trị thống kê t hoặc trị thống kê z. Trị thống kê t thường được sử dụng khi chưa biết độ lệch chuẩn của tổng thể hoặc khi kích cỡ mẫu không đủ lớn.
- Có một số phương pháp lấy mẫu có thể giúp bạn chọn được mẫu đại diện cho phép thử, ví dụ như lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu hệ thống hay lấy mẫu phân tầng.
- Khoảng tin cậy không cho biết xác suất xảy ra của một kết quả đơn lẻ. Ví dụ, với khoảng tin cậy là 95%, bạn có thể nói rằng giá trị trung bình của tổng thể nằm trong khoảng từ 75 đến 100. Khoảng tin cậy 95% không có nghĩa là bạn có thể chắc chắn 95% rằng giá trị trung bình của phép thử sẽ rơi vào khoảng giá trị mà bạn đã tính.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Một bộ mẫu
- Máy vi tính
- Kết nối mạng
- Sách giáo khoa thống kê
- Máy tính cầm tay có đồ họa
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- http://stattrek.com/AP-Statistics-4/Confidence-Interval.aspx?Tutorial=Stat
- http://www.health.state.ny.us/diseases/chronic/confint.htm
- http://www.stat.wmich.edu/s216/book/node79.html
- http://stattrek.com/AP-Statistics-4/Margin-of-Error.aspx?Tutorial=Stat
- http://www.surveysystem.com/sscalc.htm#one
- http://www.physicalgeography.net/physgeoglos/p.html