Tăng thu nhập

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn đang tìm cách tăng lương và chi tiêu tiết kiệm nhất có thể? Với một chút điều chỉnh trong cách sống và tài chính, bạn có thể tăng thu nhập hàng tháng và duy trì nguồn thu đều đặn.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tạo thu nhập tăng thêm[sửa]

  1. Đề nghị tăng lương. Một trong những cách trực tiếp nhất để tăng lương là trao đổi với lãnh đạo của bạn về việc tăng lương. Mặc dù việc này có thể khó, nhưng nếu bạn cảm thấy mình đã làm việc tốt và phải làm ngoài giờ, thì đã đến lúc đề nghị tăng lương. Cân nhắc về giá trị vị trí của bạn trong công ty hoặc doanh nghiệp, mối quan hệ của bạn với lãnh đạo, và tập hợp các kỹ năng bạn tạo ra cho công ty. Nếu bạn làm việc cho cùng một công ty trong thời gian dài, có năng lực tuyệt vời và được đánh giá cao, đó có thể là lý do tốt để đề nghị tăng lương.[1]
    • Trước khi đề xuất tăng lương, bạn cần dành thời gian nghiên cứu về chính sách tiền lương của công ty và đảm bảo bạn có đủ động lực để chứng minh cho việc tăng lương. Bạn nên lập danh sách các thành tích đạt được, năng lực và những nét chính của quá trình công tác tại công ty. Cách này sẽ giúp bạn có các dữ kiện để sử dụng trong cuộc nói chuyện về việc tăng lương với lãnh đạo.
  2. Làm các công việc tự do hoặc bán thời gian. Nếu lương của bạn không nhiều, hãy cân nhắc tăng lương bằng cách làm việc tự do ngoài giờ. Làm việc nhà cho gia đình hoặc bạn bè để có thêm thu nhập vào tài khoản ngân hàng. Hãy nhớ rằng mỗi xu bạn kiếm được sẽ là một chút trong tổng thu nhập tăng thêm.[2]
    • Ví dụ, bạn có kỹ năng lái xe tốt và hồ sơ lái xe sạch. Bạn có thể cân nhắc vị trí lái xe bán thời gian để tăng thu nhập, làm các công việc vào cuối tuần như lái xe mới tới các đại lý bán xe hoặc chở khách cho công ty vận tải.[3]
  3. Kinh doanh nghề phụ. Suy nghĩ về kỹ năng hoặc năng lực bạn sử dụng trong việc kinh doanh nghề phụ. Đó có thể là công việc làm vườn hay thiết kế phong cảnh, hoặc sáng tác văn học tự do. Cố gắng tối đa hóa kỹ năng và biến chúng thành hoạt động kinh doanh khác biệt. Nhớ rằng vận hành doanh nghiệp riêng đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc bên cạnh công việc hiện tại của bạn.[1]
    • Khởi nghiệp có thể là công việc căng thẳng và khó duy trì, vì có thể bạn vừa muốn tiếp tục công việc đang có trong khi vẫn phát triển kinh doanh nghề phụ.

Đầu tư[sửa]

  1. Tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Thu nhập thụ động là các khoản đầu tư tạo thu nhập đòi hỏi ít thời gian và sự tham gia. Đó có thể là tiền bản quyền từ việc xuất bản sách, bài hát hoặc tác phẩm nghệ thuật, lợi nhuận từ việc hợp tác kinh doanh mà bạn là nhà đầu tư gián tiếp, hoặc thu nhập từ bất động sản cho thuê.[4]
    • Cân nhắc việc đầu tư vào bất động sản cho thuê, nên xây các phòng cho nhiều gia đình thuê hơn là nhà cho một gia đình thuê. Mặc dù bất động sản cho thuê là khoản đầu tư trả trước lớn nhưng thu nhập dự kiến từ khoản đầu tư này có thể rất nhiều. Hãy đề nghị bạn bè hoặc đối tác làm ăn đầu tư cùng bạn và tạo thu nhập thụ động để tăng nguồn thu nhập hiện có.
  2. Mua chứng khoán và trái phiếu. Mỗi chứng khoán đại diện cho một cổ phần trong công ty. Khi bạn sở hữu một cổ phần, bạn là người đồng sở hữu công ty và có quyền đối với mọi tài sản và thu nhập của công ty.[5] Trái phiếu là giấy nhận nợ của công ty hoặc chính phủ. Các tổ chức này phát hành trái phiếu để chi trả cho hoạt động hàng ngày của họ hoặc cung cấp tài chính cho các dự án cụ thể.
    • Khi mua trái phiếu, bạn cho tổ chức phát hành vay nợ, dù đó là công ty hay chính phủ, trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, bạn nhận tiền lãi, và thu hồi toàn bộ khoản vay vào một ngày cụ thể (kỳ hạn trái phiếu) hoặc một ngày trong tương lai do tổ chức phát hành quy định. Ví dụ, nếu trái phiếu trị giá 1.000 đô la, lãi suất 7%/năm, tiền lãi sẽ là 70 đô la.
    • Bạn có thể đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu bằng cách tự mua hoặc mua qua quỹ tương hỗ. Quỹ tương hỗ là nơi tập hợp các loại chứng khoán, trái phiếu, tài sản tương đương tiền hoặc hỗn hợp của ba loại này.[6]
    • Nói chuyện với chuyên gia tư vấn tài chính về tỷ lệ thích hợp chứng khoán và trái phiếu trong danh mục đầu tư tài chính của bạn. Khi bạn trẻ và mới đầu tư, bạn nên đầu tư vào chứng khoán. Khi bạn trưởng thành hơn, bạn nên điều chỉnh giảm đầu tư vào chứng khoán. Trái phiếu ổn định hơn và là khoản đầu tư dài hạn phù hợp. Về lâu dài, hãy tăng đầu tư vào trái phiếu.[7]
    • Thận trọng khi đầu tư vào tài sản hữu hình như bất động sản hoặc vàng. Chúng là những tài sản không ổn định, không dự đoán được và khó quản lý.[6]
  3. Cân nhắc đầu tư vào chứng khoán giá rẻ. Đây là loại chứng khoán được giao dịch công khai với mệnh giá rất thấp, thường dưới 5 đô la và đôi khi thấp hơn 1 đô la. Chúng thường do các công ty nhỏ, mới thành lập phát hành và bán với giá rất thấp. Tuy nhiên, chứng khoán giá rẻ có thể là khoản đầu tư rủi ro vì chúng không được giao dịch trên các sàn chứng khoán nổi tiếng (như NASDAQ hoặc NYSE) và bạn cũng khó có thể bán chúng.
    • Chứng khoán giá rẻ đem lại khoản lợi ngắn hạn, không phải là đầu tư dài hạn. Trước khi đầu tư vào một công ty, bạn nên tìm hiểu trên mạng để quyết định liệu chứng khoán của công ty đó có đáng để mua. Sau đó, bạn có thể mở tài khoản sử dụng dịch vụ môi giới trực tuyến, mua và giao dịch chứng khoán giá rẻ.
    • Để có thu nhập từ chứng khoán giá rẻ, bạn cần thường xuyên theo dõi để giao dịch nhanh chóng ở mức giá cao nhất. Hãy cẩn thận với loại chứng khoán “lũng đoạn thị trường”. Đây là loại chứng khoán lừa đảo được bơm vào thị trường với mức giá cao, hấp dẫn khiến bạn đầu tư nhưng mục đích là lấy tiền của bạn và để lại cho bạn chứng khoán không có giá trị thực sự.[8]

Giảm chi tiêu[sửa]

  1. Giảm tiền thuê nhà. Nếu bạn đang thuê một căn hộ hoặc không gian sống tiện nghi, hãy tập trung vào giảm các chi phí khác như phí internet, điện thoại di động và thực phẩm. Giảm chi tiêu 10-20 đô la/tháng có thể giúp bạn giữ lại thu nhập nhiều hơn.[9]
    • Tập trung giảm chi tiêu nhiều khoản để tạo ra khoản tiết kiệm lớn. Điều này có nghĩa là hãy sống một cách tối giản và không chi tiêu nếu không thấy cần.
  2. Đạp xe hoặc đi bộ đi làm thay vì đi ô tô hay xe máy. Một trong những khoản chi tiêu lớn nhất chính là ô tô của bạn. Từ việc mua ô tô đến bảo dưỡng, bảo hiểm ô tô, các chi phí này ngốn một khoản tiền lớn của bạn. Nếu được, hãy đạp xe đi làm hoặc chạy thay vì trả tiền xăng và lái xe ô tô.[9]
    • Đầu tư mua một chiếc xe đạp tốt chỉ tốn 2-3 triệu đồng nhưng bạn sẽ không mất tiền đi lại trong một thời gian dài, có thể là cả đời. Tiền mua xăng đi lại mà bạn tiết kiệm được sẽ giúp thu nhập tăng lên.
  3. Tránh đi ăn hàng. [9] Giảm chi tiêu cho thực phẩm bằng cách nấu ăn ở nhà và chỉ đi ăn hàng một hoặc hai lần mỗi năm. Có một số blog và sách dạy nấu ăn tiết kiệm với thực đơn không tốn thời gian chế biến và chi phí.[10]
    • Tạo thói quen mua thực phẩm theo tuần. Lập danh sách thực phẩm cần mua khi đi chợ để tránh mua đồ đắt tiền một cách bột phát hoặc không cần thiết.
  4. Tham gia các hoạt động giải trí không mất tiền. Hạn chế tối đa chi tiêu cho giải trí bằng cách tham gia vào những hoạt động miễn phí trong vùng hoặc thành phố. Đi bộ, tham dự hội chợ đường phố hoặc sự kiện ở địa phương miễn phí và tận dụng những trò chơi không phải trả tiền.[11]
  5. Tự làm mọi thứ trong cuộc sống. Tự sửa nhà, tự bảo dưỡng xe cộ để tránh chi phí cao khi thuê dịch vụ tại cửa hàng sửa chữa phương tiện. Tìm các video trên mạng hướng dẫn cách sửa xe đạp, xe máy, ô tô và tự làm. Tự làm các việc trong gia đình có nghĩa là bạn tạo ra kỹ năng tự hoàn thành công việc và tránh phải trả tiền dịch vụ.[11]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này