Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tắm bồn khi đang mang thai
Từ VLOS
(đổi hướng từ Tắm bồn khi đang Mang thai)
Hầu hết phụ nữ đang mang thai đều được bác sĩ khuyên là không nên tắm bồn nếu nước quá nóng vì ngâm mình trong nước nóng có thể gây giảm lưu lượng máu đến đứa trẻ khiến nó bị căng thẳng. Nếu ngâm mình quá lâu trong nước quá nóng (khoảng hơn một tiếng) còn tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.[1] Tuy nhiên, nếu tắm bồn trong nước ấm thì thường sẽ an toàn cho cả bạn và đứa trẻ, giúp bạn có thể duỗi thẳng tay chân, tăng nước ối trong cơ thể, có thời gian ngâm mình và thư giãn.[2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị Bồn tắm[sửa]
- Nhờ ai đó giúp bạn bước vào bồn tắm và ra khỏi bồn tắm. Để tránh trượt chân và ngã khi bước vào bồn tắm ngập nước, hãy nhờ chồng, người trong gia đình hoặc một người bạn hỗ trợ bạn từ từ ngâm mình trong bồn. Bạn cũng nên nhờ họ giúp bạn ra khỏi bồn tắm để không bị vô tình ngã hay vấp.
-
Đảm
bảo
rằng
nước
không
nóng
hơn
37
độ
C.
Bồn
tắm
quá
nóng
có
thể
gây
ra
các
vấn
đề
về
sức
khỏe
và
nhiều
biến
chứng
khác
nên
hãy
giữ
cho
nước
trong
bồn
ở
mức
ấm
chứ
đừng
nóng
quá.[3][1]
- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước để chắc chắn rằng nhiệt độ của nước không vượt quá 37 độ C.
- Nếu bạn phải từ từ thò tay kiểm tra nhiệt độ của nước trong bồn thì có nghĩa là nước đang quá nóng. Bạn cần giảm nhiệt độ của nước bằng cách cho thêm ít nước lạnh.
-
Dùng
thảm
trong
nhà
tắm
và
khăn
để
tránh
nguy
hiểm
khi
trượt
chân.
Bạn
nên
chuẩn
bị
kỹ
cho
việc
tắm
bồn
bằng
cách
đặt
tấm
thảm
xuống
gần
bồn
tắm
và
để
khăn
sạch
ở
gần.
Đây
là
cách
giảm
nguy
cơ
vấp
hoặc
trượt
chân
khi
bước
vào
và
bước
ra
khỏi
bồn
tắm.
- Tìm mua tấm thảm nhựa có gai đinh để dính chặt vào sàn của phòng tắm.
- Dùng thảm nhựa có gai dính vào phần dưới của bồn tắm để bạn không bị trơn trượt khi đang tắm.
Tạo Cảm giác Thoải mái trong Bồn tắm[sửa]
- Thêm muối Epsom và giấm táo vào nước. Để tạo cảm giác dễ chịu khi ngâm mình trong nước, bạn có thể cho thêm một vài thìa muối Epsom (bằng thìa canh) và 1/4 chén dấm táo vào nước. Theo các chuyên gia về sức khỏe, các chất tự nhiên này không gây hại cho đứa trẻ hoặc gây ảnh hưởng tới tình trạng mang thai của bạn.[4]
- Hạn chế tắm bồn sủi bọt (chỉ nên tắm hai lần trong một tháng). Dù bạn có đang mang thai hay không thì việc tắm bồn sủi bọt quá nhiều lần trong một tháng có thể khiến âm đạo bị sưng tấy và viêm nhiễm. Hãy hạn chế tắm bồn sủi bọt khi đang mang thai và nói không với việc tắm bồn sủi bọt nhiều hơn hai lần một tháng.[3]
- Ngâm mình trong nước không lâu hơn một tiếng đồng hồ. Bạn không nên ngâm mình trong bồn tắm nhiều hơn một tiếng để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Hãy tận hưởng khoảng thời gian ngâm mình trong nước một tiếng đồng hồ để thả lỏng tay chân và tạo cảm giác thư thái cho cơ thể đang mang thai của bạn.[1]
-
Nhờ
ai
đó
giúp
bạn
bước
ra
khỏi
bồn
tắm.
Thay
vì
tự
mình
bước
ra,
có
nguy
cơ
vấp
hoặc
ngã
khi
cơ
thể
đang
ướt,
hãy
nhờ
chồng
hoặc
người
trong
gia
đình
giúp
đỡ
bạn
trước
khi
bước
ra
khỏi
bồn
tắm.
- Sử dụng khăn sạch để lau khô cơ thể, tránh bị trượt chân khi bước trên sàn trong bồn tắm.
Lời khuyên[sửa]
- Dù được phép tắm bồn nhưng nếu đang mang thai thì bạn không nên tắm bồn có nước nóng. Bồn tắm nước nóng có thể tăng nhiệt độ cơ thể của bạn lên mức không mấy an toàn cho đứa trẻ trong bụng của bạn.[5]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://uamshealth.com/healthlibrary2/medicalmyths/pregnantwomentakebaths/
- ↑ http://www.drphil.com/articles/article/288
- ↑ 3,0 3,1 http://www.parents.com/advice/pregnancy-birth/my-pregnant-body/is-taking-a-warm-bath-in-the-last-trimester-safe/
- ↑ http://community.babycenter.com/post/a21524439/are_epsom_salt_baths_safe_during_pregnancy
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/pregnancy-and-hot-tubs/faq-20057844