Tắm cho thỏ nhà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thỏ là loài động vật vệ sinh khó tính và thường không cần trợ giúp trong việc làm sạch. Trong thực tế, việc để thỏ tiếp xúc với nước là rất nguy hiểm, vì có thể dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt hoặc sốc. Thay vì tắm cho thỏ theo cách truyền thống, bạn chỉ nên vệ sinh phần lông cục bộ, làm sạch các tuyến mùi hương, và diệt bọ chét mà không cần nhúng vật cưng của bạn vào trong nước.

Các bước[sửa]

Vệ sinh cho Thỏ[sửa]

  1. Chải lông cho thỏ để loại trừ bụi bẩn. Nhiều con thỏ thích được chải lông, và đó là một cách tuyệt vời để giúp bộ lông của chúng luôn sạch sẽ. Mua bàn chải đặc biệt dành cho lông thỏ (thường có răng cứng hơn so với bàn chải dành cho chó). Cứ vài ngày, giữ con thỏ nhẹ nhàng trong khi chải lông. Tập trung vào những khu vực dính bụi vải hoặc bụi bẩn. Sau khi hoàn tất, bạn cần rửa bàn chải và để khô ráo.
    • Bạn cần phải đụng chạm con thỏ một cách nhẹ nhàng. Không phải tất cả con thỏ đều thích được chải lông. Nếu làm chúng giật mình hay khó chịu trong khi chải lông, bạn nên ngừng lại và thử lại sau.
    • Thỏ lông dài đòi hỏi sự chăm sóc chuyên sâu hơn. Bộ lông của chúng chỉ nên dài khoảng 3 cm hoặc hơn một chút để không bị rối. Điều này sẽ giúp giảm rụng lông và giữ cho lông sạch hơn.
  2. Vệ sinh cục bộ cho con thỏ khi cần thiết. Nếu thỏ vừa nhảy vào vũng bùn, bạn có thể vệ sinh sạch sẽ cho chúng bằng cách làm sạch tại vị trí bị bẩn. May mắn là bạn có thể vệ sinh cục bộ cho thỏ mà không cần sử dụng nước. Điều này là phù hợp, vì nhiều con thỏ rơi vào tình trạng sốc khi chúng bị ướt. Rắc một chút bột bắp lên chỗ bẩn và dùng lược lông thú để gạt sạch bụi bẩn. Tiếp tục chải cho đến khi lông hoàn toàn sạch sẽ.
    • Ngay cả khi con thỏ hoàn toàn ngập trong bùn, bạn nên sử dụng phương pháp tắm khô này thay vì nhúng thỏ vào trong nước. Tiến hành theo từng phần, cẩn thận gỡ bỏ khối bùn, chải lông, và sử dụng bột bắp để loại trừ bụi bẩn.
    • Nếu thật sự cần thiết, bạn chỉ nên dùng nước để làm sạch phần diện tích lông nhỏ. Làm ẩm khăn lau với nước ấm và thấm ướt lông thỏ; bạn không nên để nước chảy vào tới tận da chúng. Khi phần lông đã sạch sẽ, bạn có thể dùng máy sấy tóc bật chế độ nhiệt thấp để sấy khô lông. Bình thường nhiệt độ cơ thể thỏ khoảng từ 38-39 độ C. Vì da thỏ rất mỏng manh, và chúng khá nhạy cảm với nhiệt độ, do đó bạn không nên sử dụng máy sấy với chế độ cao hơn nhiệt độ "ấm áp", và liên tục theo dõi nhiệt độ không khí trên da thỏ bằng cách đặt bàn tay của bạn vào trong luồng khí thổi.
  3. Sử dụng dụng cụ tách lông rối xù. Nếu lông thỏ bị rối, thì công cụ tốt nhất để giải quyết vấn đề đó là dụng cụ tách lông. Điều này giúp gỡ rối nhẹ nhàng mà không làm hại đến thỏ. Tránh sử dụng kéo; thỏ là loài thích nhảy nhót, và bạn sẽ vô tình làm thỏ bị thương trong khi đang làm việc.[1]
  4. Cắt móng cho thỏ. Bước này là cần thiết cho những con thỏ dành phần lớn thời gian ở trong nhà. Khi thỏ không có cơ hội để mài vuốt bằng cách đào bới đất bên ngoài, thì bộ móng có thể mọc dài và sắc. Sử dụng bấm móng vuốt để chăm sóc móng cho thỏ, hoặc đề nghị bác sĩ thú y làm điều này trong lần đi khám bác sĩ tới đây.
    • Không nên cắt trụi móng của thỏ. Loài vật này rất dễ bị nhiễm trùng và việc mất bộ móng vuốt sẽ làm cho bàn chân của chúng dễ bị nhiễm khuẩn.[1]
    • Bạn cần đảm bảo không gian sống của thỏ luôn luôn sạch sẽ và khô ráo để tăng cường sức khỏe cho bàn chân.
  5. Không ngâm thỏ vào trong nước. Hành động này có thể gây ra tình trạng hạ thân nhiệt hay bị sốc, mà cả hai đều có thể gây tử vong. Một số nhóm thỏ không ngại bị ướt; vài người nuôi thỏ thậm chí rất ngạc nhiên khi thấy rằng con thỏ cưng của họ thích bơi lội. Tuy nhiên, nếu con thỏ không thích nước, tốt nhất bạn không nên làm chúng bị ướt. Thỏ rất nhạy cảm và thậm chí một lần tắm có thể gây tổn thương vĩnh viễn.[2]

Vệ sinh Tuyến mùi hương[sửa]

  1. Làm sạch xung quanh hậu môn bằng miếng bông gòn nhúng trong nước. Thỏ có tuyến mùi hương xung quanh hậu môn, chất thải có thể bị sót lại tại đó và bắt đầu bốc mùi sau một thời gian. Để làm sạch khu vực này, bạn chỉ cần nhúng miếng bông gòn hoặc tăm bông vào nước ấm. Lau sạch khu vực đó để loại bỏ chất thải còn sót lại. Nếu lặp lại quá trình này với tần suất vừa đủ, bạn không cần phải vệ sinh thêm nữa.[3]
    • Thỏ của bạn có thể trở nên căng thẳng và giật mình trong khi bạn làm sạch khu vực này. Bạn nên nhờ người giúp đỡ bằng cách giữ và vuốt ve con thỏ trong khi bạn làm sạch các khu vực tuyến mùi hương.
    • Thỏ cũng có tuyến mùi hương dưới cằm, nhưng không tạo ra mùi hôi và không cần phải làm sạch.
  2. Mua dầu gội an toàn dành cho thỏ tại cửa hàng vật nuôi. Loại sản phẩm này không gây tổn hại đến thỏ và an toàn hơn xà phòng thường.
  3. Chỉ sử dụng xà phòng nếu thật sự cần thiết. Nếu sự bài tiết gây mùi hôi trong một thời gian dài, bạn có thể cần nhiều thứ hơn là nước để làm sạch nó. Đổ nước ấm vào bát nhỏ và thêm vài giọt dầu gội đầu bé dịu nhẹ hay xà phòng Castile. Ngâm bông gòn vào trong dung dịch và nhẹ nhàng làm sạch xung quanh hậu môn của thỏ, cẩn thận chỉ làm ướt khu vực cần được làm sạch. Lặp lại cho đến khi khu vực này không còn dấu vết của chất bài tiết.[3]
    • Bạn không nên để lại bất kỳ dấu vết xà phòng sót lại trên mình thỏ. Điều này có thể gây kích ứng da.
    • Không sử dụng nước lạnh; thay vào đó bạn nên dùng nước ấm. Nếu không, thỏ có thể run rẩy và bị sốc.
  4. Sấy khô lông với nhiệt độ thấp nhất. Bạn không nên để lông thỏ khô tự nhiên, vì thỏ càng bị ướt lâu, thì chúng càng có nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe. Sử dụng máy sấy ở chế độ nhiệt thấp (không đặt chế độ mát hoặc nóng) và thổi vài đường lên phần ướt phía sau của thỏ. Tiếp tục cho đến khi lông hoàn toàn khô.
  5. Sử dụng phương pháp này để làm sạch nước tiểu khô. Một số con thỏ mắc chứng đi tiểu không kiểm soát, không có khả năng điều tiết nước tiểu. Thỏ già hoặc thỏ đang mắc bệnh thường hay gặp phải vấn đề này. Nước tiểu khô có thể dính lại trên lông, gây ra mùi hôi và làm thỏ không thoải mái. Nếu điều này xảy ra với thỏ,
    • Lấy bông gòn nhúng vào nước và lau sạch phần lông dính nước tiểu.
    • Sấy khô phần lông kỹ càng ở mức nhiệt độ thấp.
    • Đưa thỏ đi khám bác sĩ để giải quyết vấn đề gây nên chứng mất kiểm soát.
  6. Cắt tỉa lông thỏ để chúng không bị ướt. Lông dài xung quanh hậu môn và mặt dưới của thỏ có thể làm cho cơ thể chúng dễ bị dính ướt. Bạn nên cạo phần lông ở những khu vực này hoặc cắt ngắn để phần da bên dưới khô nhanh và sạch sẽ hơn. Bạn nên hỏi bác sĩ thú y hướng dẫn cách để chăm sóc lông đối với giống thỏ cụ thể.[4]

Diệt bọ chét[sửa]

  1. Lựa chọn dung dịch diệt bọ chét dành cho thỏ. Nếu nhận thấy con thỏ có bọ chét, bạn cần trao đổi với bác sĩ thú y về cách sử dụng dung dịch diệt bọ chét cho thỏ. Advantage, Program và Revolution đều được thiết kế đặc biệt nhằm diệt bọ chét trên thỏ mà không làm tổn hại làn da mỏng manh hoặc ảnh hưởng đến hệ thống của chúng.[1]
    • Không sử dụng dung dịch dành cho mèo hoặc chó, thậm chí nếu sản phẩm có ghi an toàn sử dụng trên thỏ. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng loại dành riêng cho thỏ.
    • Không bao giờ ngâm thỏ trong bất kỳ loại dung dịch diệt bọ chét nào, ngay cả khi bao bì sản phẩm ghi rằng phương pháp như vậy là an toàn.
  2. Áp dụng liều lượng đề nghị lên phần giữa xương bả vai của thỏ. Thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ thú y hoặc trên bao bì để thoa một lượng nhỏ dung dịch lỏng vào vùng giữa xương bả vai của thỏ. Đây là nơi an toàn nhất để sử dụng sản phẩm vì thỏ không thể quay đầu lại và cào hoặc liếm dung dịch.
    • Hầu hết các dung dịch diệt bọ chét đòi hỏi phải sử dụng trong khoảng thời gian một tháng.
    • Nếu không chắc chắn về liều lượng sử dụng phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi thực hiện.
  3. Sử dụng lược chải để loại trừ bọ chét và trứng. Nếu muốn sử dụng giải pháp tự nhiên, thì lược kiểu cũ sẽ phát huy tác dụng. Để áp dụng phương pháp này, điều quan trọng là phải có mối quan hệ tốt với thỏ, vì việc dùng lược chải bọ chét và trứng có thể khá tốn thời gian. Bạn có thể nhờ người giữ thỏ ngồi yên trong khi bạn tỉ mỉ chải lông của chúng để diệt trừ bọ chét và trứng. Bạn nên chải toàn bộ phần lông trên cơ thể của thỏ.
    • Kiểm tra con thỏ sau một vài ngày. Trong hầu hết các trường hợp, bạn cần phải lặp lại quá trình này hai hay ba lần để ngăn chặn trứng mới nở. Sau một vài tuần, bọ chét và trứng sẽ hết.
    • Giữa các lần vệ sinh, bạn cần khử trùng lược chải diệt bọ chét bằng cách đun sôi trong nước khoảng năm phút.
  4. Vệ sinh khu vực sinh hoạt của thỏ triệt để. Nếu bạn tìm thấy bọ chét trên thỏ, chúng có thể bị lây từ không gian sống của chúng (và của bạn). Vệ sinh chuồng và thay đổi tấm khăn lót nhiều lần trong suốt thời gian điều trị. Đun sôi đĩa đựng thức ăn và đồ chơi của thỏ trong năm phút để trị bọ chét tận gốc, và giặt khăn trải trong nước nóng. Nếu bọ chét sinh sôi trên thảm trải nhà, bạn có thể làm như sau:
    • Phủ lớp đất mùn hoặc bột nở lên thảm. Để yên trong tám giờ hoặc qua đêm. Hai thành phần này có tác dụng làm khô trứng bọ chét.
    • Hút bột và vứt bỏ túi đựng bụi bẩn.
    • Lặp lại quá trình này vài ngày một lần cho đến khi tất cả bọ chét biến mất.
    • Khi thỏ an toàn trong lồng, bạn cũng có thể bắt bọ chét sống bằng cách cắm đèn ban đêm gần sàn nhà. Đặt một bát nước xà phòng xuống dưới mỗi bóng đèn, và bọ chét sẽ nhảy vào. Di chuyển bát trước khi cho thỏ ra ngoài chơi.
  5. Không sử dụng bom diệt bọ chét hoặc các hóa chất khác bên ngoài. Thỏ khá nhạy cảm với hóa chất và thuốc trừ sâu nồng độ cao được sử dụng trong bom diệt bọ chét cũng không ngoại lệ. Tránh sử dụng bất kỳ dung dịch hóa chất lên trên thỏ. Nếu cảm thấy sử dụng bom hoặc bình xịt diệt bọ chét là cách duy nhất để diệt sạch chúng, thì bạn nên giữ thỏ ở vị trí an toàn trong quá trình sử dụng. Dọn sạch phòng với nước và giấm trắng để loại bỏ dấu vết của thuốc trừ sâu trước khi cho thỏ tiếp cận khu vực này.[5]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu vì một số lý do mà thỏ bị ướt tới phần da, thì điều quan trọng là phải lau khô càng nhanh càng tốt để tránh hạ thân nhiệt. Bạn có thể sử dụng máy sấy, nhưng phải bật sang chế độ nhiệt thấp nhất và di chuyển qua lại để không tập trung sức nóng lên một khu vực quá lâu. Kiểm tra nhiệt bằng cách đặt bàn tay của bạn trong hướng thổi luồng không khí. Thỏ cũng rất nhạy cảm với nhiệt, và nhiệt độ quá cao kéo dài có thể gây ra đột quỵ nhiệt và tử vong.
  • Nói chuyện với con thỏ bằng giọng điệu bình tĩnh, vui vẻ trong khi bạn đang vệ sinh cho chúng.
  • Chỉ tắm cho thỏ khi thật sự cần thiết. Thỏ, giống như mèo, có thói quen liếm mình, nuốt lông, do đó bạn không cần vệ sinh cho chúng thường xuyên.

Cảnh báo[sửa]

  • Việc bị đụng chạm là vô cùng căng thẳng đối với hầu hết mọi con thỏ vì chúng là loài động vật bị săn đuổi. Bạn nên vệ sinh chải chuốt càng nhanh càng tốt để chúng có thể đứng bằng bốn chân trên mặt đất và có cảm giác tự kiểm soát một lần nữa

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây