Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Từ bỏ hành vi xung hấn thụ động
Từ VLOS
Khái niệm xung hấn thụ động lần đầu tiên xuất hiện sau Thế chiến lần thứ 2 nhằm mô tả thái độ kháng cự nhẹ nhàng của những người lính với cấp lãnh đạo.[1] Hành vi xung hấn thụ động mang tính kháng cự hoặc thể hiện sự căm phẫn với một cá nhân nào đó một cách gián tiếp. Những người có thói quen xung hấn thụ động thường tìm cách tránh xung đột, họ che giấu sự bức xúc của mình bằng vẻ mặt hời hợt khó nhận ra, nhưng hành vi đó có thể ngấm ngầm phá hoại. Cuối cùng cơn tức giận ấy sẽ bùng phát khi mọi việc đạt tới đỉnh điểm. Nếu bạn hiểu và biết cách thay đổi khuynh hướng xung hấn thụ động đang diễn ra nội tại trong bản thân mình, khi đó bạn sẽ có biện pháp kháng cự tích cực để công việc cũng như cuộc sống xã hội thêm hạnh phúc.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận biết Dấu hiệu Xung hấn Thụ động[sửa]
- Viết nhật ký hành vi. Viết nhật ký là phương pháp hữu ích để phát hiện, đánh giá và khắc phục hành vi cá nhân. Nhật ký giúp bạn tìm ra nguyên nhân thúc đẩy hành vi, là nơi an toàn để bạn thể hiện thái độ thành thật với hành động đó và mong muốn của bạn đối với cách phản ứng của mình trong tương lai.
-
Tìm
hiểu
các
giai
đoạn
của
hành
vi
xung
hấn
thụ
động.
Có
một
loại
hành
vi
xung
đột
thường
phát
triển
trong
suy
nghĩ
của
người
có
khuynh
hướng
xung
hấn
thụ
động.[2]
- Giai đoạn một của chu kỳ xung đột là quá trình phát triển của các ứng xử mang tính xung hấn thụ động. Lúc này người đó thường nghĩ rằng nếu thể hiện rõ sự tức giận thì họ có thể gặp nguy hiểm và do đó nên tránh[2]. Sau đó họ dùng các ứng xử tiêu cực để che đậy nhằm giải quyết nỗi bực dọc này[2].
-
Giai
đoạn
hai
là
tình
trạng
căng
thẳng
làm
khuấy
đảo
những
suy
nghĩ
thiếu
lý
trí,
bắt
nguồn
từ
các
trải
nghiệm
vốn
thường
xuất
hiện
vào
giai
đoạn
đầu
đời.
[2]
- Ví dụ, nếu giáo viên yêu cầu một học sinh phát giấy bài tập cho lớp mà trước đó học sinh này đã từng bị yêu cầu làm như vậy nhưng lại không được cảm ơn, khi đó cậu bé có thể nghĩ về ký ức này. Thay vì cảm thấy vinh dự khi được nhờ, học sinh đó lại thấy tức giận vì yêu cầu của giáo viên đã khơi dậy phản ứng không tốt trước đó.
- Giai đoạn ba xảy ra khi người đó phủ nhận sự bức xúc của mình, và hướng các cảm xúc tiêu cực về phía người khác, đồng thời dồn nén bực dọc về phía họ.[2]
- Giai đoạn bốn của chu kỳ liên quan tới ứng xử xung hấn thụ động. Ứng xử này bao gồm (nhưng không giới hạn ở những điều sắp liệt kê): phủ nhận sự giận dữ, ít giao tiếp, lạnh nhạt, thái độ khó chịu, lưỡng lự, làm việc không hiệu quả hoặc không thể chấp nhận, và trả thù ngầm. [3]
- Giai đoạn năm là phản ứng của những người xung quanh. Người ta thường phản ứng tiêu cực với cách ứng xử xung hấn thụ động, và đây chính là những gì người gây xung hấn mong muốn. [2]Nhưng phản ứng này chỉ củng cố thêm cho hành vi xung hấn tiếp tục tái diễn.
-
Nhận
biết
các
sự
cố
khiến
bạn
có
hành
động
xung
hấn
thụ
động.
Nếu
yêu
cầu
bạn
viết
ra
tất
cả
những
lần
có
hành
vi
xung
hấn
thì
có
thể
quá
nhiều,
do
đó
bạn
chỉ
nên
tìm
ra
ba
hay
bốn
dịp
nào
đó
khiến
mình
trở
nên
xung
hấn
thụ
động.
- Có một nơi mà chắc hẳn bạn đã từng rơi vào trường hợp này, đó chính là nơi làm việc[4]. Có bốn hành vi tiêu biểu cho thói quen xung hấn thụ động ở nơi làm việc, đó là: tạm thời vâng lời, cố ý không hiệu quả, để vấn đề leo thang và chủ ý trả thù ngầm.
- Khi muốn nhận diện những hành vi xung hấn thụ động của mình, có một nơi rất phù hợp và cũng quan trọng để bạn khởi đầu, đó là trong đời sống của bạn tại chỗ làm.
-
Ghi
nhận
thông
tin
về
những
việc
xảy
ra.
Điều
quan
trọng
là
bạn
phải
nhận
ra
và
loại
trừ
những
kiểu
suy
nghĩ
sai
lầm
vốn
đã
phát
triển
trong
giai
đoạn
đầu
của
cuộc
đời
[5].
Để
làm
được
điều
này,
trước
tiên
bạn
phải
biết
suy
nghĩ
đó
xuất
hiện
khi
nào
và
như
thế
nào.
Hãy
nhớ
lại
những
chi
tiết
cụ
thể
của
hành
vi.
Có
một
cách
hữu
ích
là
bạn
nên
quan
sát
tình
huống
đó
dưới
góc
độ
một
bên
thứ
ba,
càng
khách
quan
càng
tốt.
Nếu
bắt
đầu
cảm
thấy
xúc
động
thì
bạn
hãy
thở
sâu,
xua
tan
mọi
suy
nghĩ
trước
khi
tiếp
tục.
Không
trốn
tránh
vai
trò
của
mình
trong
tình
huống
xảy
ra
sự
việc.
Mục
đích
lúc
này
là
bạn
phải
xem
xét
tỉ
mỉ
vấn
đề,
những
động
lực
thúc
đẩy
khiến
xuất
hiện
hành
vi
gây
hấn
thụ
động.
Bạn
cần
suy
nghĩ
về
những
câu
hỏi
sau:
- Những đối tượng khác có liên quan là ai? Mối quan hệ của họ với bạn là gì (ví dụ, xếp, đồng nghiệp, bạn bè, bố mẹ, bạn cùng phòng, giáo viên)? Họ có quyền lực đối với bạn không? Họ chỉ ngang hàng với bạn hay bạn là người có quyền ra quyết định?
- Mọi việc diễn ra ở đâu? Ví dụ, tại nơi làm việc, ở nhà, trường học, bữa tiệc, cuộc thi đấu, hay câu lạc bộ?
- Chuyện xảy ra khi nào? Đôi khi thời gian cũng là một yếu tố, chẳng hạn đầu năm học hay trong kỳ nghỉ bận rộn.
- Sự cố nảy sinh như thế nào? Chỉ có một nguyên nhân cụ thể hay liên quan tới nhiều sự kiện? Loạt hành động và phản ứng của bạn là gì?
- Cuối cùng chuyện gì xảy ra? Kết quả có đúng với những gì bạn mong đợi khi thực hiện hành vi tiêu cực của mình? Phản ứng của đối phương thế nào?
-
Xem
xét
phản
ứng
gây
hấn
của
bạn
trong
loạt
sự
kiện
đã
diễn
ra.
Thông
thường
cách
ứng
xử
này[6]
sẽ
thể
hiện
dưới
dạng
đối
lập
cố
ý,
tức
là
những
gì
bạn
nói
(thụ
động)
ngược
lại
với
điều
bạn
thực
sự
làm
(gây
hấn).
Sau
đây
là
những
biểu
hiện
phổ
biến
của
hành
vi
xung
hấn
thụ
động:
- hỗ trợ mọi người nhưng gián tiếp kháng cự, trì hoãn hoặc ngầm phá hoại thành quả đạt được trong các nhiệm vụ chung hay công việc
- đồng ý làm gì đó nhưng bỏ dở quá trình công việc hay giả vờ quên
- im lặng, không tương tác hay trả lời nhưng không cho đối phương biết lý do
- làm hài lòng họ trước mặt mọi người nhưng sau lưng thì khinh thường họ
- không thể hiện rõ ràng cảm xúc và mong muốn nhưng mong đợi người khác phải tự nhận ra
- chồng chéo lời khen với cách châm biếm sâu sắc, hoặc ngôn ngữ cơ thể tiêu cực
- than phiền về việc bị hiểu nhầm và không được người khác tôn trọng
- tỏ ra ủ rũ và hay cãi lý mà không đưa ra ý kiến mang tính xây dựng
- đổ lỗi cho người khác về mọi việc và đùn đẩy trách nhiệm
- chỉ trích vô lý và khinh miệt cấp lãnh đạo trước mặt đồng nghiệp
- phản ứng với cấp trên bằng hành động bí ẩn và thiếu trung thực
- đè nén cảm xúc vì sợ xung đột, thất bại hay thất vọng
- thể hiện sự ghen tị và tức giận với những người may mắn hơn
- liên tục than phiền hay than phiền quá đáng về sự xui xẻo của bản thân
- thường xuyên thay đổi giữa thái độ thù địch công khai và sự hối hận
- dự đoán kết quả xấu trước khi bắt đầu công việc
- Tìm kiếm những nét chung trong cách ứng xử. Khi rà soát lại các hành động trong quá khứ, bạn có thấy mình thường xuyên lập đi lập lại một cách phản ứng đối với người xung quanh hay trong những tình huống nào đó? Kết quả có giống nhau không? Những người khác có phản ứng lại bạn theo cùng một cách giống nhau? Sau cùng bạn cảm thấy tốt hơn hay tệ hơn? Hãy nghĩ xem vì sao lối ứng xử này không thể giúp bạn đạt điều mình muốn.
- Chấp nhận cảm xúc của bạn. Phủ nhận điều mình thực sự cảm nhận chính là một phần vấn đề gây ra khuynh hướng xung hấn thụ động. Bạn không muốn người khác biết mình đang tức giận, tổn thương hay hờn dỗi, vì vậy bạn cứ hành động như thể mình không có gì. Nhưng thực tế cảm xúc đó chỉ càng mãnh liệt hơn và trở nên thiếu lý trí, vì bạn chưa tìm ra một lối thoát tích cực cho chúng. Do đó điều quan trọng là bạn phải cho phép mình cảm nhận và công nhận cảm xúc này, để có thể xử lý nó theo cách lành mạnh hơn.
- Thấu hiểu chính mình. Đây là lúc bạn cần thành thật với chính mình để hiểu được lý do bên trong khiến bạn có cảm xúc tiêu cực. Đó có phải là điều đồng nghiệp của bạn nói? Bạn có cảm thấy áp lực khi làm việc gì đó mà mình không muốn làm? Bạn không được xếp công nhận về sự đóng góp của mình trong dự án vừa qua? Theo bạn thì người bạn ấy nhận được số điểm cao hơn so với năng lực thực sự của cô ta? Hãy nhìn xuống dưới bề mặt của vấn đề để tìm ra điều bạn thực sự muốn.
Hạn chế Khuynh hướng Xung hấn Thụ động[sửa]
- Nhận diện hành vi xung hấn thụ động. Bước đầu tiên trong quá trình kiềm chế xu hướng xung hấn thụ động là xây dựng sự tự nhận thức về hành vi. Để ý những cách ứng xử sau đây: hạn chế giao tiếp xã hội, thái độ kinh miệt, cố ý làm việc thiếu hiệu quả, cứng đầu và hay trì hoãn. [1]Quá trình phát triển nét tính cách này chắc hẳn phải diễn ra trong thời gian dài, nó đã hằn sâu nên bạn phải quyết tâm và kiên nhẫn mới có thể thay đổi được.
- Lắng nghe và quan sát. Giao tiếp không chỉ là việc nói chuyện một cách cởi mở và thẳng thắn, mà quan trọng không kém là bạn phải biết lắng nghe và đọc được các thông điệp không nói ra. Bạn nên xem xét những gì đối phương đang nói hoặc không nói trước hành động của bạn. Họ cũng có thể là người hay xung hấn thụ động như bạn. Nhìn mọi việc từ một góc nhìn khác để đánh giá xem bạn có phản ứng thái quá hay không? Hãy lùi lại một bước và xem xét lại tình huống đó.
-
Từ
bỏ
châm
biếm.
Châm
biếm
là
cách
tự
thỏa
mãn
mà
người
có
thói
quen
xung
hấn
thụ
động
hay
dùng,
nhưng
chỉ
làm
tình
hình
thêm
tồi
tệ.
Có
một
số
cụm
từ
bạn
nên
tránh:
[7]
- "Sao cũng được"
- "Tôi ỔN mà"
- "Sao bạn trông thất vọng thế?"
- "Tôi chỉ đùa thôi"
-
Tránh
thái
độ
vâng
lời
tạm
thời.
Trong
bối
cảnh
môi
trường
công
việc,
một
nhân
viên
thể
hiện
sự
xung
hấn
bằng
cách
tạm
thời
vâng
lời
là
khi
anh
ta
đồng
ý
làm
việc
đó
nhưng
rồi
lại
hoàn
thành
trễ
hẹn.[4]
Anh
ta
cố
ý
làm
trễ
bằng
cách
trì
hoãn,
đi
họp
trễ
hay
đi
làm
trễ,
hoặc
sắp
xếp
nhầm
tài
liệu
quan
trọng.
Nhân
viên
thường
có
hành
vi
vâng
lời
tạm
thời
khi
họ
cảm
thấy
công
việc
của
mình
không
được
đánh
giá
cao,
nhưng
không
biết
nói
lên
suy
nghĩ
của
mình
sao
cho
phù
hợp.[4]
- Nếu có hành vi vâng lời tạm thời thì bạn cần xác định xem có phải vì không được đánh giá cao nên mình mới làm vậy.
- Loại hành vi này cũng có thể xảy ra trong gia đình. Ví dụ, bạn nói với vợ hay chồng mình rằng bạn sẽ rửa chén bát, nhưng rồi lại trì hoãn để cố tình chọc tức họ.
-
Nhận
diện
thái
độ
cố
ý
thiếu
hiệu
quả.
Khi
thực
hiện
hành
vi
này,
người
đó
xem
trọng
cơ
hội
được
trả
thù
hơn
cơ
hội
thể
hiện
năng
lực
bản
thân.[4]
Chẳng
hạn
như
một
nhân
viên
vẫn
tiếp
tục
làm
việc
với
cùng
năng
suất
nhưng
chất
lượng
công
việc
giảm
xuống
đáng
kể.[4]
Khi
bị
chất
vấn
về
vấn
đề
này
họ
thường
đóng
kịch
mình
chỉ
là
nạn
nhân.
Loại
hành
vi
này
gây
tổn
thất
cho
cả
tổ
chức
lẫn
uy
tín
của
nhân
viên
đó.
- Khi nhận diện được cách ứng xử này, bạn có thể giảm bớt thái độ tiêu cực làm thiếu hiệu quả công việc, chắc chắn sẽ có ích cho sự nghiệp của bạn.
- Trong gia đình thái độ thiếu hiệu quả thể hiện dưới dạng cố ý kéo dài thời gian rửa bát đĩa, hoặc rửa không sạch để vợ hoặc chồng phải rửa lại.
-
Không
để
vấn
đề
leo
thang.
Để
vấn
đề
leo
thang
cũng
là
một
hành
vi
xung
hấn
thụ
động,
theo
đó
bạn
từ
chối
đương
đầu
hoặc
giải
quyết
vấn
đề.
Thay
vào
đó
bạn
tiếp
tục
để
nó
diễn
ra
phức
tạp
hơn
cho
tới
khi
trở
thành
một
rắc
rối
lớn.[4]
- Ví dụ như ở nơi làm việc, bạn trì hoãn giải quyết công việc, hoặc cố ý sử dụng sai trái ngày nghỉ ốm hay nghỉ phép.[4]
- Trong bối cảnh gia đình, bạn từ chối rửa bát đĩa cho đến khi chúng chất đống tràn ra khỏi bồn rửa, đến độ cả nhà phải ăn cơm bằng đĩa giấy khi không còn bát đĩa sạch. (Với tình huống này thì vợ hay chồng bạn rất có khả năng sẽ nổi điên.)
-
Nhận
diện
thái
độ
cố
ý
trả
thù
ngầm.
Cố
ý
trả
thù
ngầm
là
khi
một
người
bí
mật
phá
hoại
đối
tượng
đã
khiến
họ
bất
mãn.
Hành
vi
này
diễn
ra
dưới
dạng
loan
tin
đồn
thất
thiệt
hay
có
hành
động
phá
hoại
bí
mật.[4]
- Bạn có thể phát tán tin đồn trong văn phòng làm việc về ai đó mà bạn ghét, đánh đổi tác phong làm việc chuyên nghiệp của mình với uy tín cô ta.
- Khi ở nhà, bạn cố gắng giành sự ủng hộ của các con và khéo léo xúi chúng chống lại bố hay mẹ.
- Tránh hạ thấp bản thân. Hạ thấp bản thân là khi một người có hành vi gây hại cho chính anh ta nhằm trả thù người đã làm anh ta tức giận.[8]
- Ví dụ như khi một học sinh cố tình thi trượt để trả thù giáo viên, hoặc một vận động viên cố ý thua cuộc để trả đũa huấn luyện viên.
- Trong môi trường công việc, thái độ này chính là việc cố ý đánh mất khách hàng hay để tuột mất dự án nhằm “trả đũa” công ty, dù nó cũng gây tổn thất cho bạn.
Xây dựng Thói quen Suy nghĩ Lành mạnh[sửa]
-
Cần
nhiều
thời
gian
để
thay
đổi.
Để
thay
đổi
một
thói
quen
hành
vi
mà
bạn
đã
quen
sử
dụng
lâu
năm
đòi
hỏi
tốn
nhiều
thời
gian
và
quyết
tâm.
Bạn
nên
nhớ
thay
đổi
là
một
quá
trình
không
phải
lúc
nào
cũng
tiến
triển
đều
đặn,
do
đó
bạn
không
nên
lo
lắng
nếu
phải
quay
đầu
trở
về
vị
trí
xuất
phát
và
đánh
giá
lại
hành
vi
của
mình.
Đồng
thời
không
bao
giờ
làm
khó
chính
mình
nếu
lỡ
thất
bại
trong
lần
nỗ
lực
đầu
tiên.
Bạn
càng
cố
gắng
luyện
tập
vượt
qua
khuynh
hướng
hành
vi
xung
hấn
thụ
động
thì
khả
năng
thành
công
càng
cao
dần.
Nếu
phát
hiện
mình
đi
sai
hướng
trong
quá
trình
tìm
cách
thay
đổi
hành
vi
tiêu
cực
này
thì
bạn
cần
dừng
lại,
suy
nghĩ
về
những
gì
đang
diễn
ra.
Hãy
tự
hỏi
mình:
- Bạn có biết lý do vì sao mình đang bước thụt lùi?
- Bạn có cần phải dừng lại và áp dụng một cách tiếp cận khác nhằm thay đổi hành vi đó?
- Có cảm xúc hay phản ứng tình cảm nào mà bạn chưa thể nhận ra hoặc chưa vượt qua được?
-
Học
cách
tỏ
ra
quyết
đoán
và
thể
hiện
suy
nghĩ
một
cách
trung
thực.
Một
khi
biết
được
điều
gì
đang
cản
trở
mình,
bạn
có
thể
lên
tiếng
nói
ra
những
gì
mình
nghĩ.
Luyện
tập
trước
những
điều
định
nói
để
tìm
ra
lời
lẽ
phù
hợp
khi
không
chịu
sức
ép
của
diễn
biến
thực
tế,
và
để
ý
nghe
cách
mình
diễn
đạt.
Bạn
có
thể
tỏ
ra
mãnh
liệt
và
đi
thẳng
vào
vấn
đề
mà
không
gây
tổn
thương
người
đối
diện.
Loại
bỏ
tất
cả
từ
ngữ
mang
tính
đổ
lỗi
và
truyền
đạt
suy
nghĩ
của
mình
một
cách
tích
cực.
Cởi
mở
vấn
đề
của
bạn
theo
cách
này
có
thể
khiến
bạn
dễ
bị
tổn
thương
hơn
trong
thời
gian
đầu,
nhưng
từ
từ
bạn
sẽ
tự
tin
hơn.
- Ví dụ, bạn cảm thấy bực mình với ai đó ở chỗ làm vì anh ta thường xuyên lấy cốc cà phê cuối cùng mà không pha ca mới cho người khác. Bạn nên nói thẳng suy nghĩ của mình thay vì ngồi đó bực mình và cố giữ im lặng cho đến khi vấn đề lớn dần. Thử nói, "Mình thấy đó là cốc cà phê cuối cùng rồi. Anh có thể pha ca mới khi lấy cốc cuối cùng để mọi người đều có cà phê uống vào giờ nghỉ không? Cảm ơn anh!".
- Ở nhà bạn nên nói rõ những mong muốn của mình với chồng hoặc vợ. Nếu chồng bạn lẽ ra phải rửa bát sau bữa tối nhưng lại không làm thì bạn nói "Em biết anh mệt mỏi sau một ngày làm việc nhưng chúng ta đã thỏa thuận là nếu em nấu bữa tối thì anh sẽ rửa bát. Nếu anh thích nấu ăn và em rửa bát thì chúng ta sẽ làm như vậy, em nghĩ chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm trong công việc nhà".
-
Hiểu
rằng
xung
đột
là
bình
thường.
Bất
đồng
là
điều
hay
xảy
ra.
Nhưng
có
những
lần
chạm
chán
không
phải
là
xung
đột,
mà
đơn
giản
chỉ
là
không
hiểu
ý
nhau.
Thông
thường
bạn
sẽ
không
gặp
bất
cứ
nguy
hiểm
nào
nếu
có
thể
tháo
ngòi
nổ
cho
cơn
tức
và
đóng
góp
vào
buổi
thảo
luận
một
cách
xây
dựng
tích
cực.
Có
khả
năng
cả
hai
bên
đều
không
đồng
ý
với
nhau
và
phải
tìm
ra
cách
nhượng
bộ
sao
cho
mang
lại
kết
quả
thuận
lợi
cho
cả
hai
phía.
Với
cách
này
bạn
là
người
chủ
động
kiểm
soát,
thay
vì
để
hành
vi
xung
hấn
thụ
động
khiến
vấn
đề
vượt
quá
giới
hạn.
- Tại nơi làm việc bạn bất đồng với ai đó về cách tiếp cận một dự án. Theo bạn thì nên ngồi xuống và cùng nhau xây dựng kế hoạch, trong khi đó người đồng nghiệp chỉ muốn nhảy thẳng vào và nêu lên viễn tưởng về kết quả cuối cùng mà không cân nhắc làm thế nào để đạt được điều này. Không nên tức giận hay bực mình, bạn chỉ cần nói với anh ta rằng mình có quan điểm khác về cách xử lý vấn đề. Có khả năng các bạn không thể thống nhất về cách tiếp cận dự án, nhưng ít nhất có thể phân công lao động để tận dụng khía mạnh của cả hai người: kế hoạch của bạn và viễn tưởng của anh ta.
- Ở nhà bạn nên nói chuyện với vợ hay chồng mình và có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng mình đã giao cho anh ấy một việc mà họ rất ghét làm. Cả hai bạn cần tìm ra một giải pháp để anh ấy có thể làm việc vặt khác dễ chịu hơn, và bạn phải đảm nhận công việc đó. Ví dụ, anh ấy có thể quét nhà, nấu ăn và đi đổ rác thay cho việc rửa bát.
- Chọn sự thành công. Tránh theo đuổi kết quả tiêu cực mà nên thay đổi mục tiêu của bạn để đạt được thành công cuối cùng. Một số người thích chấp nhận thất bại sớm, vì thế họ không nâng cao các kỳ vọng, kể cả kỳ vọng vào chính bản thân mình. Nếu bạn sử dụng hành vi xung hấn thụ động ở nơi làm việc vì cảm thấy công việc không được đánh giá cao, thì khi đó bạn nên tìm niềm tự hào trong công việc đang làm. Nếu được bạn nên thay đổi để thấy thỏa mãn hơn với công việc.
- Tự hào về thành công của bản thân. Cho dù chậm nhưng chỉ cần có sự tiến bộ thì có nghĩa bạn vẫn đang thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực. Từ bỏ cách ứng xử xung hấn thụ động tức là loại bỏ hành vi phòng vệ mà bạn đã quen sử dụng, vì thế nếu có cảm giác không chắc chắn lắm thì cũng là điều bình thường. Việc nói ra được những gì mình suy nghĩ chỉ giúp cho công việc thêm hiệu quả và củng cố các mối quan hệ của bạn.
Tìm sự Giúp đỡ khi cần[sửa]
- Liệt kê những vấn đề cần sự hỗ trợ. Bạn không nên ngại khi phải viết ra những việc cần được bác sĩ tâm thần hay chuyên gia về tâm lý hỗ trợ. Gốc rễ của hành vi xung hấn thụ động thường bắt nguồn từ nguyên nhân rất sâu xa, do đó cách điều trị không chỉ đơn giản là điều chỉnh hành vi riêng lẻ đó. Liệu pháp điều trị tâm lý có thể giúp bạn vượt qua những vấn đề đã hằn sâu đó.
- Hiểu về bệnh rối loạn nhân cách xung hấn thụ động. Người ta vẫn tranh luận về việc liệu có thể xem chứng rối loạn nhân cách xung hấn thụ động là một căn bệnh về tâm thần hay không. Một số chuyên gia về tâm thần khẳng định đó đúng là một bệnh rối loạn về nhân cách, nhưng số khác lại không đồng ý. Cho dù chứng rối loạn này có “chính thức được thừa nhận” hay không thì bạn cũng phải tìm chuyên gia tư vấn nếu cảm thấy không thể kiểm soát sự xung hấn thụ động.[9][10]
- Nhận thức về rủi ro bị trầm cảm hoặc có suy nghĩ tự tử. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng rối loạn nhân cách xung hấn thụ động có tỉ lệ trầm cảm hoặc xuất hiện suy nghĩ muốn tự tử cao hơn bình thường.[11] Nếu phát hiện mình đang phải chiến đấu với sự trầm cảm hoặc có suy nghĩ tự tử bắt nguồn từ vấn đề này thì bạn phải tìm sự giúp đỡ ngay lập tức! Bạn có thể tìm tới các cơ sở y tế về bệnh tâm thần trong khu vực, hay liên lạc với đường dây nóng hỗ trợ về vấn đề tự tử để biết thêm thông tin.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu hành vi xung hấn thụ động của bạn đã ăn sâu đến độ không thể tự mình giải quyết, tốt nhất bạn nên tìm một chuyên gia tư vấn để được điều trị một cách khoa học.
- Thông thường luôn luôn có những vấn đề khác góp phần gây ra thái độ xung hấn đó, có thể là do bạn quá cầu toàn, sợ thất bại, mong muốn thành công hoặc sợ bị cự tuyệt. Các vấn đề này cũng cần phải xem xét như là một phần trong quá trình tìm hiểu về động cơ bên trong thúc đẩy hành động và lời nói của bạn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 Hopwood, C.J., & Wright, A.G.C. (2012). A comparison of passive-aggressive and negativistic personality disorders. Journal of Personality Assessment, 94(3), pp. 296-303.
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 Whitson, S. (2013). The passive aggressive conflict cycle. Reclaiming Children & Youth, 22(93), pp. 24-27.
- ↑ Whitson, S. (2013). The passive aggressive conflict cycle. Reclaiming Children & Youth, 22(93), pp. 24-27
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 4,7 Whitson, S. (June 2010). Checking passive aggression. HR Magazine
- ↑ Underwood, C. (2014). 8 keys to eliminating passive-aggressiveness. Psych Central. Retrieved from http://psychcentral.com/lib/8-keys-to-eliminating-passive-aggressiveness/00018858
- ↑ http://www.counselling-directory.org.uk/passive-aggressive.html
- ↑ http://www.psychologytoday.com/blog/passive-aggressive-diaries/201011/10-common-passive-aggressive-phrases-avoid
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/passive-aggressive-diaries/200912/the-five-levels-passive-aggressive-behavior
- ↑ Hopwood, C.J., et.al. (2009). The construct validity of passive-aggressive personality disorder. Psychiatry, 72(3), pp. 256-267.
- ↑ Bradley, R., Shedler, J., & Westen, D. (2006). Is the appendix a useful appendage? An empirical examination of depressive, passive-aggressive, (negativistic), sadistic, and self-defeating personality disorders. Journal of Personality Disorders, 20(5), p. 524-540
- ↑ Joiner, & Rudd, 2002