Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Ông TG Bình và 3 ý tưởng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Theo ông Trương Gia Bình, các ý tưởng sau được ông "ngộ" và áp dụng vào FPT

  1. chiến tranh nhân dân
  2. quy luật tự nhiên
  3. thế năng của dòng thông tin số

Dưới đây là những lời bình của tôi dựa trên những hiểu biết của bản thân

  • Chiến tranh nhân dân được áp dụng trong các cuộc chiến tranh mà Việt Nam thường ở vị thế thấp hơn đối thủ, thua kém về mặt khí tài, kiến thức quân sự. Chiến lược đó bao gồm 1) dựng lên ngọn cờ lý tưởng có khả năng tập hợp lợi ích của số đông; 2) chiến lược tuyên truyền để nhằm thuyết phục số đông hy sinh lợi ích cá nhân (tạm thời) vì lợi ích chung của tập thể (trong đó bao gồm cả lợi ích cá nhân về lâu dài); 3) tận dụng trí tuệ đa dạng của số đông
  • Quy luật tiến hóa tự nhiên: trong tự nhiên luôn có sự đào thải và thúc đẩy tiến hóa của các loài sinh vật. Một loài (quần thể) có thể duy trì và phát triển cần 1) có đủ 1 số lượng cá nhân tối thiểu (chức năng đệm cho mọi biến cố tự nhiên có thể diễn ra); 2) duy trì 1 cấu trúc lõi (bao gồm số thành phần và độ lớn từng thành phần); 3) liên tục duy trì tính đa dạng (cho phép các cá nhân tự phát triển theo năng lực và sở thích) và tương tác lẫn nhau bên trong loài (quần thể)
  • thác số là thế năng tạo ra của sự dịch chuyển dòng thông tin số (nói rộng hơn là khoa học công nghệ hiện đại), cùng với nó là cơ hội việc làm của các nước kém phát triển (chủ yếu là làm nhân công kỹ thuật cho các nước tư bản nơi mà mức lương nhân công cao hơn). Từ quan điểm cá nhân tôi không thích sử dụng chiến thuật thứ 3 này vì nó chỉ giúp nước-đang-phát-triển duy trì khoảng cách về mặt khoa học công nghệ với mức chi phí cao (nhập khẩu KH CN nước ngoài với giá cực cao, sử dụng trí tuệ của bộ phận ưu tú vào những công việc nhàm chán gây ức chế hoặc giảm sức sáng tạo). Theo tôi, khái niệm thác số cần phải hiểu là tạo sự thông thoáng và thuận lợi trong việc dịch chuyển các dòng thông tin về các tiến bộ trong khoa học, công nghệ và giáo dục. Qua đó tạo cơ hội cho số đông có điều kiện tự phát triển bản thân và duy trì sự kết nối giữa các thành phần có mức kiến thức nền khác nhau.