Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thôi là người cả nể
Từ VLOS
Nếu bạn là một người cả nể và luôn chiều lòng mọi người, thì sau đó, mọi người sẽ luôn tìm cách để lợi dụng bạn. Và bạn có thể sẽ chẳng bao giờ có được những thứ mình muốn trong cuộc sống. Hãy thôi nghĩ đến những điều sẽ làm người khác vui vẻ và tập trung vào những thứ bạn cần. Đã đến lúc bạn cần chuyển sự chú ý của mình đến chính bản thân bạn, chứ không phải những người xung quanh bởi vì trên hết, sẽ rất khó để bạn có thể cải thiện cuộc sống của chính bản thân mình nếu cứ mải bận rộn chiều lòng người khác.
Các bước[sửa]
Giải pháp ngắn hạn[sửa]
-
Học
cách
nói
“không”.
Bạn
không
cần
phải
bào
chữa
cho
sự
từ
chối
của
mình.
Hãy
nói
chính
xác
lý
do
tại
sao
bạn
không
muốn
làm
một
điều
gì
đó.
- Ví dụ, chồng của bạn muốn bạn tham gia một bữa tiệc Giáng sinh cùng với toàn bộ gia đình của anh ấy trong khi bạn thực sự không chịu nổi điều đó. Hãy nói “Xin lỗi anh yêu, em cảm thấy rất áp lực khi phải trò chuyện với quá nhiều người như vậy”.
- Bạn thân của bạn muốn bạn đi cùng đến một bữa tiệc mà thành phần tham dự là những người mà bạn không thích. Hãy nói với cậu ấy: “Không, cảm ơn cậu. Tớ thấy không hợp với những bữa tiệc như vậy”. Bạn không cần phải nói “Cậu nghiêm túc đấy chứ? Bạn bè của cậu toàn những người ngu ngốc và tớ thấy chán ngấy khi gặp họ”. Chỉ cần nói đơn giản “Không, cảm ơn cậu” là đủ.
- Hãy tiến từng bước nhỏ bằng cách học nói “không” trong những chuyện nhỏ trước, và nói một cách chắc chắn. Hãy nói “không” một cách lịch sự và thể hiện cho người nghe biết được rằng bạn thực sự đang nói “không”. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên – thế giới sẽ không sụp đổ! Mọi người sẽ rất ít khi cảm thấy không hài lòng vì điều đó. Còn nếu có người cảm thấy như vậy, họ là những người không đáng để bạn phải chiều lòng.
-
Yêu
cầu
những
gì
bạn
muốn.
Nếu
mọi
người
định
đi
xem
phim
và
hầu
hết
đều
cùng
muốn
xem
một
bộ
phim
nào
đó,
nhưng
bạn
lại
thích
một
bộ
phim
khác
hơn,
hãy
lên
tiếng.
Điều
này
không
đồng
nghĩa
với
việc
bạn
nhất
định
đòi
xem
bộ
phim
đó.
Nhưng
ai
biết
đấy,
rất
có
thể
trong
nhóm
cũng
có
người
muốn
xem
bộ
phim
giống
bạn
thì
sao?
Có
thể
họ
cũng
muốn
làm
mọi
người
hài
lòng
và
không
nói
lên
ý
kiến
của
mình.
- Nêu lên ý kiến, quan điểm của mình không có gì là sai, và cũng không có nghĩa là bạn đang đòi hỏi. Bạn sẽ tiến một bước lớn nếu bạn có thể nhắc những người khác rằng, bạn là một cá thể độc lập và bạn có những suy nghĩ, lựa chọn riêng.
- Thậm chí việc nhờ người khác giúp bạn một việc gì đó cũng rất hữu ích. Bạn nên nhớ rằng, không ai đọc được ý nghĩ của bạn cả. Nếu bạn cảm thấy mình đã làm quá nhiều vì một ai đó mà họ lại không làm gì cho bạn, đó có thể là vì bạn đã không cho họ biết bạn muốn gì, cần gì. Thật không công bằng nếu bạn cứ bắt mọi người phải dò xét và đoán mò câu trả lời của bạn. Nếu ai đó hỏi bạn muốn gì, hoặc nếu mọi người cần ý kiến của bạn để ra một quyết định nào đó, hãy lên tiếng và để mọi chuyện diễn ra tự nhiên.
-
Làm
gì
đó
cho
chính
bản
thân
mình.
Hãy
làm
một
điều
gì
đó
mà
bạn
muốn
làm
từ
lâu
nhưng
lại
sợ
mọi
người
không
thích.
Đã
đến
lúc
bạn
mặc
kệ
họ
và
làm
điều
bạn
muốn!
- Hãy nhuộm tóc, cho mình một diện mạo mới, làm một điều gì đó thật thú vị mà bạn muốn, đi nghỉ, hoặc xem bộ phim bạn yêu thích, mặc cho đó là bộ phim chẳng ai khác muốn xem!
- Bất cứ điều gì bạn làm, hãy làm cho chính bản thân bạn, và hãy tập thói quen không nghĩ đến việc người khác nghĩ gì. Đừng để mình bị cuốn vào làm một việc gì đó theo “cách của họ” chỉ vì không ai ủng hộ bạn làm theo “cách của bạn”.
- Cần nhớ rằng nhất định phải có một việc gì đó mà bạn thiết tha làm cho bản thân mình, bất chấp mọi người nghĩ gì. Ý kiến của mọi người là một yếu tố trong cuộc sống, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định.
-
Thỏa
hiệp.
Là
một
người
dễ
bị
thuyết
phục,
lôi
khéo
không
phải
là
một
điều
tốt;
nhưng
là
một
người
hay
bắt
nạt
người
khác,
hoặc
một
kẻ
nổi
loạn
liều
lĩnh
cũng
không
tốt
đẹp
hơn.
Đừng
biến
mình
trở
thành
một
người
quá
ích
kỷ.
Trên
thực
tế,
những
người
cả
nể
thường
có
lòng
tự
trọng
thấp.
Và
những
người
quá
ích
kỷ
cũng
vậy.
Sẽ
là
tốt
nhất
nếu
bạn
có
thể
rèn
luyện
để
có
được
các
kỹ
năng
tự
chăm
sóc
bản
thân,
trong
đó
bao
gồm
cả
khả
năng
quyết
đoán
tích
cực.
- Bạn có thể lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cuối cùng, những gì bạn làm là lựa chọn của chính bạn. Vì thế, hãy biết giữ mình ở vị trí cân bằng!
- Đôi khi, bạn cần phải đặt nhu cầu của người khác lên trên hết. Bất cứ khi nào có các xung đột về nhu cầu, về mong muốn, hãy cố gắng đi đến một giải pháp mà mong muốn của cả hai bên đều được đáp ứng một phần, hoặc tốt hơn nữa là một giải pháp mà trong đó, cả hai bên đều là người thắng cuộc, có được nhiều hơn cả mong đợi của mỗi bên.
Giải pháp lâu dài[sửa]
-
Kiểm
tra
các
nỗi
sợ
hãi
của
bạn.
Chúng
có
thực
sự
tồn
tại
hay
không?
Chúng
có
thực
sự
khủng
khiếp
đến
như
vậy
không?
Bạn
có
thể
lo
ngại
rằng
ai
đó
sẽ
không
thích
bạn,
ai
đó
sẽ
bỏ
rơi
bạn
hoặc
bỏ
mặc
bạn
cô
đơn
một
mình
nếu
bạn
nói
ra
điều
gì
đó
không
đúng.
Nhưng
thực
tế,
đó
chỉ
là
một
nhà
tù
mà
bạn
tự
tạo
ra
để
bó
buộc
bản
thân,
và
đã
đến
lúc,
bạn
phải
tự
mở
cửa
và
bước
ra
ngoài!
- Mọi người xung quanh dường như đã quá quen thuộc với sự ngoan ngoan vâng lời của bạn, nhưng nếu họ không sẵn sàng để chấp nhận một sự thật rằng bạn cũng có những nhu cầu của riêng mình, liệu họ có thực sự xứng đáng có một chỗ trong cuộc đời của bạn không?
-
Đánh
giá
các
giới
hạn
của
bản
thân.
Hãy
so
sánh
những
giới
hạn
ấy
với
những
giới
hạn
mà
bạn
đặt
ra
cho
người
khác.
Bạn
sẵn
sàng
để
mọi
người
sử
dụng
lòng
tốt
của
mình
tới
đâu?
- Với bạn, hành vi nào là có thể chấp nhận, hành vi nào không? Việc bạn có thể phân tích vấn đề này sẽ cho phép bạn có thể đánh giá xem bạn có thể làm việc gì và không nên làm gì cho mọi người theo một cách khách quan hơn.
- Giới hạn của bạn và của mọi người có giống nhau không?
- Liệu bạn có thể chịu đựng những điều không thể chịu đựng nổi? Có thể bình thường hóa những thứ vốn không bình thường? Có thể chấp nhận những điều không thể chấp nhận? Bạn có biết cảm giác được mọi người đối xử với sự tôn trọng và kính nể như thế nào không?
- Học cách nhận biết và gọi tên những hành động/hành vi của người khác đối với bạn mà bạn không thể chấp nhận được, từ đó đặt ra những giới hạn về hành vi cho mọi người khi họ có thể vượt quá những giới hạn đó.
-
Tìm
hiểu
nguồn
gốc.
Rất
nhiều
người,
những
người
cả
nể
và
luôn
chiều
lòng
người
khác,
sinh
ra
và
lớn
lên
trong
một
môi
trường
mà
ở
đó,
nhu
cầu
và
cảm
xúc
của
họ
bị
dẹp
sang
một
bên,
không
được
quan
tâm,
hoặc
thậm
chí
bị
coi
thường.
Có
thể
nhận
biết
và
hiểu
rõ
nguồn
gốc
của
vấn
đề
này,
chúng
ta
sẽ
có
thể
hiểu
rõ
hơn
về
bản
thân,
từ
đó
loại
bỏ
một
cách
hiệu
quả
hơn
“con
người
cả
nể”
ở
trong
mỗi
chúng
ta.
- Có phải mọi người luôn mong đợi bạn sẽ liệu trước và điều chỉnh bản thân mình theo nhu cầu của mọi người hay không? Hay có phải mọi người trông đợi bạn sẽ làm theo nguyện vọng và yêu cầu của cả gia đình ngay từ khi khi bạn còn nhỏ?
- Có phải bạn đã học được rằng cách duy nhất để có được một phản hồi tích cực từ phía người khác là làm những gì mà người đó muốn? Rằng nếu bạn không làm những gì họ muốn, họ sẽ phản đổi hoặc trách móc bạn?
- Nếu đúng như vậy, thì đây là tin nóng hổi cho bạn đây: Không phải ai cũng thích một người dễ bị dụ dỗ. Bằng việc tập trung chiều lòng người khác, bạn đã tự đẩy mình vào tình trạng phải làm quá nhiều việc cùng lúc và bị lợi dụng. Bạn sẽ không bao giờ biết được tiềm năng của mình với tư cách một cá thể độc lập nếu bạn luôn tự nhốt mình trong những mong đợi của người khác. Cuối cùng, khi mọi người đã lợi dụng bạn đủ rồi, họ sẽ không nhận ra được giá trị đích thực của bạn, họ chỉ công nhận bạn vì những việc vặt vãnh bạn đã làm cho họ mà thôi.
-
Dừng
ngay
việc
đánh
giá
giá
trị
của
bản
thân
dựa
trên
những
gì
bạn
làm
được
cho
người
khác.
Giúp
đỡ
mọi
người
là
việc
làm
đáng
trân
trọng,
nhưng
đó
nên
là
những
việc
bạn
làm
vì
bạn
“muốn”
làm,
chứ
không
phải
vì
bạn
cảm
thấy
bạn
“phải”
làm.
Sự
sẵn
lòng
giúp
đỡ
mọi
người
nên
đến
sau
khi
bạn
biết
rõ
cách
làm
thế
nào
để
giúp
chính
bản
thân
mình.
- Những hành động tử tế vĩ đại nhất là những hành động xuất phát từ sự lựa chọn, không phải từ nỗi sợ hãi hay cảm giác tội lỗi. Nếu bạn làm điều gì đó cho mọi người vì bạn sẽ cảm thấy rất tồi tệ nếu bạn không giúp họ, hành động đó có thực sự chân thành? Và bạn có muốn người khác giúp bạn cũng chỉ vì họ nghĩ như vậy? Và nếu bạn giúp đỡ mọi người tới mức phớt lờ chính bản thân mình, như vậy có phải là thông minh không?
Lời khuyên[sửa]
- Có một số dấu hiệu cho thấy bạn đã gắn mình quá chặt vào cuộc sống của người khác, đó là: bạn hoặc là bị động, hoặc là quá xông xáo, có rất ít hoặc không có chỗ cho quá trình cho-nhận giữa hai bên; bạn dường như chẳng bao giờ có được một phút vui vẻ; bạn không ngừng kiểm soát hoặc bị kiểm soát; bạn thường xuyên ở trong tình trạng vội vàng, mà chẳng vì lý do nào cả.
- Đừng bao giờ nghĩ rằng trái đất quanh bạn sẽ sụp đổ nếu bạn không thể chiều lòng một ai đó. Sẽ luôn có những người bạn mới để bạn kết thân. Và nếu một “người bạn” nào đó rời bỏ bạn, chỉ vì bạn đã không chiều lòng anh ấy/cô ấy, đó nhất định không phải một người “bạn”, và sẽ tốt hơn nếu bạn để họ ra đi. Nhưng hãy luôn để mở cho họ một cánh cửa khi họ quay lại và nhận ra sai lầm.
- Là chính mình. Làm sao bạn có thể hi vọng mọi người sẽ tôn trọng bạn nếu họ không biết thực sự bạn là ai? Chỉ có một cách thôi, và đó là hãy cho họ biết con người thật của bạn – con người mà bạn biết rõ và trân trọng, giống như khi bạn ở một mình vậy. Điều này sẽ khiến bạn trở nên chân thật hơn, độc đáo và thú vị hơn. Hãy là chính bản thân mình, bạn không cần phải ép bản thân để phù hợp với khuôn mẫu của một ai đó bởi vì biết đâu, bạn chính là người mà họ tìm kiếm. Hãy nắm lấy cơ hội, sở hữu một thứ gì đó mà bạn chưa từng có, làm một việc gì đó mà bạn chưa từng làm.
- Đừng bận tâm về việc người khác nghĩ gì về bạn. Bạn không cần phải làm những việc họ muốn, hoặc ăn vận theo cách mà họ muốn nhìn. Đây là cuộc đời của bạn và những người khác cần biết và chấp nhận nó.
- Trong một vài trường hợp, là một người “cả nể” có thể là một dấu hiệu của một người “đồng phụ thuộc”. Nếu quan tâm, bạn có thể tìm đọc cuốn Codependent No More (Tạm dịch: Không còn Đồng phụ thuộc), một cuốn sách có ảnh hưởng sâu rộng về chủ đề này. Bạn cũng có thể tìm đến các buổi gặp mặt của CoDA (Co-Dependents Anonymous – Tạm dịch: Hội những người đồng phụ thuộc) hoặc các nguồn tài liệu khác để tham khảo. Cần lưu ý rằng đây là một chủ đề được định hướng theo kiểu tự giúp đỡ và không phải ai cũng đồng tình với khái niệm “đồng phụ thuộc” được các tác giả trong lĩnh vực này đưa ra.
- Hãy kiên định. Nếu đó là một thói quen bạn đã có từ lâu, sẽ không dễ dàng để bạn từ bỏ nó. Vì vậy, để bắt đầu, hãy luôn luôn duy trì sự tự nhận thức của bản thân sao cho bạn có thể nhận ra khi nào thì bạn đang làm một người “cả nể” để có thể dừng lại đúng lúc. Dần dần, việc này sẽ trở thành một thói quen mà bạn có thể điều chỉnh trong những tình huống đòi hỏi nhiều sự linh hoạt hơn. Sau đó, hãy để nó trở thành một phần trong con người của bạn.
- Bạn không nên giãi bày khi nhận thấy đối phương không hài lòng với bạn.
Cảnh báo[sửa]
- Việc bạn cố chiều lòng mọi người mọi lúc mọi nơi sẽ khiến bạn có nguy cơ bị lợi dụng nhiều hơn.
- Đừng đổ lỗi cho người khác về quyết định thay đổi của bạn. Đừng nói “Tôi phải làm điều đó vì anh”! Hãy nhớ rằng chính bạn là người đã lựa chọn thay đổi vì bản thân mình.
- Một vài người cần có thời gian để làm quen với con người mới của bạn. Bạn không cần phải xin lỗi họ vì bạn đã là chính bạn, nhưng hãy thật nhẹ nhàng với họ!
- Một số người có thể sẽ không thể chấp nhận hoặc sẽ từ chối con người mới này của bạn –một con người quyết đoán hơn và ít dễ dãi hơn. Mặc dù ban đầu, bạn có thể sợ thay đổi, nhưng hãy hiểu cho mọi người vì họ cũng như vậy. Và bạn nên hiểu rằng, họ có thể không biết được sự từ chối của họ, không nhằm vào bạn, mà nhằm vào chính họ nhiều hơn. Cũng giống như khi bạn nghĩ bạn nên bớt quan tâm đến mong muốn của mình, mọi người cũng nghĩ họ nên làm như vậy với những mong muốn của họ, và họ từ chối mong muốn của bạn, chỉ bởi vì họ nghĩ rằng như thế tốt cho cả hai. Hãy kiên nhẫn hơn với những người như vậy. Cũng giống như bạn khi hiểu được rằng, thay đổi không có gì là đáng sợ cả, dần dần, mọi người cũng sẽ nhận ra điều đó. Bạn có thể làm gì đó để truyền cảm hứng cho họ và làm dịu nỗi sợ hãi của họ bằng cách chống lại nỗi sợ hãi của chính mình.
- Cần phải lưu ý rằng, để có thể nói lên mong muốn của chính mình, trước tiên, bạn cần phải biết rõ mong muốn của mình là gì. Ví dụ, bạn của bạn nói “Tối nay đi ăn bánh mỳ kẹp nhé” và bạn có thể nghĩ “Ăn gì cũng được”. Trong khi như thế, với bạn chỉ là “được” mà thôi bởi vì bạn không phải là người đưa ra lựa chọn đó. Hãy thêm vài giây để suy nghĩ. Hoặc, bạn thường ăn tối ở đâu khi bạn đi một mình? Hãy nói cho anh ấy/cô ấy biết đó là nơi lúc này bạn muốn đến. Đừng đắn đo xem đó có phải là dịp thích hợp để nói lên mong muốn của bạn không.
- Có một vài việc bạn muốn làm, nhưng có thể lại không phù hợp ở nơi làm việc. Nếu bạn thực sự cần công việc của mình, hãy suy nghĩ kỹ trước khi ngắt lời người khác, hoặc trước khi quyết định nhuộm một chỏm tóc đỏ rực kéo từ trán đến gáy và bấm thêm thật nhiều khuyên tai - Nhất là nếu bạn phải đến ngân hàng đầu tư vào buổi sáng hôm đó.
- Đôi khi, bạn cần phải thỏa hiệp. Có nghĩa là, thỉnh thoảng, hãy cố gắng chiều lòng mọi người một chút.