Ngừng so sánh bản thân với người khác

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Thật khó để không so sánh bản thân với người khác, và điều này thường khiến bạn lo lắng đến sự hoàn hảo của bản thân trong cuộc sống hiện đại. Nếu bạn bắt đầu xem xét thành tích và thành tựu mà bạn đạt được, bạn sẽ càng nâng cao nấc thang tiêu chuẩn của bản thân. So sánh bản thân với người khác, và thậm chí đố kỵ với họ, là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng khi bạn trở nên ám ảnh với khuyết điểm của bản thân, thay vì chú ý vào những điều mà bạn vượt trội hơn người khác, bạn đang đặt sự tập trụng của bạn vào nhầm nơi. Điều này có thể sẽ khiến bạn suy nhược, và thậm chí ngăn cản bạn tham gia vào các khía cạnh khác trong cuộc sống. Thường xuyên so sánh bản thân với người khác sẽ có xu hướng khiến bạn hạ thấp lòng tự trọng của bản thân và khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Bạn có thể chống lại sự thôi thúc trong việc so sánh bản thân với người khác bằng cách nhìn nhận bản thân một cách chính xác hơn. Bạn nên thiếp lập mục tiêu có thể giúp bạn xây dựng sự tự tin của bản thân và tái học hỏi hành vi có thể giúp bạn cải thiện suy nghĩ của chính mình.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Xác định Nguồn gốc Hình thành Hành vi So sánh của Bản thân[sửa]

  1. Chú ý đến cách bạn nhìn nhận chính mình. Bước đầu tiên trong quá trình thay đổi cách nhìn nhận chính mình đó là nhận thức rõ ràng suy nghĩ của bạn về bản thân. Không có sự nhận thức này, bạn sẽ không thể phát hiện ra vấn đề tiềm ẩn. Sau khi đưa ra quyết định thực hiện nhiệm vụ khá khó khăn trong việc phá vỡ khuôn mẫu, tìm kiếm người có thể hỗ trợ bạn vượt qua quá trình này sẽ khá hữu ích. Tuy nhiên, một khi bạn đã nhận thức rõ về hành vi mà bạn muốn thay đổi, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn phân chia nó thành những mục tiêu nhỏ để thực hiện.
  2. Đánh giá lòng tự trọng của bản thân. Lòng tự trọng có thể được mô tả như sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về bản thân. Chúng ta đều có những ngày vui và không vui, và cách chúng ta cảm nhận về bản thân thường thay đổi mỗi ngày để phản ánh các sự kiện mà chúng ta đã trải qua trong ngày hôm đó. Lòng tự trọng có thể được xem là tính cách ổn định nhất mà bạn có thể phát triển theo thời gian. [1]
    • Bạn có sở hữu quan điểm khá tốt về bản thân? Bạn có cho phép người khác kiểm soát cách bạn cảm nhận về bản thân? Nếu bạn nhận thấy rằng bạn thường xác định lòng tự trọng của mình dựa trên tiêu chuẩn của người khác, đây là dấu hiệu cho thấy rằng bạn nên cố gắng cải thiện niềm hạnh phúc của mình.
  3. Xác định hành vi so sánh của bạn. Hành vi so sánh diễn ra khi bạn so sánh bản thân với người khác, cho dù là họ ở vị trí cao hơn hoặc thấp hơn bạn. Thông thường, bạn sẽ so sánh đặc điểm tích cực hoặc tiêu cực của người khác với bản thân bạn. Thỉnh thoảng, so sánh xã hội có thể khá hữu ích, nhưng hành vi so sánh tiêu cực có thể hủy hoại lòng tự trọng của bạn.[2]
    • Một ví dụ cho sự so sánh tích cực đó là khi bạn so sánh bản thân với người mà bạn ngưỡng mộ. Thay vì chỉ đố kỵ với người đó vì phẩm chất tốt đẹp của họ (ví dụ, anh ta là một người biết chu đáo).
    • Một ví dụ của sự so sánh tiêu cực là khi bạn so sánh bản thân với người sở hữu một điều gì đó mà bạn mong muốn có được. Ví dụ, bạn cảm thấy ghen tị với chiếc xe ô tô mới của một người nào đó.
  4. Viết ra suy nghĩ hoặc cảm xúc so sánh. Viết về thái độ là kết quả trực tiếp của hành động so sánh bản thân với người khác. Nếu có thể, hãy viết chúng ra giấy ngay sau khi suy nghĩ so sánh xuất hiện hoặc khi bạn nhớ lại ký ức. Bằng cách này, bạn sẽ có thể giữ cho tâm trí luôn tươi mới và bạn sẽ dễ dàng diễn tả hơn.
    • Suy nghĩ về cảm xúc mà sự so sánh đem lại cho bạn. Viết ra giấy mọi suy nghĩ và cảm xúc hình thành trong tâm trí bạn. Ví dụ, bạn cảm thấy thất vọng vì bạn ghen tị rằng người khác có xe ô tô mới, trong khi bạn vẫn lái chiếc xe mà bạn đã sử dụng trong 20 năm.[3]
  5. Cố gắng xác định điểm bắt đầu của hành vi so sánh của bạn. Viết về khoảng thời gian trong cuộc sống khi bạn không so sánh bản thân với người khác và bắt đầu từ đó. Cuối cùng, bạn có thể nhớ lại nguồn gốc khởi đầu suy nghĩ so sánh của bạn.
    • Ví dụ, bạn có thể hồi tưởng về thời thơ ấu trước khi bạn bắt đầu so sánh bản thân với anh chị em của bạn. Bạn có thể sẽ nhận ra rằng bạn bắt đầu so sánh bản thân với họ bởi vì bạn cảm thấy bị bỏ rơi. Bây giờ, bạn đã có thể bắt đầu khám phá nguyên nhân của hành vi so sánh mà bạn gặp phải.
    • Một trong những điều khó khăn nhất về hành vi so sánh đó chính là nhìn nhận rằng nó gây tác động tiêu cực đến bạn. Bằng cách theo dõi và nhìn nhận cảm xúc mà sự so sánh đem lại cho bạn, bạn sẽ có thể thay đổi hành vi tiêu cực của mình.

Trân trọng Những gì Bạn có[sửa]

  1. Tập trung vào những điều bạn có. Một khi bạn nhận thức được rằng so sánh bản thân với người khác sẽ không giúp ích gì cho bạn, bạn sẽ tìm kiếm biện pháp khác để đem có thể đem lại sự công cho chính mình. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy và bày tỏ sự biết ơn trước những gì bạn có, bạn sẽ chuyển hướng sự tập trung từ phía người khác sang bản thân mình.
    • Dành nhiều thời gian để chú ý đến sự tích cực và điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bạn có thể sẽ nhận thấy rằng bạn bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các yếu tố này khi bạn không bận rộn so sánh bản thân với người khác.
  2. Viết nhật ký về sự biết ơn. Nhật ký về lòng biết ơn là cách để nhắc nhở bạn nhớ về những điều mà bạn có. Nó sẽ giúp bạn xem xét những gì mà bạn không biết quý trọng. Sau đó, bạn có thể bày tỏ sự biết ơn với chúng. Suy nghĩ về ký ức đẹp đẽ nhất của bạn. Chúng có thể là hành động mà bạn đã thực hiện, nơi mà bạn đã đến, bạn bè mà bạn đã từng gặp gỡ, bất kỳ điều gì khiến bạn hạnh phúc nhất. Hãy tập trung bày tỏ sự biết ơn đối với chúng.[4]
    • Bằng cách ghi nhật ký về lòng biết ơn, bạn có thể tăng thêm cơ hội thành công cho chính mình. Tuy nhiên, miễn cưỡng thực hiện một việc gì đó sẽ gây phản tác dụng.[5] Bạn cần phảp ép bản thân nhìn nhận điều mà bạn có thể đã xem thường và bày tỏ sự cảm kích của mình với chúng. Đưa ra quyết định công nhận lòng biết ơn sâu sắc và nâng cao cuộc sống của bạn.
    • Viết một cách chi tiết. Thay vì chỉ lập một danh sách dài dòng, hãy dành thời gian để viết lời giải thích rõ ràng về một vài yếu tố mà bạn cảm thấy biết ơn.
    • Viết về sự ngạc nhiên hoặc sự kiện bất ngờ. Cách này sẽ cung cấp cho bạn cơ hội để tận hưởng cảm giác tốt đẹp mà bạn đã trải nghiệm.
    • Bạn không cần phải viết mỗi ngày. Thật ra, viết nhật ký một vài lần trong tuần sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn là viết mỗi ngày.
  3. Tử tế với bản thân. Bằng cách trở nên tử tế hơn và ít nghiêm khắc hơn với chính mình, bạn sẽ khuyến khích bản thân cố gắng nhiều hơn.
  4. Hiểu rõ rằng bạn là người nắm quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình. Sẽ khó để ngăn bản thân không so sánh với người khác. Nhưng cuối cùng, bạn mới chính là người có thể kiểm soát cuộc sống của mình. Bạn là người đưa ra lựa chọn dẫn dắt cuộc sống của bạn đi theo một con đường cụ thể nào đó. Bạn là người hình thành quyết định tốt nhất cho bản thân chứ không phải bất kỳ một người nào khác. [6]
    • Người khác làm gì và có gì cũng không quan trọng. Bạn là người duy nhất quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Loại bỏ hoặc Thay thế Suy nghĩ So sánh[sửa]

  1. Hiểu rõ về quá trình thay đổi hành vi và suy nghĩ của bản thân. Mô hình Giai đoạn Thay đổi Hành vi (The Transtheoretical Model of change)[7] chỉ ra rằng chúng ta phải trải qua nhiều giai đoạndẫn đến sự nhận thức về một tình huống nào đó. Con người phải trải qua quá trình mà họ chỉ có thể kết thúc bằng việc chấp nhận hành vi mới của mình. Các giai đoạn này bao gồm:
    • Tiền dự định: Trong giai đoạn này, cá nhân chưa sẵn sàng cho sự thay đổi. Thông thường, lý do là vì người đó chưa hiểu rõ hoặc thiếu thông tin về vấn đề.
    • Dự định: Giai đoạn này bao gồm việc xem xét tiến hành thay đổi. Cá nhân bắt đầu cân nhắc góc độ tích cực của sự thay đổi, mặc dù họ biết rõ về mặt tiêu cực của quá trình thay đổi.
    • Chuẩn bị: Trong giai đoạn này, người đó đã đưa ra quyết định thay đổi, và đã bắt đầu lên kế hoạch tiến hành sự thay đổi.
    • Hành động: Trong giai đoạn này, cá nhân đang cố gắng nỗ lực thay đổi hành vi. Điều này có thể bao gồm sự giảm thiểu một số hoạt động nhất định, hoặc sự gia tăng một vài hoạt động khác.
    • Duy trì: Giai đoạn này liên quan đến việc duy trì một mức độ hoạt động nhất định để bảo đảm rằng hành vi đó đã thay đổi và vẫn sẽ thay đổi.
    • Chấm dứt: Trong giai đoạn này, hành vi đã được thay đổi hoàn toàn, vì vậy, người đó sẽ không gặp phải sự tái phát, ngay cả khi họ bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng hoặc các trạng thái cảm xúc khác.
  2. Nhận thức được rằng lý tưởng hóa một ai đó là điều không thực tế. Chúng ta chỉ tập trung vào một vài khía cạnh của người mà chúng ta ngưỡng mộ, và họ sẽ trở thành ảo tưởng to lớn mà chúng ta tạo ra. Chúng ta lựa chọn chỉ nhìn vào những đặc điểm mà chúng ta lý tưởng hóa, và bác bỏ các yếu tố không hấp dẫn đối với chúng ta.
  3. Thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Khi bạn so sánh bản thân với người khác, bạn có thể nhìn nhận bản thân một cách tiêu cực. Nếu bạn suy nghĩ tiêu cực về bản thân, hãy bảo với chính mình chuyển hướng suy nghĩ về những điều mà bạn cảm thấy tự hào về bản thân.
    • Ví dụ, nếu bạn quen biết một người nào đó có khiếu viết lách, thay vì ghen tị với tài năng của họ, bạn có thể suy nghĩ về năng khiếu của bạn. Hãy nói với bản thân rằng “Có thể mình không phải là một nhà văn tài ba, nhưng mình vẽ rất đẹp. Ngoài ra, nếu mình muốn cải thiện kỹ năng viết lách của mình, mình có thể cố gắng nỗ lực để hướng đến thực hiện mục tiêu này thay vì đố kỵ với tài năng của người khác".

Đạt được Mục tiêu[sửa]

  1. Thiết lập mục tiêu của bạn. Đạt được mục tiêu sẽ giúp bạn củng cố cuộc sống và hình thành trải nghiệm khác biệt với kỳ vọng của người khác. Bạn có thể bắt đầu bằng việc thiết lập mục tiêu của bạn.
    • Nếu bạn muốn tham gia chạy marathon, bạn có thể lấy điều này làm mục tiêu. Bạn có thể ước lượng khả năng của mình ngay tại nơi bạn đang có mặt (ví dụ, tìm hiểu xem bạn có thể chạy xa đến đâu trước khi bắt đầu quá trình rèn luyện).
  2. Giám sát tiến độ của bản thân. Khi bạn thiết lập mục tiêu cho chính mình, bạn có thể theo dõi sự tiến bộ của bạn để nhận thức được tiến độ của bạn trên con đường giúp bạn hoàn thành mục tiêu. Hành động này sẽ giúp bạn tập trung vào bản thân chứ không phải vào người khác.
    • Tiến hành theo khả năng. Xem xét tình huống đặc biệt của bản thân khi theo dõi tiến trình thực hiện mục tiêu. Ví dụ, nếu bạn cần nhiều thời gian hơn bạn bè của bạn để đạt được tấm bằng tốt nghiệp, bạn có thể suy nghĩ rằng ngoài việc học, bạn còn phải làm công việc toàn thời gian, hoặc nuôi gia đình, hoặc chăm sóc cha mẹ già yếu. Bất kỳ người nào cũng gặp phải tình huống đặc biệt nào đó giúp thúc đẩy hoặc hạn chế tiến độ của họ.
    • Nếu bạn đang luyện tập cho môn thể thao chạy marathon, bạn có thể theo dõi sự cải thiện của bạn mỗi tuần. Cố gắng chạy xa hơn mỗi tuần cho đến khi bạn đạt ngưỡng 40 km. Trong khi bạn đang tăng dần khoảng cách, bạn cũng có thể gia tăng tốc độ của bản thân. Bằng cách lập biểu đồ sự tiến bộ của bạn, bạn sẽ nhận thức được rằng bạn đã tiến xa đến mức nào và bạn cần phải cố gắng nhiều hơn bao nhiêu.
  3. Cố gắng cải thiện khả năng của chính mình. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn muốn cải thiện một lĩnh vực nào đó, hãy đăng ký tham gia vào các lớp học, buổi hội thảo hoặc tham dự vào các bài học để mài giũa kỹ năng và kỹ thuật của mình. Điều này sẽ góp phần làm tăng thêm sự tự tin và giúp bạn xác định được vị trí và giá trị của mình.
    • Điều quan trọng mà bạn cần phải hiểu đó là sự hoàn hảo là kiểu mẩu suy nghĩ không hiệu quả khi một người nào đó sử dụng lý tưởng không thực tế như là tiêu chuẩn của thành tích. Bạn nên hiểu rằng tình huống mà mỗi người gặp phải hoàn toàn độc nhất vô nhị. Bạn có thể cố gắng cải thiện khả năng của mình để khiến bản thân vui vẻ hơn.
  4. Cạnh tranh với chính mình. Nhiều vận động viên và diễn viên nổi tiếng đã nói rằng họ thích cạnh tranh với chính mình. Họ thường cố gắng vượt qua thành tính cao nhất mà bản thân đạt được. Đây là một cách khá hay để nâng cao lòng tự trọng khi bạn trông thấy bản thân ngày càng tiến đến mục tiêu cao hơn. Khi vận động viên hướng đến mục đích trở thành người giỏi nhất trong môn thể thao mà mình tham gia, họ có thể thiết lập mục tiêu cho chính mình và cố gắng chạy nhanh hơn và mài giũa kỹ năng của mình. [8]
  5. Phán xét bản thân theo tiêu chuẩn do chính mình đề ra. Khi bạn học cách sử dụng tiêu chuẩn của chính mình để đánh giá bản thân, bạn sẽ ngừng so sánh bản thân với người khác. Hành động này sẽ giúp loại bỏ cảm giác so sánh mà bạn có thể đang cảm nhận bởi vì kỳ vọng của người khác không phải là kỳ vọng của bạn. Nếu bạn nhận thức được rằng bạn có khả năng tạo nên cuộc sống mà bạn khao khát cho bản thân, bạn sẽ có thể kiểm soát kết quả của nó. Bạn chỉ nên phán xét bản thân theo tiêu chuẩn của bạn, chứ không phải của người khác.
  6. Trân trọng người khác thay vì đố kỵ. Xem xét lợi ích mà người khác có thể đem lại cho bạn. Nếu bạn quen biết với những người bạn khá thành công trong cuộc sống, mạng lưới giao thiệp của họ sẽ có khá nhiều người có thể giúp bạn trở nên thành công trong cuộc sống. Thay vì đố kỵ với thành công của họ, hãy sử dụng nó như là lợi thế của bạn.
    • Ví dụ, bạn có thể nhìn vào bức ảnh của vận động viên và ngưỡng mộ sự cân đối của họ. Thay vì cảm thấy thua kém và ghen tị, bạn có thể sử dụng chúng như động lực để tạo sự thay đổi trong cuộc sống của bạn. Bạn có thể quyết định thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục nhiều hơn. Và bạn có thể sử dụng bức ảnh đó một cách hiệu quả hơn là tiêu cực.
  7. Thỉnh thoảng, hãy chấp nhận rủi ro. Một khi bạn đã học cách để phán xét bản thân theo tiêu chuẩn của chính mình, bạn sẽ có thể cảm thấy thoải mái hơn khi bắt đầu với những rủi ro nhỏ, và ngày một gia tăng dần. Những rủi ro này sẽ cho phép bạn nâng cao tiêu chuẩn của bản thân. Thông thường, yếu tố ngăn người khác đạt được thành tựu to lớn nhất đó là vì họ sợ phải chấp nhận rủi ro. Họ trở nên sợ hãi và điều này ngăn cản họ không thể đạt được thành tựu vượt ngoài sức tưởng tượng.
    • Bắt đầu từ những bước nhỏ. Cách này sẽ giúp bạn xây dựng sự tự tin theo khả năng của chính mình.
  8. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ. Khi bạn vây quanh bản thân với người ủng hộ bạn, bạn sẽ nhận thấy rằng quan điểm của bạn về bản thân sẽ ngày càng được cải thiện hơn.
  9. Trở thành huấn luyện viên của chính mình. Huấn luyện viên tốt đến từ nhiều hình thức. Có nhiều người huấn luyện viên thường hay la hét và bêu xấu cầu thủ của mình. Cũng có người luôn nhấn mạnh vào sự xuất sắc, thúc đẩy vận động viên của họ chạy nhanh hơn, nhảy cao hơn, bơi thêm một vài vòng, nhưng kèm theo sau đó là tình yêu thương và sự ủng hộ. Người huấn luyện viên dạy bằng tình yêu thương của mình là người sẽ giúp hình thành nên người học trò cân bằng nhất.
    • Xem bản thân mình như một người huấn luyện viên, ép bản thân tiến gần đến sự xuất sắc. Dành tình yêu và sự trân trọng cho nỗ lực của bản thân. Và bạn sẽ có thể đạt được mục tiêu mà bạn đã đề ra cho chính mình để gia tăng lòng tự trọng, thay vì hủy hoại nó.

Sử dụng Phương tiện Truyền thông Một cách Có trách nhiệm[sửa]

  1. Hạn chế tiếp xúc với phương tiện truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội. Nếu bạn nhận thấy rằng người đại diện lý tưởng của phương tiện truyền thông đang gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng của bạn, bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng. Giảm thời gian xem trang web của mạng xã hội, hoặc chấm dứt sử dụng nó hoàn toàn. Xoá bỏ hoặc vô hiệu hóa trang web xã hội của bạn.
    • Nếu bạn không muốn vô hiệu hóa hoặc xóa bỏ hoàn toàn tài khoản Facebook, Twitter, hoặc Instagram, bạn có thể hạn chế thời gian bạn dành để kiểm tra tài khoản của mình mỗi ngày, hoặc mỗi tuần. Ví dụ, bạn chỉ nên sử dụng chúng trong vòng 10 phút mỗi ngày hoặc 30 phút mỗi tuần, nhưng hãy nhớ cẩn thận vì ngay cả sử dụng chúng trong một vài phút ngắn ngủi cũng có thể dẫn đến suy nghĩ so sánh tiêu cực.[9]
  2. Tránh xa phương tiện thông tin đại chúng có chứa hình ảnh lý tưởng. Bạn có thể hạn chế điều này bằng cách tránh xa tạp chí thời gian, chương trình truyền hình thực tế, một vài bộ phim và loại nhạc cụ thể nào đó, v.v. Nếu bạn thường so sánh bản thân với một người mẫu hoặc vận động viên nào đó, bạn nên tránh đọc tạp chí, xem truyền hình, hoặc chơi các loại game có sự tham gia của họ.
    • Ngay cả một vài giây phút tiếp xúc ngắn ngủi với phương tiện thông tin đại chúng có sử dụng hình ảnh lý tưởng được cho rằng có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự tự nhận thức một cách tiêu cực. [9] Điều này thậm chí có thể khiến bạn có nguy cơ gặp phải triệu chứng của bệnh trầm tư và trầm cảm.[10]
  3. Bắt đầu suy nghĩ một cách thực tế. Bạn không thể nào hoàn toàn tránh gặp phải hình ảnh lý tưởng của truyền thông, vì vậy, hãy cẩn thận nếu bạn đang so sánh bản thân với các hình mẫu này. Bạn nên suy nghĩ một cách thực tế về những người hoặc sự vật trông có vẻ hoàn hảo.
    • Ví dụ, nếu bạn đố kỵ mối quan hệ hoàn hảo của một người bạn nào đó với vợ/chồng của họ, hãy nhớ về khoảng thời gian đầy khó khăn của người đó trong quá trình tìm kiếm người bạn đời phù hợp này và suy nghĩ về mọi thử thách mà người đó có thể đã phải đối mặt. Sự cảm thông sẽ thay thế lòng đố kỵ.
    • Nếu bạn trông thấy một người nào đó sở hữu thân hình, xe ô tô, hoặc cuộc sống mà bạn mong ước, hãy cố gắng suy nghĩ về những gì mà bạn có thể thực hiện để giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu này và viết chúng ra giấy.
  4. Sử dụng mạng xã hội theo cách tích cực. Tìm kiếm phương pháp để sử dụng chúng theo cách giúp làm giàu thêm cho cuộc sống của bạn. Bạn có thể theo dõi (follow) các trang giáo dục, thông tin, hoặc các trang truyền cảm hứng cho bạn. Nếu bạn muốn thành công, hãy theo dõi tài khoản của các nhà kinh doanh nổi tiếng. Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng thể chất của bản thân, bạn có thể theo dõi tài khoản của những người có liên quan đến não bộ và tâm lý.

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng ngần ngại khi phải đặt bản thân lên trước tiên. Hãy chăm sóc bản thân. Nếu bạn có xu hướng hạ mình vì người khác, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Thôi là người cả nể và các bài viết khác cùng chuyên mục của chúng tôi.
  • So sánh bản thân với người khác là thói quen xấu mà nhiều người gặp phải. Sẽ phải tốn khá nhiều thời gian để bạn có thể thay đổi. Đừng đầu hàng.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn cũng không nên cho phép người khác so sánh bạn với một người nào đó.
  • Tránh trở nên quá căng thẳng hoặc lo lắng vì chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Vogel, E., Rose, J., Roberts, L., & Eckles, K. (2014). Sự so sánh xã hội, truyền thông xã hội, và lòng tự trọng. Tâm lý học của Văn hóa Truyền thông Phổ biến, 3(4), 206-222.
  2. Vogel, E., Rose, J., Roberts, L., & Eckles, K. (2014). So sánh xã hội, truyền thông xã hội, và lòng tự trọng. Tâm lý học của Văn hóa Truyền thông Phổ biến, 3(4), 206-222.
  3. http://journaltherapy.com/journaltherapy/journal-cafe-3/journal-course
  4. http://www.oprah.com/spirit/Martha-Beck-Whos-on-Top
  5. http://greatergood.berkeley.edu/article/item/tips_for_keeping_a_gratitude_journal
  6. http://jamesclear.com/quality-comparison
  7. http://www.prochange.com/transtheoretical-model-of-behavior-change
  8. https://www.sportpsych.org/nine-mental-skills-overview
  9. 9,0 9,1 Turner, S., Hamilton, H., Jacobs, M., Angood, L., & Hovde Dwyer, D. (1997). Sự ảnh hưởng của tạp chí thời trang đến sự hài lòng về cơ thể của các cô gái đang học đại học: Một phân tích thăm dò. Tuổi vị thành niên, 32(127), 603-614.
  10. Feinstein, B., Hershenberg, R., Bhatia, V., Latack, J., Meuwly, N., & Davila, J. (2013). So sánh xã hội tiêu cực trên Facebook và triệu chứng của bệnh trầm cảm: Sự trầm tư trở thành cơ chế. Tâm lý học của Văn hóa Truyền thông Phổ biến, 2(3), 161-170.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này