Đặt mục tiêu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Dù bạn chỉ có những ước mơ nhỏ bé hay có những kỳ vọng to lớn thì việc đặt mục tiêu sẽ cho phép bạn lên kế hoạch cho con đường bạn sẽ đi trong cuộc sống. Một vài thành tựu có thể cả đời mới đạt được, trong khi một số khác lại có thể hoàn thành trong một cơ số ngày. Dù bạn đang đặt những mục tiêu xa xôi rộng lớn hay là những mục tiêu cụ thể có thể đạt được, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và tự thấy bản thân mình có giá trị. Bước khởi đầu có thể gian nan, nhưng bạn có thể xây dựng dù là ước mơ vĩ đại nhất.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Đặt Các Mục tiêu Có thể Đạt được[sửa]

  1. Xác định các mục tiêu trong cuộc đời mình. Bạn cần hỏi bản thân mình một số câu hỏi quan trọng về những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Bạn muốn đạt được những gì: trong hôm nay, trong một năm, trong cả cuộc đời? Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể chung chung như "Tôi muốn được hạnh phúc", hay "Tôi muốn giúp đỡ mọi người". [1] Cân nhắc xem bạn hy vọng đạt được điều gì trong 10, 15, hoặc 20 năm tới.
    • Một mục tiêu cả đời có thể là tự mở doanh nghiệp riêng của mình. Mục tiêu về thẩm mỹ có thể là trở nên thon thả. Mục tiêu cá nhân có thể là lập gia đình một ngày nào đó. Những mục tiêu này thường vô cùng rộng.
  2. Cần chia nhỏ bức tranh toàn cảnh thành những mục tiêu nhỏ và cụ thể hơn. Cân nhắc đến những lĩnh vực trong cuộc sống bạn muốn thay đổi hoặc bạn cảm thấy muốn phát triển lâu dài. Những lĩnh vực này bao gồm: nghề nghiệp, tài chính, gia đình, giáo dục, hoặc sức khỏe. Bắt đầu hỏi bản thân những câu hỏi về những gì bản thân muốn đạt được ở từng lĩnh vực trong vòng năm năm.[2]
    • Với mục tiêu cuộc sống là “Tôi muốn thon thả”, bạn có thể bẻ thành mục tiêu nhỏ hơn “Tôi muốn ăn uống lành mạnh hơn” và “Tôi muốn chạy điền kinh”.
    • Với mục tiêu cuộc sống “Tôi muốn tự mở doanh nghiệp của riêng mình”, những mục tiêu nhỏ hơn có thể là “Tôi muốn học quản lý doanh nghiệp hiệu quả” và “Tôi muốn mở một hiệu sách độc lập”.
  3. Viết mục tiêu cho thời gian ngắn hạn. Bây giờ bạn đã biết sơ sơ về điều mình muốn đạt được trong vòng vài năm tới, hãy viết ra những mục tiêu chắc chắn để bắt đầu hành động từ bây giờ. Đặt ra hạn chót cho bản thân trong khung thời gian hợp lý (không dài hơn một năm với những mục tiêu ngắn hạn).[3]
    • Viết ra mục tiêu sẽ giúp bạn khó lòng bỏ qua, và từ đó khiến bạn phải có trách nhiệm với chúng.[3]
    • Để trở nên thon thả, những mục tiêu đầu tiên của bạn có thể là ăn nhiều rau hơn và chạy 5km.
    • Để tự mở doanh nghiệp của mình, những mục tiêu đầu tiên của bạn có thể là tham gia lớp học về quản lý sổ sách và tìm địa điểm hoàn hảo cho hiệu sách của mình.
  4. Biến những mục tiêu của mình thành các bước nhỏ hơn đến đưa bạn đến với những mục tiêu lớn hơn của cuộc sống. Về cơ bản, bạn cần quyết định xem tại sao mình đặt mục tiêu này cho bản thân và nó sẽ hoàn thiện điều gì. Một số câu hỏi hữu ích để tự hỏi bản thân trong quá trình tìm hiểu đó là: mục tiêu này có đáng giá không? Bây giờ có phải thời điểm thích hợp không? Nó có hài hòa với nhu cầu của mình không?[4]
    • Ví dụ, mặc dù mục tiêu thon thả ngắn hạn có thể là tham gia một môn thể thao mới trong vòng sáu tháng, nhưng bạn hãy hỏi bản thân liệu nó có giúp bạn đạt được mục tiêu cao hơn là chạy điền kinh không. Nếu không, cần cân nhắc thay đổi mục tiêu ngắn hạn sang mục tiêu khác có thể thúc đẩy bạn đến gần với mục tiêu của cuộc đời.
  5. Điều chỉnh mục tiêu định kỳ. Bạn có thể cảm thấy mình cứ duy trì thói quen chỉ quan tâm đến những mục tiêu to lớn của cuộc đời, nhưng thực ra bạn cần dành thời gian để đánh giá lại những mục tiêu nhỏ hơn của mình. Bạn có hoàn thành được chúng theo khung thời gian không? Liệu chúng có cần thiết trong hành trình đưa bạn đến với mục tiêu lớn của cuộc đời? Hãy cho phép bản thân linh động trong việc điều chỉnh những mục tiêu của bản thân.[5]
    • Để trở nên thon thả, bạn có thể phải chạy thành thục được quãng đường 5km. Có thể sau khi bạn chạy một thời gian và liên tục cải thiện phong độ tốt nhất của mình, bạn nên điều chỉnh mục tiêu của mình từ “chạy quãng đường 5km” thành “chạy quãng đường 10km”. Cuối cùng bạn có thể chuyển “chạy bán điền kinh”, rồi “chạy điền kinh”.
    • Để mở doanh nghiệp của riêng mình, sau khi hoàn thành những mục tiêu đầu tiên là tham gia lớp học về quản lý sổ sách và tìm địa điểm, bạn có thể đặt những mục tiêu mới để có thể vay tiền mở doanh nghiệp rồi mua địa điểm, đăng ký giấy phép kinh doanh phù hợp qua cơ quan địa phương. Sau đó, bạn có thể tiến đến mua (hoặc thuê) địa điểm, sau đó mua những loại sách bạn cần, thuê nhân viên, và bắt đầu kinh doanh. Cuối cùng bạn có thể tiếp tục chuyển đến việc mở sang cơ sở thứ hai!

Thực hành Những Chiến lược Mục tiêu Hiệu quả[sửa]

  1. Đặt mục tiêu thật cụ thể. Khi đặt mục tiêu, những mục tiêu đó nên trả lời được những câu hỏi cực kỳ cụ thể là ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao. Với mỗi mục tiêu cụ thể bạn đặt ra, bạn nên hỏi bản thân tại sao đây lại là một mục tiêu và nó giúp ích như thế nào cho mục tiêu cuộc đời của bạn.[4]
    • Để trở nên thon thả (cụm từ rất chung chung), bạn đã có mục tiêu cụ thể “ chạy điền kinh”, và bắt đầu với mục tiêu ngắn hạn “chạy quãng đường 5km”. Khi bạn đặt mỗi mục tiêu ngắn hạn —như chạy quãng đường 5km, bạn có thể trả lời những câu hỏi: Ai? Tôi. Cái gì? Chạy quãng đường 5km. Ở đâu? Công viên nơi tôi sống. Khi nào? Trong 6 tuần. Tại sao? Để tiến tới mục tiêu của tôi là chạy điền kinh.
    • Để mở doanh nghiệp của riêng mình, bạn có mục tiêu ngắn hạn “tham gia lớp học quản lý sổ sách.” Mục tiêu này có thể trả lời các câu hỏi: Ai? Tôi. Cái gì? Tham gia lớp học quản lý sổ sách. Ở đâu? Ở thư viện. Khi nào? Mỗi thứ bảy trong 5 tuần. Tại sao? Để học cách quản lý ngân sách cho doanh nghiệp của tôi.
  2. Đặt các mục tiêu có thể đong đếm được. Để cho chúng ta có thể theo dõi tiến triển, các mục tiêu phải có thể xác định được. "Tôi sẽ đi bộ nhiều hơn" sẽ khó theo dõi và đong đếm hơn là "Mỗi ngày tôi sẽ đi vòng quanh con đường này 16 lần". Điều cần thiết ở đây là, bạn sẽ cần vài cách để xác định liệu mình có đang đạt được mục tiêu hay không.[4]
    • “Chạy quãng đường 5km” là một mục tiêu có thể đong đếm được. Bạn biết chắc chắn khi nào bạn hoàn thành. Bạn có thể cần đặt mục tiêu thậm chí là ngắn hạn hơn “chạy ít nhất 4.8km, 3 lần mỗi tuần” đến tiến tới đạt được 5km đầu tiên của mình. Sau 5km đầu tiên, một mục tiêu có thể đong đếm khác sẽ là “chạy thêm 5km nữa trong một tháng, nhưng giảm bớt 4 phút chạy”.
    • Tương tự như vậy, “tham gia lớp học quản lý sổ sách” là mục tiêu có thể đong đếm được vì đây là một lớp học cụ thể bạn sẽ đăng ký tham gia và đi học hàng tuần. Một mục tiêu ít đong đếm được hơn sẽ là “ tìm hiểu về quản lý sổ sách”, là một mục tiêu không rõ ràng vì khó để biết khi nào bạn “hoàn thành” việc tìm hiểu về quản lý sổ sách.
  3. Hãy thực tế với những mục tiêu của mình. Việc đánh giá tình trạng của mình một cách thành thực và nhận ra những mục tiêu nào là thực tế và mục tiêu nào hơn xa vời rất quan trọng. Hãy hỏi bản thân mình liệu bạn đã có tất cả những gì mình cần để hoàn thành mục tiêu chưa (kỹ năng, nguồn lực, thời gian, kiến thức).[4]
    • Để trở nên thon thả và chạy điền kinh, bạn sẽ cần dành nhiều thời gian chạy. Nếu bạn không có thời gian hay hứng thú để cống hiến nhiều giờ mỗi tuần để chạy, mục tiêu này có thể không có hiệu quả với bạn. Nếu bạn ở trong tình huống này, bạn có thể điều chỉnh các mục tiêu của mình; có nhiều cách khác để trở nên thon thả mà không phải dành hàng giờ để chạy.
    • Nếu bạn muốn mở cửa hàng sách độc lập của riêng mình, nhưng bạn không có kinh nghiệm điều hành một doanh nghiệp, không có vốn (tiền) để đầu tư vào mở doanh nghiệp, và bạn không có kiến thức gì về cách thức hoạt động của một hiệu sách, hoặc bạn không thực sự thích đọc, bạn có thể không thể thành công trong việc đạt được các mục tiêu của mình.
  4. Đặt ra các ưu tiên. Ở bất kỳ thời điểm cụ thể nào, bạn có rất nhiều mục tiêu đang ở trong những quá trình hoàn thành khác nhau. Cần quyết định xem những mục tiêu nào là quan trọng và gấp hơn những mục tiêu khác là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nếu bạn thấy mình có quá nhiều mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy bị ngợp và ít có thể hoàn thiện được những mục tiêu đó.[6]
    • Hữu ích hơn cả là chọn ra một vài ưu tiên hàng đầu. Từ đó bạn sẽ tập trung được khi xảy ra tình trạng những mục tiêu xung đột với nhau. Nếu đó là lựa chọn giữa việc hoàn thành một hoặc hai mục tiêu nhỏ với việc hoàn thành một mục tiêu ưu tiên hàng đầu, bạn cần phải biết mình phải chọn ưu tiên hàng đầu.[6]
    • Nếu bạn đang nỗ lực để đạt được mục tiêu thon thả và bạn đã đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn “ăn uống lành mạnh hơn”, “chạy quãng đường 5km”, và “bơi 1.6km, 3 lần mỗi tuần”, bạn sẽ thấy mình không có đủ thời gian hoặc năng lượng để làm hết những mục tiêu đó trong một lần. Bạn có thể đặt theo thứ tự ưu tiên; nếu bạn muốn chạy điền kinh, đầu tiên chạy 5km có thể quan trọng hơn mục tiêu đi bơi mỗi tuần của bạn. Bạn có thể muốn tiếp tục ăn lành mạnh hơn, vì nó tốt cho toàn bộ sức khỏe và thêm nữa là giúp ích cho việc chạy.
    • Nếu bạn đang cố gắng mở một hiệu sách của riêng mình, bạn có thể cần có giấy phép kinh doanh và chắc chắn bạn đủ tiêu chuẩn để vay nợ kinh doanh (nếu bạn cần) trước khi bắt đầu chọn những loại sách cụ thể để bán trong cửa hàng của mình.
  5. Theo dõi tiến bộ. Viết nhật ký là một cách hiệu quả để theo dõi cả những tiến bộ cá nhân và tiến bộ nghề nghiệp. Rà soát lại bản thân và ghi nhận tiến bộ mình đã đạt được để tiến tới mục tiêu nhất định chính là chìa khóa để luôn giữ được động lực. Nó có thể khuyến khích bạn làm việc chăm chỉ hơn.
    • Nhờ một người bạn đảm bảo bạ đang đi đúng đường có thể giúp bạn tập trung hơn. Ví dụ, nếu bạn đang luyện tập cho một đường đua lớn, bạn nên có một người bạn để thường xuyên gặp gỡ và chia sẻ từ đó giúp bạn đi đúng tiến độ của mình.
    • Nếu bạn đang cố gắng trở nên thon thả bằng cách đạt được mục tiêu chạy điền kinh, bạn nên viết nhật ký chạy trong đó ghi lại bạn đã chạy được bao xa, tốn bao nhiêu thời gian, và bạn cảm thấy như thế nào. Khi bạn đã cải thiện nhiều hơn, nó sẽ là nguồn động viên cho lòng tự tin vô cùng tuyệt vời để bạn có thể nhìn lại xem mình đã tiến xa tới mức nào kể từ khi bắt đầu.
    • Có thể hơi khó khăn trong việc theo dõi tiến bộ trong việc mở doanh nghiệp của riêng mình, nhưng viết lại tất cả những mục tiêu và mục tiêu nhỏ, sau đó gạch bỏ đi khi một mục tiêu nào đó đã hoàn thành có thể giúp bạn theo dõi công việc mình đã làm.
  6. Đánh giá mục tiêu. Ghi nhận khi bạn đã được một số mục tiêu và cho phép bản thân tự kỷ niệm tương ứng với thành tựu đó. Dành thời gian này để đánh giá quá trình mục tiêu —từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành. Xem lại xem mình hài lòng với khung thời gian, kỹ năng hay không, hoặc liệu mục tiêu đó đã hợp lý chưa.
    • Ví dụ, khi bạn đã chạy được 5km đầu tiên, cứ kỷ niệm vì mình đã hoàn thành được một mục tiêu, dù nó chỉ rất nhỏ bé so với mục tiêu cao hơn là chạy điền kinh.[7]
    • Đương nhiên khi bạn mở cửa hàng sách độc lập của riêng mình và bạn bán được khoản đầu tiên cho khách hàng, bạn sẽ kỷ niệm chuyện đó, và bạn biết rằng mình đã làm việc để tiến tới mục tiêu của mình một cách thành công!
  7. Tiếp tục đặt mục tiêu. Khi bạn đã đạt được những mục tiêu—ngay cả những mục tiêu lớn của cuộc đời—bạn sẽ muốn tiếp tục trưởng thành và đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân.
    • Khi bạn chạy điền kinh, bạn nên đánh giá xem bạn muốn làm gì tiếp theo. Bạn có muốn chạy thêm quãng đường nữa không, hay muốn cải thiện thời gian? Bạn có muốn đa dạng hóa và thử môn thể thao ba môn phối hợp hay Ironman không? Hay bạn có muốn quay lại để chạy quãng đường ngắn hơn—5km hay 10km?
    • Nếu bạn đã mở được hiệu sách của riêng mình, bạn có muốn thử tổ chức các sự kiện cộng đồng, như câu lạc bộ sách, hay dạy đọc không? Hay bạn có muốn kiếm thêm tiền không? Bạn có muốn mở thêm ở một cơ sở khác hay mở rộng bằng cách mở thêm một quán cà phê bên trong cửa hàng sách hay ngay cạnh với cửa hàng của mình không?

Lời khuyên[sửa]

  • Sử dụng phương pháp SMART để lập các mục tiêu có thể thực hiện được. SMART là cách ghi nhớ được những người quản trị cuộc đời, người tạo động lực, phòng Nhân sự, nhà làm giáo dục sử dụng cho hệ thống xác định mục tiêu, thiết lập, và đạt được mục tiêu đó. Mỗi chữ cái trong từ SMART đại diện cho một tính từ mô tả một cách hiệu quả để đặt ra mục tiêu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này