Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thư giãn tâm trí
Từ VLOS
Bạn cảm thấy căng thẳng hay không hạnh phúc? Bạn có cần phải lấy lại bình tĩnh? Luyện cho tâm trí thư giãn có thể giúp bạn được nghỉ ngơi và sẵn sàng bất cứ lúc nào và điều này cũng dễ thực hiện. Khi tìm được phương pháp phù hợp, bạn hãy phát triển và thực hành thường xuyên. Áp dụng những ý tưởng dưới đây sẽ giúp bạn thư giãn nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thiền định[sửa]
-
Hít
thở
sâu.
Mặc
dù
ý
tưởng
này
nghe
có
vẻ
lý
thuyết
nhưng
bài
tập
hít
thở
sâu
giúp
đầu
óc
bạn
thư
giãn
một
cách
kỳ
diệu.
Hãy
luyện
tập
hàng
ngày
vào
những
lúc
căng
thẳng
sẽ
giúp
bạn
bớt
lo
lắng.
- Ngậm miệng và hít sâu qua mũi. Cố gắng hít vào trong thời gian 4 giây. Nín thở trong 8 giây và thở ra từ từ trong vòng 8 giây. Lặp lại bài tập này 4 lần.
- Nếu bạn gặp khó khăn khi hít thở với tốc độ chậm như vậy, hãy bắt đầu với nhịp nhanh hơn và tập kéo dài thời gian dần dần.
- Thoải mái điều chỉnh thời gian mỗi lần hít vào thở ra, nhưng phải đảm bảo thời gian thở ra dài gấp đôi thời gian hít vào. Hãy nghỉ giữa các lần hít thở.[1]
-
Tập
thiền,
hoặc
cầu
nguyện
tịnh
tâm,
sám
hối.
Đây
là
quá
trình
thư
giãn
đầu
óc
bằng
cách
tập
trung
vào
một
suy
nghĩ,
địa
điểm,
từ
ngữ,
màu
sắc,
vật
cụ
thể.
Để
tập
thiền,
ngồi
(quỳ
gối)
hoặc
nằm
theo
tư
thế
thoải
mái
và
nghĩ
(hoặc
cầu
nguyện)
về
một
điều
cụ
thể.
Bạn
có
thể
mất
10
phút
để
hoàn
toàn
thư
giãn
đầu
óc,
nhưng
việc
này
là
bình
thường.
- Bạn có thể ngồi hoặc nằm trong khi thiền, nhưng luôn nhắm mắt để có thể tập trung tinh thần.
- Thường thì sẽ có những ý nghĩ vẩn vơ chen vào trong khi bạn tập thiền. Hãy cố lờ chúng đi càng nhiều càng tốt, tập trung có chủ ý (ấp ủ/ca ngợi) một điều cụ thể nào đó.
- Sử dụng phương pháp tưởng tượng có hướng dẫn để giúp thư giãn đầu óc. Hãy nghĩ về một nơi, có thật hoặc tưởng tượng, mà ở đó bạn cảm thấy bình yên và thoải mái. Tập trung vào việc bạn đang ở nơi đó, bao gồm những chi tiết như trông nơi đấy như thế nào và bạn cảm thấy ra sao khi ở đó.
- Ngồi thiền bao lâu tùy bạn muốn, nhưng nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sau khi đã thư giãn tâm trí được chứng minh là có lợi cho việc tập trung và giảm căng thẳng.
- Nghe nhạc, âm thanh êm dịu hoặc lời bài hát tích cực (như: "Tôi cảm thấy có điều gì đó tốt đẹp sắp diễn ra. Tôi cảm thấy có điều gì đó tốt đẹp sắp đến với tôi..."[2]) có thể giúp bạn tập trung tốt hơn khi thiền. Luôn làm bất cứ điều gì cần thiết để cảm thấy thoải mái nhất.[3]
- Các chuyên gia đã chứng minh rằng, ngoài việc giúp thư giãn tinh thần, tập thiền còn có lợi cho sức khỏe, bao gồm giảm huyết áp, cholesterol, và lượng đường trong máu.[4]
- Cố gắng mường tượng mọi thứ. Việc này tương tự như tưởng tượng có hướng dẫn trong tập thiền, theo đó bạn hình dung ra khung cảnh yên bình. Giữ hình ảnh đó trong đầu đến khi nào bạn muốn, nhưng tập trung mọi suy nghĩ và năng lượng vào việc cụ thể hóa nơi đó trong tâm trí của bạn.
-
Thư
giãn
liên
tục
các
múi
cơ.
Đây
là
quá
trình
bạn
làm
căng
cơ
và
thả
lỏng
cơ
trên
khắp
cơ
thể.
Thả
lỏng
cơ
sau
khi
căng
giãn
sẽ
điều
chỉnh
trạng
thái
tinh
thần
của
bạn,
giúp
tâm
trí
được
thư
giãn
giống
như
cơ
thể.
- Hãy bắt đầu bằng căng giãn cơ mặt. Bài tập này bao gồm cau mày, nhíu mày, nhăn trán và làm cứng hàm. Sau đó, thư giãn từng cơ một.
- Khi làm xong phần mặt, chuyển dần về phía dưới của cơ thể đến khi bạn hoàn thành bài tập với tất cả các múi cơ.
- Giữ từng múi cơ căng giãn trong 5-10 giây để cảm thấy thư giãn tuyệt đối.[3]
Thói quen Lành mạnh[sửa]
-
Tập
yoga.
Yoga
là
bài
tập
giãn
cơ
cường
độ
thấp
giúp
thư
giãn
các
múi
cơ
trên
cơ
thể
bạn.
Vì
phải
tập
trung
vào
từng
tư
thế
yoga
nên
tâm
trí
của
bạn
sẽ
không
còn
chỗ
để
nghĩ
về
những
điều
căng
thẳng
và
sẽ
chuyển
sang
trạng
thái
tĩnh
tâm.
- Tham gia lớp học là cách tốt nhất để bắt đầu tập yoga. Mặc dù có nhiều học viên cùng tập, các lớp yoga được mở ra nhằm đem lại sự thư giãn. Hãy tìm giáo viên hướng dẫn hoặc lớp học yoga ở các trung tâm thể dục thẩm mỹ gần nhà.
- Hatha yoga là hình thức yoga cơ bản nhất và rất tốt cho thư giãn. Hãy nghiên cứu các tư thế hatha yoga để thử tập ở nhà.
- Tránh tập yoga nếu bạn có vấn đề về thể chất, như thoát vị đĩa đệm, loãng xương, hay có nguy cơ bị bệnh đông máu.[5]
- Uống thật nhiều nước. Nước rất quan trọng trong việc giữ cho cơ thể bạn không bị mất nước và thải độc tố, giúp tâm trí của bạn tập trung tốt hơn. Để hỗ trợ các bài tập thư giãn, hãy uống thật nhiều nước.
-
Ăn
thực
phẩm
tăng
cường
sự
thư
giãn.
Một
số
thực
phẩm
giúp
giảm
lượng
hoóc
môn
liên
quan
đến
nguyên
nhân
gây
lo
lắng,
đồng
thời
tăng
hoóc
môn
tạo
cảm
giác
hạnh
phúc
và
bình
yên.
- Thực phẩm chứa nhiều selen giúp giảm trạng thái lo lắng và trầm cảm, bao gồm: các loại hạt (đặc biệt là quả hạch Brazil), nấm đông cô, cá ngừ, cá tuyết hoặc cá hồi.
- Ăn thực phẩm chứa nhiều magiê, như rau chân vịt, hạt bí và cá bơn.
- Chọn thực phẩm chứa nhiều tryptophan vì chất này giúp tạo ra serotonin làm tăng cảm giác hạnh phúc. Hãy ăn sôcôla đen, các loại hạt và thịt đỏ.
-
Tập
thể
dục
điều
độ.
Tập
thể
dục
giải
phóng
chất
endorphins,
tạo
ra
cảm
giác
hạnh
phúc.
Hãy
tập
thể
dục
một
chút
mỗi
ngày
để
thư
giãn
tâm
trí
sau
khi
thực
hiện
lịch
làm
việc
căng
thẳng.
- Tập thể dục ở những nơi yên tĩnh hoặc nơi mà bạn có thể ở một mình. Nếu tập ở trung tâm thể dục thẩm mỹ, hãy tìm một chỗ hoặc phòng thật ít người để bạn không bị sao nhãng bởi những thứ xung quanh mình.
- Cố gắng thực hiện những bài tập lặp đi lặp lại, không cần động não, ví dụ như bơi hoặc chạy theo đường đua.
- Tham gia các hoạt động bạn yêu thích. Nếu bạn thích nấu ăn, đọc sách, hay chơi thể thao, hãy thực hiện các hoạt động đó! Làm những điều mình thích sẽ giúp bạn thư giãn, giảm bớt lo âu, giải phóng endorphins nhiều hơn, tạo cảm giác hạnh phúc.
-
Uống
nước
ấm.
Đồ
uống
nóng
giúp
giảm
căng
thẳng
và
bớt
lo
âu.
Hãy
tìm
những
đồ
uống
không
chứa
cồn
và
caffeine
vì
những
chất
này
có
thể
làm
tăng
tình
trạng
lo
lắng
và
trầm
cảm.
- Trà xanh chứa một số hóa chất tự nhiên giúp giảm tình trạng căng thẳng. Uống trà xanh nóng hoặc lạnh giúp thư giãn.
- Thử uống sữa ấm. Đồ uống truyền thống trước khi đi ngủ này có thể giúp tâm trí của bạn dịu bớt căng thẳng do serotonin được sản sinh ra trong não nhiều hơn. Uống sữa ấm đun cùng mật ong là phương pháp thư giãn vô cùng dễ chịu.
- Nếu bạn chọn uống cà phê để thư giãn, hãy chọn loại không có caffein để tránh tình trạng tăng động.
- Tránh dùng đồ uống có quá nhiều đường vì não sẽ bị kích thích và bạn sẽ khó thư giãn hơn.[6]
Hoạt động Thư giãn[sửa]
-
Tích
cực
thực
hiện
các
hoạt
động
lặp
đi
lặp
lại,
không
cần
động
não.
Làm
những
việc
không
cần
tập
trung
sẽ
giúp
tâm
trí
được
thư
giãn.
- Cố gắng vẽ tranh trừu tượng. Bạn buộc phải tập trung vào hành động vẽ và không thể nghĩ đến những vấn đề gây căng thẳng trong cuộc sống nữa.
- Làm việc nhà có chuyển động lặp lại giúp thư giãn. Hãy nghĩ đến những việc như quét lá cây, lau nhà hay gấp quần áo.
- Nếu biết cách làm, bạn có thể thực hiện những việc như xâu vòng hay đan lát.
- Tránh những việc cần phải di chuyển nhiều hoặc quá bận rộn vì sẽ tạo ra căng thẳng hơn là giảm bớt căng thẳng.
-
Nghe
những
giai
điệu
êm
đềm.
Mặc
dù
có
thể
thích
nhạc
rock
mạnh
hay
nhạc
rap,
bạn
hãy
chọn
những
giai
điệu
chậm,
êm
dịu
để
thư
giãn
tâm
hồn.
- Tránh thể loại âm nhạc có nhạc cụ ồn ào hay giọng hát lớn vì bạn sẽ khó thư giãn khi nghe. Đôi khi nghe nhạc không lời sẽ tốt hơn.
- Nếu không nghe nhạc, bạn cũng có thể nghe những âm thanh thiên nhiên và tiếng ồn trắng (white noise) được tạo ra để giúp thư giãn. Hãy chọn âm thanh của biển hay rừng, hoặc những đoạn thu tiếng ồn trắng để nghe thử.
- Nhịp song âm (Binaural beats) là thể loại âm nhạc hoặc âm thanh đặc biệt tạo ra cường độ sóng alpha cao hơn trong não bạn, giúp bạn thư giãn. Hãy tìm những kiểu nhịp song âm miễn phí trên mạng hoặc trên trang nhạc trực tuyến yêu thích của bạn.[7]
- Thử nghe những loại nhạc có giai điệu lặp đi lặp lại và ít lời. Các loại nhạc điện như house, trance, trap, và trip-hop là kiểu nhạc như vậy.
-
Dành
thời
gian
chơi
với
động
vật.
Nghiên
cứu
cho
thấy
những
người
dành
thời
gian
chơi
với
vật
nuôi
trong
nhà
hoặc
vuốt
ve
động
vật
có
huyết
áp
thấp
hơn
và
ít
bị
căng
thẳng
hơn
nhiều
so
với
những
người
ít
tiếp
xúc
với
động
vật.
- Nếu bạn không có vật nuôi, hãy mượn chú cún của bạn mình để đưa đi dạo hoặc vuốt ve chú mèo của nhà hàng xóm. Một chút thời gian dành cho động vật mỗi ngày sẽ giúp thư giãn về lâu dài.
- Xem xét việc dùng liệu pháp tâm lý hỗ trợ bằng động vật. Đây là phương pháp trị liệu giúp giảm căng thẳng và lo âu bằng cách dùng động vật. Thông thường người ta sử dụng ngựa, tuy vậy, chó và mèo cũng hay được chọn dùng.[7]
-
Thử
liệu
pháp
mùi
hương.
Đây
là
cách
bạn
dùng
hương
thơm
dịu
nhẹ
để
thư
giãn.
Nhiều
loại
hương
thơm
phổ
biến
được
dùng
trong
liệu
pháp
này
như
oải
hương,
bạc
hà
và
khuynh
diệp.
- Bạn có thể mua dầu thơm trị liệu bôi trực tiếp lên da. Chấm một chút vào thái dương, bên trong cổ tay và khuỷu tay. Đó là những nơi ấm nhất trên cơ thể giúp hương thơm tỏa ra nhanh hơn.
- Dùng hương thơm trị liệu dạng xịt và dầu xông hương để phòng ngủ trở thành nơi thư giãn riêng tư của bạn. Hãy chọn dạng xịt và nến để ngôi nhà của bạn có mùi thơm êm dịu.
- Ngâm mình trong bồn tắm hoặc bể bơi. Nước ấm có thể giúp giải phóng endorphins làm giảm căng thẳng, vì vậy, bạn hãy dành 20 phút ngâm mình trong bồn nước nóng nhiều bọt xà phòng.
Tránh Căng thẳng[sửa]
-
Tránh
xa
các
phương
tiện
thông
tin
đại
chúng.
Nguyên
nhân
chính
gây
ra
căng
thẳng
là
bất
cứ
phương
tiện
thông
tin
đại
chúng
nào,
đó
có
thể
là
điện
thoại
hay
facebook.
Cố
gắng
dành
thời
gian
không
sử
dụng
những
phương
tiện
này
để
giảm
căng
thẳng.
- Tắt hoặc để điện thoại trong xe một lúc để tránh việc bạn cứ kiểm tra điện thoại vài phút một lần một cách vô thức.
- Đóng máy tính xách tay và tắt máy tính để bàn, bạn sẽ không muốn kiểm tra tài khoản trên mạng xã hội của mình nữa.
- Nếu phương tiện thông tin đại chúng là điều gây căng thẳng nghiêm trọng trong cuộc sống của bạn, hãy cân nhắc từ bỏ chúng trong một thời gian. Ngưng hoạt động các tài khoản mạng xã hội trong vài tuần hoặc vài tháng đến khi bạn thấy không còn bị làm phiền.
- Đừng xem vô tuyến. TV có nhiều màu sắc nóng, hình ảnh gấp gáp và tiếng ồn liên tục có thể làm tăng mức độ căng thẳng.
-
Dành
thời
gian
ở
một
mình.
Thường
thì
những
người
xung
quanh
khiến
bạn
cảm
thấy
căng
thẳng
nhất,
vì
vậy
hãy
cố
gắng
dành
thời
gian
ở
một
mình.
- Tận dụng thời gian không phải làm việc để nghỉ ngơi và ở một mình. Thử dành một kỳ nghỉ cuối tuần đến một thị trấn hay khu bảo tồn thiên nhiên, nơi bạn có thể tĩnh tâm suy nghĩ.
- Hoãn các kế hoạch với bạn bè nếu bạn thấy quá tải với chương trình dày đặc. Điều quan trọng là bạn cần dành thời gian cho bản thân trước khi chia sẻ với những người khác.
- Thỉnh thoảng không ở bên cạnh gia đình. Dù yêu gia đình đến mấy, mọi người cũng cần có khoảng thời gian riêng tư, không ở cùng gia đình để giữ cho tâm trí được thư giãn.
-
Tránh
những
điều
thường
khiến
bạn
căng
thẳng.
Nếu
bạn
biết
kỳ
thi
sắp
tới
sẽ
khiến
bạn
căng
thẳng,
cố
gắng
đừng
nghĩ
đến
nó
để
tránh
thêm
lo
lắng.
- Hãy đặt ra giới hạn nhất định cho những lúc bạn sẵn sàng đối mặt với những điều khiến bạn căng thẳng nếu chúng liên quan đến công việc hoặc học tập. Tự hứa với mình chỉ làm bài tập đến 8 giờ tối, sau đó bạn sẽ dành thời gian kiểm tra lại và thư giãn.
- Nếu một người hoặc hoạt động nào đó khiến bạn lo lắng thì hãy tránh nghĩ đến những đối tượng đó một lúc. Dành thời gian suy nghĩ vì sao đối tượng đó lại làm phiền bạn đến như vậy và tìm cách xử lý vấn đề.[8]
Lời khuyên[sửa]
- Nhắm mắt lại và lắng nghe hơi thở của mình. Đảm bảo bạn ở một nơi yên tĩnh. Hãy cảm nhận không khí đi vào đầu bạn và thở ra từ từ.
- Ngồi dưới ánh nắng, dù bạn ở trong nhà. Hơi ấm và ánh sáng sẽ khiến bạn phấn chấn hơn.
- Nằm ở ngoài trời vào ban đêm, nhìn lên bầu trời và ngắm các vì sao.
- Nằm trên sàn nhà, trên trường kỷ hay sofa, hít vào thở ra chậm rãi, nghe nhạc êm dịu, vặn nhỏ âm thanh hoặc đơn giản là ở trong căn phòng yên tĩnh. Hãy nghĩ về những lúc vui vẻ và mỉm cười.
- Tắt đèn, thắp nến và thư giãn ở nơi không có tiếng ồn.
- Xem phim hài nhẹ nhàng. Một bộ phim hài yêu thích có thể khiến bạn vui vẻ và quên đi mọi thứ; thậm chí còn cho bạn lời khuyên về một tình huống cụ thể.
- Ăn uống lành mạnh, đạp xe và khiến ai đó cảm thấy đặc biệt mỗi ngày.
- Viết về điều gì đó theo cách bạn thích nhất. Hoặc chỉ viết bất cứ điều gì nảy ra trong đầu. Viết nhật ký cũng là một cách thư giãn.
- Khi cảm thấy căng thẳng, hãy viết suy nghĩ của bạn vào một tờ giấy.
- Khi buồn, hãy nghĩ về người bạn yêu thương, làm bạn hạnh phúc, điều đó sẽ giúp bạn vui trở lại.
- Khi căng thẳng, hãy đi đến một nơi nào đó khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.
- Giữ cho bản thân luôn bận rộn; đọc sách, xem TV hay video trên YouTube, gọi điện thoại cho bạn bè hoặc người thân - giữ cho đầu óc luôn vận động và mọi nghĩ ngợi cuối cùng sẽ tan biến.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.drweil.com/drw/u/ART00521/three-breathing-exercises.html
- ↑ http://joyinmyjourney.wordpress.com/2011/06/24/i-just-feel-like-something-good-is-about-to-happen-by-william-gaither/ Joyinmyjourney.wordpress song:"I just feel like something good is about to happen"
- ↑ 3,0 3,1 http://www.uhs.uga.edu/stress/relax.html
- ↑ http://www.omharmonics.com/products
- ↑ http://www.mayoclinic.com/health/yoga/CM00004/NSECTIONGROUP=2
- ↑ http://theconsciouslife.com/10-relaxing-foods-that-melt-stress-away.htm
- ↑ 7,0 7,1 http://www.omharmonics.com/blog/how-to-relax-your-mind/
- ↑ http://www.innerhealthstudio.com/tips-to-relax.html