Thảo luận:CLB: Hoạt động cao cấp của hệ thần kinh và tư duy sáng tạo/Hoạt động não bộ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

cuong said ...[sửa]

tôi luôn cảm thấy ko thảo mãn những gì tôi đang có, hoặc theo suy nghĩ của tôi luôn bám riết vào một cái cho là trên hết, nói tóm lại tôi luôn mẫu thuẫn với mình dù bất cứ trường hợp nào, phải chăng tư duy của tôi gặp vấn đề,

--Cuonghvtv (thảo luận) 11:09, ngày 13 tháng 8 năm 2008 (EDT)

Phùng văn Hòa said ...[sửa]

Bạn Cường thân mến![sửa]

Bạn là người đầu tiên nêu câu hỏi trong CLB. Giúp đỡ các thành viên giải đáp được các thắc mắc, các vấn đề có liên quan đến nội dung hoạt động của CLB cũng là một tiêu chí của CLB. Tuy vậy, bạn sẽ không nhận được những câu trả lời như của các bác sỹ mà là những câu trả lời hoặc sự tư vấn của những người đã nghiên cứu, đã trải nghiệm qua những vấn đề tương tự mà bạn nêu. Những vấn đề mà bạn lo lắng theo tôi không có gì nghiêm trọng bởi tôi cũng đã trải qua những vấn đề như thế. Tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu từng vấn đề.

Trước hết, xin nói về sự không thỏa mãn. Nhu cầu của con người xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân. Đây là nhu cầu chung của mọi sinh vật chứ không riêng của loài người hay của bất kỳ cá nhân nào. Với con người và trong thời kỳ xã hội phát triển thì nhu cầu không chỉ tăng về số lượng, về mức độ mà còn có sự đỏi hỏi về khả năng đáp ứng nhu cầu tự thân và của gia đình, của xã hội cho mình. Chúng ta không bàn về việc có nhu cầu hay không có nhu cầu, trong nhiều trường hợp nhu cầu là động lực phấn đấu của mỗi cá nhân. Vấn đề cần bàn nhu cầu đó là gì, nó như thế nào, nếu đáp ứng nhu cầu đó sẽ dẫn đến cái gì, ảnh hưởng của sự đáp ứng đó sẽ như thế nào. Có nghĩa là chúng ta phải biết phân loại được nhu cầu của bản thân. Có khi có những nhu cầu mâu thuẫn với nhau ví dụ như bạn rất thích chơi trò chơi điện tử nhưng bạn cũng muốn tất cả các môn học của mình luôn đạt điểm cao. Bạn đam mê khoa học nhưng bạn cũng muốn có một địa vị chính trị danh tiếng ? Điều này sẽ rất khó khăn bởi tư duy khoa học đỏi hỏi phải có được sợ tự do còn làm chính trị thì bạn phải tuân thủ hoặc phải làm theo những yêu cầu nào đó mặc dù trong thâm tâm bạn không muốn. Bạn không chỉ phải phân loại nhu cầu, mà còn phải chọn lọc nhu cầu, phải từ bỏ hoặc thậm trí phải hy sinh một số nhu cầu cần thiết để tập trung đáp ứng một số nhu cầu mà bạn đã chọn lọc. Nhưng có những nhu cầu về nguyên tắc là không được từ bỏ hay hy sinh chúng và thậm trí phải tìm mọi cách để thỏa mãn chúng, đó là nhu cầu được tiếp nhận nhiều nhất tri thức của nhân loại và nhu cầu yêu thương. Bạn đừng đánh đổi nhu cầu yêu thương sự sống, yêu thương con người có trong bạn để lấy sự ích kỷ, sự tàn nhẫn. Sự yêu thương sẽ giúp bạn thấy được sự thỏa mãn hay chưa trong nhu cầu của bạn.

Về việc bạn cho rằng suy nghĩ của bạn luôn bám riết vào cái gì đó mà bạn cho là trên hết và bạn lo lắng về tư duy của mình. Điều này là lẽ tự nhiên và đúng nếu quả thực “cái gì đó” là trên hết. Nhưng nếu chúng thực sự chưa phải là chân lý và nếu chúng là sai hoặc có những tác dụng không tốt trong khi bạn lại cho rằng chúng là điều đúng đắn thì đó là điều cần xem xét. Nói chung, mỗi người đều trải qua những thời kỳ mà tư duy nếu nói phóng đại một chút là tư duy lệch lạc. Đây là mâu thuẫn giữa mong muốn thể hiện cái tôi và lượng tri thức được tiếp thu. Ai cũng có nhu cầu muốn thể hiện được sự hiểu biết của mình trước người khác, do đó họ có xu hướng bám theo một cái gì đó mà họ cho là họ có hiểu biết hơn những người xung quanh. Tôi cũng đã từng trải qua thời kỳ muốn người khác phải tuân thủ ý kiến của mình mà không cần biết ý kiến của họ ra sao. Điều này là không hay bởi nó cản trở sự tiếp nhận những cái m,ới tốt hơn và khi những điều mình cho là đúng nếu cớ thực hiện sẽ đem đến những hậu quả không tốt. Quá trình này diễn ra không xác định thời gian mà nó phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Sự bám riết vào một cái gì đó đã được gọi bằng một cái tên cụ thể là sự bảo thủ. Tuy nhiên để nhận ra sự bảo thủ cũng không dễ dàng và cũng không dễ để thuyết phục một người nào đó thừa nhận sự bảo thủ. Cũng phải mất rất nhiều thời gian thì Anh-xtanh mới từ bỏ việc tìm hằng số vũ trụ. Vì vậy bạn cũng cần đặt ra việc khắc phục tư tưởng bảo thủ nếu như nó tồn tại trong bạn. Để làm được điều này bạn hãy hành động theo phương châm “Muốn tin vào sự đúng đắn của cái gì đó thì trước tiên hãy nghi ngờ chúng”. Bạn cần suy nghĩ cả trước và sau khi làm một việc gì đó và không chỉ một lần. Tôi cũng nói thêm để bạn hiểu được tại sao quá trình trên lại xuất hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Sự tồn tại và phát triển của con người phụ thuộc phần lớn vào tri thức và cách sử dụng tri thức chứ không phải là bản năng. Tri thức của mỗi cá nhân là sự tiếp nhận mọi cái mà một cá nhân được họi hỏi, được thấy và được sắp xếp lại trong não để mỗi người có thể nắm được tri thức theo cách riêng của mình, mang bản sắc của mình. Sự xắp xếp để tạo bản sắc cho tri thức riêng đã tạo nên “cái gì đó” mà bạn nêu. Sự xắp xếp này, về mặt sinh học, là việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử ghi nhớ trong não. Các liên kết có thể nằm trong phạm vi một số vấn đề riêng biệt hoặc có thể liên hệ với các vấn đề khác. Nếu chúng chỉ giới hạn trong một vấn đề và vấn đề đó đã được cho là đúng thì sẽ dẫn đến tình trạng điều đó là trên hết như bạn nói. Nhưng nếu liên kết được thực hiện giữa nhiều vấn đề thì khi đó bạn có khả năng phân tích, so sánh, đánh giá về vấn đề bạn đang quan tâm hoặc bạn đang thực hiện. Sự phân tích, so sánh, đánh giá sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn rộng hơn trong sự liên hệ vấn đề của bạn với các vấn đề có liên quan và cho thấy ảnh hưởng tốt hay xấu của chúng, điều mà trước đó là không có khi bạn xem xét vấn đề trong sự riêng biệt. Một đặc điểm của sự ghi nhớ của hệ thần kinh là các phần tử ghi nhớ được hình thành trước, còn liên kết ghi nhớ đượchình thành sau ( và còn phụ thuộc vào từng cá nhân). Vì vậy bạn sẽ không phải ngạc nhiên khi trước đây có vấn đề bạn đã khăng khăng cho là đúng trước đây thì tự nhiên bạn nhận ra sự vô lý của chúng. Tiền nhân đã tổng kết “Tam thập nhi lập” nghĩa là ngoài ba mươi tuổi thì suy nghĩ mới chín chắn và mới làm nên sự nghiệp. Đây là tổng kết chung, còn trong thực tế có thể điều này diễn ra sớm hơn hoặc có người đến tận cuối đời vẫn còn ấu trĩ trong tư duy. Quá trình tư duy của con người là một vấn đề lớn và quan trọng là phải hiểu được tư duy là gì, nó diễn biến như thế nào. Đây là điều mà CLB đang cố gắng hướng tới. Có thể sự tư vấn của tôi trên đây chưa làm bạn thỏa mãn. Hy vọng bạn có thể hiểu được mình nhiều hơn khi tham gia CLB. Chúc bạn may mắn. Ngày 17 tháng 8 năm 2008.


--Phùng văn Hòa (thảo luận) 22:33, ngày 16 tháng 8 năm 2008 (EDT)