Thảo luận:Giải Nobel Y học năm 2008

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

http://www.tuanvietnam.net/vn/nhanvattrongngay/5016/index.aspx Không phải chỉ một lần GS.Tuấn chê bai các công trình liên quan tới sinh học phân tử, có thể đọc thấy trên tạp chí Tia Sáng bài ông viết về giải Nobel 2007. Giải 2007 GS. Tuấn nói rằng cá nhân tôi thấy không phù hợp, bài viết này thì lôi cả giới y khoa vào.

Sử dụng mẫu dò DNA, kĩ thuật đo hoạt độ enzim phiên mã ngược, kĩ thuật nuôi cấy tế bào, sự cải tiến của kĩ thuật xét nghiệm máu, kĩ thuật tạo dòng ...dẫn tới khám phá ra HPV và HIV, dễ dàng đọc được qua thông cáo báo chí của giải, hình vẽ do Annika Rohl thiết kế. Nếu không có những kĩ thuật GS Tuấn nói là thời thượng thì cuộc truy lùng tác nhân gây bệnh sẽ thu được kết quả là gì ngoài hai căn bệnh lạ đáng sợ. Người bệnh có quyền biết đến căn nguyên gây bệnh cho họ, biết càng nhiều về tác nhân gây bệnh thì cơ hội cho ra đời các loại thuốc, vacxin phòng trị càng lớn. Chúng ta chỉ có thể trị dứt điểm một căn bệnh lạ khi chúng ta biết đủ về cấu tạo, tương tác của chúng với môi trường...Nếu chúng ta biết chưa đủ thì đó sẽ là một cuộc chiến dai dẳng, chưa có hồi kết. Một ý tưởng giúp trị tận gốc một căn bệnh lạ có thể xuất phát từ một kiến thức thu thập được hết sức ngẫu nhiên về căn bệnh lạ đó, ví dụ như trường hợp vacxin đậu mùa, penixilin,...

Điều chúng ta có thể làm trước khi xuất hiện một ý tưởng cách mạng trong cuộc khủng hoảng đại dịch toàn cầu là cung cấp kiến thức từ tự nhiên hay nhân tạo càng nhiều càng tốt. Nếu không có kinh hiển vi điện tử chúng ta có biết thế giới vi sinh vật gây bệnh cực kì nhỏ bé mà cũng không kém phần cực kì nguy hiểm ? Liệu vào lúc phát minh ra kính hiển vi, chính người phát minh có hình dung hết được tầm vóc của phát minh, người phát minh cảm nhận phát minh này sẽ đem lại những tác dụng lớn lao, nhưng chi tiết thế nào thì chính người phát minh cũng không nhận ra. Một kĩ thuật đơn lẻ, như kính hiển vi điện tử trong hình vẽ Anika Rohl thiết kế có cho chúng ta biết đủ về HIV ? Sự phối hợp giữa các kĩ thuật, bao gồm cả sinh học phân tử, là cần thiết. Nếu không phối hợp giữa kĩ thuật truyền máu và kĩ thuật xét nghiệm máu thì lỡ trong mẫu máu truyền dính HIV, gánh hoạ chỉ là người bệnh.

Đặt khám phá về HPV bên cạnh khám phá về HIV còn có ý nghĩa so sánh một căn bệnh có vacxin và một căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Uỷ ban xét giải muốn nhấn mạnh rằng đồng thời với việc người bệnh đang từng ngày từng giờ chờ thuốc trị bệnh thì các nhà nghiên cứu cũng đang thử mọi phương cách có thể, tuyệt đối không bỏ qua những gì tưởng chừng là vô dụng nhưng lại cực kì hữu ích trong phòng trị bệnh, điều này đã gặp quá thường xuyên trong quá khứ. Một căn bệnh cần phải có cả thuốc và vacxin, hoặc một cách điều trị mới nào đó sẽ được kiểm chứng. Khám phá về HPV và HIV, uỷ ban xét giải mong muốn các nhà nghiên cứu chung tay hơn là chia bẻ kết phái, nếu chưa có vacxin thì hãy nghiên cứu để có vacxin, nếu đã có vacxin thì hãy nghiên cứu để có vacxin an toàn cao hơn, nếu đã có thuốc thì hãy nghiên cứu để có một phương thuốc đặc hiệu,...Người bệnh đang chờ chúng ta kê đon thuốc không phải nằm trên giường bệnh chờ chết để xem chúng ta cãi nhau.

Cảm nhận của riêng tôi là có lẽ trong vài năm nữa mới trao giải cho HIV, đáng lẽ là một giải trọn vẹn với 1/2 giải cho phát hiện tác nhân gây bệnh và 1/2 giải cho vacxin, thuốc điều trị đặc hiệu,...nhưng có lẽ Uỷ ban xét giải không thể chờ được nữa đã 25 năm, 1/4 thế kỉ, từ lúc khám phá HIV, tuổi những người khám phá đã thất thập. Uỷ ban xét giải không thể không lo lắng rằng chờ tới khi có thuốc đặc hiệu thì những người phát hiện HIV có còn sống trên đời ? Căn bệnh thế kỉ với cuộc chiến kéo dài 1/4 thế kỉ quả là một cuộc chiến dai dẳng.

1/4 giải, 1/4 giải và 1/4 thế kỉ,...

Hiển.


Câu đầu trong bài viết có sai sót: "Giáo sư Hausen, 72 tuổi, thuộc Đại học Düsseldorf , được ghi nhận vì có công khám phá vi khuẩn gây ung thư cổ tử cung". Chắc là biên tập bị nhầm nên virus đã chuyển thành vi khuẩn. GS Tuấn là một chuyên gia bình luận về các lĩnh vực khoa học, đặc biệt là y khoa nên xác xuất nhầm lẫn do GS là rất thấp.

Ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học không còn rõ nét. Các ngành KH phải "dựa vào nhau" để phát triển từ đó đẻ ra công nghệ mới. Ví dụ, nếu không có công trình về cholesterol có tính chất tinh thể lỏng từ cà rốt thì chắc chắn con người sẽ được thưởng thức "những hình ảnh sống động" muộn hơn rồi!

Về giải Nobel y học - sinh lý học, chắc chỉ cần ít phút thì sẽ kiểm tra được xu hướng trao giải có đúng với mong muốn của Nobel hay không (thực tế thì cũng không cần phải kiểm tra vì chắc chắn là đúng rồi). Hơn nữa không có việc gì có thể làm hài lòng tất cả mọi người.

Quay lại các giải, có lẽ các giả thuyết đã chiếm ưu thế hơn. Giả thuyết thì vô số vì nghiên cứu nào chẳng bắt đầu từ giả thuyết nhưng những cái được xác minh và có tính ứng dụng lớn thì lại cực ít. Trong y học, hóa học và thậm chí vật lý học hiện đại như nano chẳng hạn, sinh học phân tử là một công cụ đắc lực giúp khẳng định rất nhiều giả thuyết và tất nhiên là Viện Hàn lâm Hoàng Gia Thụy Điển cũng đã xem xét ghê lắm. Riêng năm nay, ngay cả giải Nobel Hóa học cũng đã đề cao vai trò của SHPT...

Hơn nữa những từ "top", "hot", "thời thượng"... hồi này được dùng khắp nơi nơi dù chưa kịp cập nhật vào bách khoa toàn thư Tiếng Việt (online). Điều băn khoăn là gọi SHPT là "thời thượng" trong việc đánh giá quá trình xét giải Nobel có đúng không nhỉ vì thế giới đã có, đã dùng và dùng liên tục từ mấy chục năm rồi!

Chỉ tiếc rằng ta thiếu rất nhiều tiền để ứng dụng SHPT như thế giới đã và đang làm!

Cuối cùng thì bài viết ở đâu cũng là ý kiến của một hay một nhóm người thôi nhưng lại rất cần thiết trong thế giới thông tin đa chiều.

Veterinary (thảo luận) 01:32, ngày 10 tháng 10 năm 2008 (EDT)



Cái mà GS Tuấn bình luận là hậu trường của giới KH trong đó những chuyện đồn thổi hoặc suy đoán chiếm phần lớn. Những câu chuyện này thường được khuyếch trương bởi những báo lá cải kiếm sống bằng những tin "hot". Riêng cá nhân tôi thấy xét về mặt khoa học và ảnh hưởng của nghiên cứu đối với các nghiên cứu khác và đời sống xã hội thì 2 công trình về HIV và HPV là xứng đáng được vinh danh. Cao Xuân Hiếu (thảo luận) 07:05, ngày 13 tháng 10 năm 2008 (EDT)