Thiết lập kế hoạch sinh con

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thiết lập kế hoạch sinh con là cách tuyệt vời để trình bày mong muốn của bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Nếu kế hoạch sinh nở khá quan trọng với bạn, bạn nên tái xem xét nó với bác sĩ. Có khá nhiều kế hoạch sinh nở trực tuyến kèm theo lời khuyên thiếu an toàn, và không tương thích với hầu hết mọi bệnh viện. Mặc dù một vài phần trong kế hoạch của bạn có thể sẽ thay đổi khi thời điểm thực sự bắt đầu, dành thời gian và nỗ lực để thiết lập kế hoạch sinh con có thể mô tả chi tiết hy vọng và khao khát của bạn dành cho đứa con mới chào đời sẽ là điều rất xứng đáng.

Các bước[sửa]

Thiết lập kế hoạch sinh nở[sửa]

  1. Bắt đầu bằng việc viết nhật ký. Bạn nên bắt đầu viết nhật ký khi bạn mang thai những tháng đầu tiên. Bạn cần suy nghĩ về ngày trọng đại trước khi nó diễn ra.[1]
    • Viết ra mọi thứ mà bạn nghĩ về quá trình chuyển dạ và sinh con ngay cả khi bạn không biết rõ thông tin chi tiết.[1]
    • Định kỳ xem xét lại nhật ký sẽ giúp bạn xác định danh sách ưu tiên của bạn vì nó sẽ giúp bạn biết rõ câu hỏi bạn muốn nêu cho bác sĩ và cách để tiếp tục với kế hoạch sinh con của mình.[1]
    • Sử dụng danh sách ưu tiên cuối cùng, kèm theo thông tin từ phía người bạn đời và bác sĩ của bạn để thiết lập kế hoạch sinh nở cuối cùng.[1]
    • Tìm hiểu thêm về lịch trình thường lệ và thủ tục chăm sóc cho mẹ và bé của bác sĩ tại nơi bạn đã lựa chọn để sinh con.[1]
    • Nếu bạn nhận thấy một yếu tố nào đó trong thủ tục gây rắc rối cho bạn, bạn nên trò chuyện với bác sĩ để chắc chắn rằng bạn hiểu rõ và để cân nhắc tùy chọn khác nếu có thể.[1]
    • Viết nhật ký về yếu tố quan trọng nhất đối với bạn. Đừng nên xem nhẹ tầm quan trọng của gia đình và tôn giáo.[1]
    • Suy nghĩ về mong muốn của bạn đối với càng nhiều điều mà bạn có thể nghĩ đến càng tốt. Nhiều lĩnh vực có thể là thủ tục thường lệ hoặc tiêu chuẩn và có thể được quyết định một cách tốt nhất thông qua việc trò chuyện với bác sĩ. Bạn không cần thiết phải bao gồm mọi thứ trong kế hoạch sinh nở của mình.[1]
  2. Cân nhắc về những lĩnh vực này trong kế hoạch sinh con của bạn. Có khá nhiều khía cạnh mà bạn nên bao gồm trong quá trình thiết lập kế hoạch sinh con. Vấn đề phổ biến nhất mà bạn nên suy nghĩ gồm có:[1]
    • Bạn muốn ở cạnh người nào trong suốt giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, bao gồm con cái bạn, và khi bạn chuyển dạ thật sự.[1]
    • Quyết định xem liệu bạn và người bạn đời của bạn có muốn thuê người hỗ trợ sinh hay không, người này là một phụ nữ sẽ hỗ trợ người mẹ trong và sau khi sinh con, nhưng không phải là chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã được đào tạo.[1]
    • Suy nghĩ về khao khát của bạn trong việc có cơ hội được vận động, đứng lên và đi vòng quanh, trong suốt quá trình chuyển dạ.[2]
    • Quyết định tư thế sinh con mà bạn muốn, cân nhắc về tư thế đứng, ngồi xổm, sử dụng bàn đạp chân, hoặc đầu gối và tay chạm đất (tư thế bò).[1]
    • Cân nhắc bất kỳ một yêu cầu riêng biệt nào liên quan đến theo dõi thai mà bạn sở hữu.[1]
    • Cân nhắc mong muốn của bạn đối với quản lý cơn đau, bạn nên biết rằng có thể bạn sẽ phải cần đến kế hoạch phụ tùy thuộc vào tiến triển của quá trình chuyển dạ.[1]
    • Xem xét ưu và nhược điểm của phương pháp rạch tầng sinh môn và quyết định xem liệu đây có phải là thủ thuật mà bạn có thể chập nhận hoặc có bất kỳ biện pháp cụ thể nào khác mà bạn muốn tránh.[1] Tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu họ có thường thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn hay không. Hầu hết các bác sĩ sẽ không tiến hành thủ thuật này, trừ khi có lý do chính đáng.
    • Nếu bạn dự định sinh con tại địa điểm khác ngoài bệnh viện, bạn nên nói rõ về kế hoạch di chuyển đến bệnh viện nếu cần.[1]
    • Mô tả mong muốn của bạn về môi trường của phòng sinh như ánh sáng mờ, bật hay tắt TV, bật nhạc, không có sự gián đoạn, hoặc có sự hiện diện thường xuyên của y tá.[3]
    • Nếu âm nhạc là nhân tố quan trọng, bạn nên thảo luận về việc bật loại nhạc riêng của bạn.[1]
    • Diễn tả phương pháp bạn muốn sử dụng để ghi lại sự kiện bao gồm mọi thứ từ những trang nhật ký mà người bạn đời của bạn viết thường xuyên cho đến những đoạn video.[3]
    • Bao gồm mong muốn của bạn trong việc tiếp xúc “da kề da” với đứa con mới sinh ngay sau khi sinh.[3]
    • Mô tả kế hoạch cho con bú của bạn, cho dù là bú sữa mẹ hay sữa bột.[3]
    • Nếu là bé trai, bạn nên viết ra mong muốn về việc cắt bao quy đầu.[3] Bạn nên nhớ rằng không ai được phép cắt bao quy đầu cho con của bạn nếu không có sự đồng ý của bạn trên văn bản. Đây là hành động phi pháp và có thể bị truy tố dưới tội bạo hành trẻ em.
    • Thảo luận sở thích của bạn về việc cho phép người bạn đời thăm bạn lâu hơn hoặc ở cùng bạn qua đêm.[3]
  3. Bao gồm các biến chứng có thể xảy ra trong kế hoạch. Quá trình sinh sản tuân theo khuôn khổ chuyển dạ đã được dự đoán từ trước thường sẽ là sinh thường.[1]
    • Suy nghĩ về mong muốn của bạn liên quan đến vấn đề có thể xảy ra trong suốt giai đoạn sinh con và thêm chúng vào kế hoạch sinh nở của bạn. Biến chứng phổ biến nhất là sinh mổ.[1]
    • Sinh mổ có nghĩa là phải phẫu thuật và được thực hiện trong môi trường vô trùng của phòng mổ. Vì vậy, mọi chuyện xảy ra tại đây sẽ nằm ngoài sự kiểm soát của bạn.[1]
    • Trò chuyện với bác sĩ để bạn biết rõ điều có thể xảy ra nếu đây sẽ là phương pháp để bạn sinh được đứa con khỏe mạnh. Tìm kiếm khía cạnh mà bạn có thể chấp nhận.[1]
    • Bạn sẽ được gây mê theo cách cho phép bạn thức trong suốt quá trình mổ.[1]
    • Ví dụ về những yếu tố nằm trong quyền kiểm soát của bạn trong quá trình sinh mổ gồm có sự hiện diện của người bạn đời trong phòng mổ, và có thể là cho phép người ấy cắt dây rốn của em bé sau khi sinh.[1]
  4. Cố gắng viết về mọi thứ theo cách tích cực. Sức mạnh của tư duy và từ ngữ tích cực sẽ giúp trấn an bạn, trấn an người bạn đời của bạn, và giúp người chăm sóc bạn cảm thấy thoải mái hơn.[2]
    • Tập trung liệt kê danh sách mong muốn của bạn bằng cách mô tả điều bạn muốn, tránh viết với giọng điệu đòi hỏi, và tránh liệt kê yếu tố mà bạn không muốn.[1]
    • Ví dụ, thay vì viết rằng tôi không muốn uống thuốc giảm đau, cân nhắc sử dụng từ ngữ để nói rằng bạn hiểu rõ tùy chọn quản lý cơn đau và sẽ yêu cầu sử dụng chúng nếu cần.[1]
    • Bằng cách sử dụng từ ngữ tích cực, bạn đang thiết lập cảm giác tự tin ở chính mình, rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với việc chuyển dạ và sinh con. Phương pháp này sẽ giúp bạn tránh gặp phải cảm giác như thể bạn đang mất đi sự kiểm soát trước tình huống.[1]
  5. Cân nhắc mọi nhu cầu đặc biệt khác. Cho dù là bạn hay người bạn đời của bạn có những nhu cầu đặc biệt cần được chú ý.[3]
    • Ví dụ, có lẽ bạn cần người phiên dịch trong phòng sinh nếu người ấy không nói tiếng Việt hoặc bị khiếm thính.[3]
    • Có thể bạn cũng cần phải thông báo với cơ sở cụ thể về vấn đề máy móc đặc biệt. Nếu bạn hoặc người bạn đời của bạn phải ngồi xe lăn hoặc cần trợ giúp để di chuyển, bạn nên viết rõ về nó trong kế hoạch sinh nở.[3]
  6. Bao gồm thêm trải nghiệm trước đây của bạn. Nếu đây không phải là lần đầu tiên bạn sinh con, bạn nên viết ra mọi mong muốn của bạn trong trải nghiệm sinh nở trước đây vào kế hoạch mới.[1]
    • Suy nghĩ về giai đoạn chuyển dạ và sinh con. Tập trung vào điều bạn nhớ về quá trình chuyển dạ và sinh con khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu trong quá khứ.[3]
    • Ngoài ra, bạn cũng nên suy nghĩ về bất kỳ khía cạnh khiến bạn lo lắng hoặc khó chịu nhiều hơn về trải nghiệm đó.[3]
    • Viết về bất kỳ một mong muốn nào khác dựa trên trải nghiện sinh con trước đó của bạn trong kế hoạch. [3]
    • Trò chuyện với người bạn đời về trải nghiệm trước đây của họ và bao gồm yếu tố cả hai đều đồng ý là chúng khá quan trọng cho lần sinh con này.[3]

Bao gồm thêm mong muốn của người bạn đời[sửa]

  1. Yêu cầu người ấy trò chuyện một cách cởi mở. Người bạn đời là một phần quan trọng trong quá trình chuyển dạ và sinh con của bạn, vì vậy, bạn nên cân nhắc mong muốn của người đó khi thiết lập kế hoạch sinh nở.[1]
    • Đối với lần đầu tiên sinh con, hai bạn phải đối mặt với nhiều điều mà cả hai không biết. Bạn nên dành thời gian để nêu rõ bất kỳ một mối lo ngại nào mà người ấy đang sở hữu trước khi giai đoạn chuyển dạ bắt đầu.[1]
    • Trò chuyện về điều sẽ xảy ra trong hầu hết mọi tình huống chuyển dạ và sinh con, và khuyến khích người ấy trình bày suy nghĩ của mình một cách thoải mái về khía cạnh đang hình thành sự lo lắng hoặc sợ hãi cho họ.[1]
  2. Xử lý nỗi sợ của người ấy. Một khi bạn đã biết rõ về mối lo ngại và nỗi sợ của người ấy, bạn nên thực hiện các bước để xử lý chúng.[1]
    • Cùng người ấy đi đến buổi hẹn khám thai. Sau khi thảo luận mong muốn của bạn với người ấy và nhận thức rõ nỗi sợ hãi và sự lo âu của người ấy, bạn nên cho phép họ có cơ hội để trò chuyện trực tiếp với bác sĩ của bạn để nêu câu hỏi, giúp họ bình tĩnh lại, và loại bỏ mọi sự sợ hãi của họ.[1]
    • Cùng nhau đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế, nơi bạn dự định sinh con. Đây là biện pháp tuyệt vời để giải quyết lo âu của cả hai vì khi bạn dành một vài phút để có mặt tại phòng sinh, và tại khu vực chăm sóc em bé mới sinh, nếu cơ sở đó cho phép.[1]
    • Đến thăm trung tâm sinh sản sẽ giúp bạn và người ấy trả lời câu hỏi về điều mà cả hai không biết, trấn an nhau về một vài vấn đề trong quá trình sinh con, và giúp hai bạn thêm vào hoặc loại bỏ một vài yếu tố trong kế hoạch sinh nở.[1]
  3. Bạn nên nhớ bảo đảm rằng người bạn đời của bạn cảm thấy thoải mái với kế hoạch cuối cùng này. Không nên ép buộc người ấy phải chấp nhận tình huống.[1]
    • Sử dụng ngôn ngữ tích cực có thể giúp cung cấp sự dễ chịu cho người ấy trong kế hoạch cuối cùng. Nó có thể bao gồm cơ hội để người bạn đời của bạn tham gia vào một vài bước cụ thể đã được thiết lập sẵn nếu họ cảm thấy thoải mái.[1]
    • Ví dụ, người ấy có thể cảm thấy lo lắng khi phải cắt dây rốn. Nếu bạn muốn người ấy thực hiện điều này, bạn nên cố gắng sử dụng từ ngữ bộc lộ mong muốn của bạn cũng như nỗi sợ của người ấy trong kế hoạch sinh con. Ví dụ, bạn có thể nêu rõ rằng người bạn đời của bạn sẽ cắt dây rốn theo như kế hoạch nếu họ cảm thấy thoải mái vào khoảnh khắc đó.[1]

Đơn giản hóa kế hoạch cuối cùng[sửa]

  1. Cùng bác sĩ xem xét lại kế hoạch. Trò chuyện với bác sĩ về kế hoạch sinh con cuối cùng của bạn để bảo đảm rằng mong muốn của bạn hoàn toàn hợp lý.[1]
    • Đôi khi, phương pháp hành nghề của bác sĩ, và chính sách của bệnh viện hoặc sơ sở y tế, sẽ kiểm soát một vài thủ thuật. Bạn nên nhớ cho bác sĩ biết rõ mong muốn của bạn, nhưng đồng thời cũng nên hiểu rằng có thể bạn sẽ phải điều chỉnh kế hoạch sinh nở đôi chút dựa trên thông tin cuối cùng từ phía bác sĩ.[1]
    • Cùng người bạn đời của bạn xem lại bất kỳ một lời nhận xét hoặc mối lo ngại nào mà bác sĩ thảo luận, những vấn đề mà bạn chưa từng cân nhắc trước đó. Ý kiến của người ấy khá quan trọng khi bạn cố gắng giải quyết vấn đề cuối cùng.[1]
    • Không ai muốn gặp rắc rối vào phút chót. Bạn nên thêm thông tin từ phía người ấy vào quyết định cuối cùng của bạn.[1]
    • Sau khi dành thời gian để suy nghĩ về mọi điều mà bác sĩ đề cập, và thảo luận chúng với người ấy, bạn có thể thiết lập kế hoạch cuối cùng.[1]
    • Tránh chờ đợi cho đến phút cuối rồi mới hoàn thành kế hoạch. Có khá nhiều nhân tố liên quan đến quá trình sinh con, và đôi khi, ngày sinh sẽ đến sớm hơn bạn nghĩ.[1]
  2. Duy trì sự đơn giản. Một khi bạn đã biên soạn danh sách cuối cùng về những chi tiết quan trọng nhất, bạn nên nhớ duy trì sự đơn giản và dễ hiểu cho nó.[1]
    • Kế hoạch sinh nở cần phải dài khoảng một trang và tuân theo định dạng hợp lý, được diễn đạt một cách ngắn gọn, nhưng phải trình bày rõ ràng mong muốn của bạn.[1]
    • Một định dạng mà bạn có thể sử dụng là cung cấp thông tin cá nhân và thông tin y tế liên quan ở phía trên cùng, sau đó, thêm tiêu đề in đậm về các mục bạn muốn bao gồm. Ví dụ, in đậm phần tiêu đề có nội dung Quản lý Cơn đau, và thêm lời nhận xét ngắn gọn bên dưới mô tả mong muốn của bạn.[3]
    • Bạn có thể xem qua một vài bảng mẫu, hoặc tham khảo chúng tại phòng mạch bác sĩ. Nhiều loại bảng mẫu khá dài, vì vậy, bạn sẽ là người lựa chọn vấn đề quan trọng nhất.[4]
    • Bạn nên nhớ duy trì độ dài cho thông tin trong khoảng một trang giấy và chỉ bao gồm phần tiêu đề liên quan đến tình huống của bạn cũng như mong muốn của cả hai.[4]
    • Bạn cần phải trao đổi về mong muốn của mình, nhưng bác sĩ, y tá của bạn sẽ không có nhiều thời gian, và phải đối mặt với vấn đề khác trong quá trình sinh nở khiến họ không thể thấu hiểu hoàn toàn danh sách dài dòng và quá chi tiết.[1]
  3. Chia sẻ về kế hoạch với gia đình. Kế hoạch sinh nở là công cụ quan trọng mà người thân thiết nhất với bạn cần phải hiểu rõ.[1]
    • Người mà bạn lựa chọn chia sẻ kế hoạch cũng có một phần trách nhiệm trong việc chăm sóc bạn và đứa con mới sinh của bạn.[2]
    • Thảo luận về mong muốn của bản thân với gia đình và bạn bè thân thiết để mọi người đều thấu hiểu cũng như đồng ý tôn trọng chúng trước khi ngày trọng đại diễn ra.[1]
  4. Bạn nên nhớ bao gồm thêm thông tin cơ bản. Khi thiết lập kế hoạch sinh con, đừng xem nhẹ thông tin quan trọng.[3]
    • Bạn nên viết thêm tên bạn, tên người ấy, tên bác sĩ, và ngày dự sinh của bạn.[3]
    • Kèm theo bất kỳ một thông tin sức khỏe nào khác có liên quan như nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, nhiễm liên cầu khuẩn gần đây, nếu bạn sử dụng kính sát tròng, và nhóm máu của bạn. Phụ nữ có nhóm máu Rh cần phải được tiêm chủng sau khi sinh.[3]
    • Bạn cũng nên thêm thông tin y tế về người bạn đời của bạn. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn lời khuyên về bất kỳ một thông tin quan trọng liên quan đến sức khỏe nào về người ấy mà bạn cần phải ghi chú.[3]
  5. Đem theo kế hoạch sinh con. Đừng quên đem theo một vài bản sao kế hoạch sinh con trong túi khi đến bệnh viện.[1]
    • Trong hầu hết mọi trường hợp, sẽ có ít nhất một bác sĩ bên cạnh bạn, một vài y tá, có thể là một số y tá phụ, và bác sĩ gây mê tùy thuộc vào mong muốn quản lý cơn đau của bạn hoặc nếu bạn cần phải tiến hành mổ lấy thai.[2]
    • Ngoài ra, bác sĩ khoa nhi của đứa con mới chào đời của bạn cũng có thể có mặt trong suốt giai đoạn sinh con để chăm sóc cho nhu cầu sức khỏe của em bé.[1]
    • Vai trò của bác sĩ khoa nhi đã được vạch sẵn từ trước, nhưng có thể bạn sẽ sở hữu một vài mong muốn mà bạn cần phải trao đổi với họ.[1]
    • Đem theo đủ bản sao kế hoạch để mọi người liên quan đến quá trình chuyển dạ và sinh con đều hiểu rõ về mong muốn của bạn.[1]
    • Ngoài gia đình và bạn bè, bạn nên cân nhắc cung cấp bản sao kế hoạch sinh con cho bác sĩ, bất kỳ đối tác nào của bác sĩ có thể tham gia vào quá trình này, y tế hộ sinh, y tế tại phòng chăm sóc trẻ sơ sinh, và mọi chuyên gia y tế khác có thể góp phần vào việc sinh nở cũng như chăm sóc sau sinh của mẹ và bé.

Lời khuyên[sửa]

  • Tương tự như kết hôn, đừng quá lo lắng về việc cố gắng lên kế hoạch cho một ngày hoàn hảo đến nỗi bạn quên mất rằng hôn nhân mới chính là phần quan trọng. Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất là sự an toàn của bạn và đứa trẻ. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
  • Sức khỏe của bạn và đứa trẻ là quan trọng nhất; mọi điều khác chỉ là thứ yếu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây