Thiết lập ranh giới cá nhân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ranh giới là khoảng cách giữa bạn với người khác. Hãy nghĩ nó như một hàng rào hay một cánh cổng. Là người gác cổng, bạn có thể quyết định cách người khác đến gần bạn cả về thể chất lẫn tình cảm như thế nào. Bằng cách thiết lập một số ranh giới, bạn cho phép người khác chứng minh được mức độ đáng tin của họ trước khi bạn để họ bước gần hơn vào cuộc sống của bạn.[1]

Các bước[sửa]

Hiểu được Ranh giới Lành mạnh[sửa]

  1. Hiểu được mục đích của ranh giới lành mạnh. Chúng là cách để bạn bảo vệ mình, cho bạn sự tự do để điều khiển cuộc sống theo cách giúp bạn phát triển. Con người tạo nên mẫu ranh giới dựa trên những gì họ đã học từ một vài mối quan hệ trước – với bố mẹ, anh chị em, bạn bè và người yêu.[2]
  2. So sánh ranh giới lành mạnh và ranh giới không lành mạnh. Trước khi bạn có thể thiết lập ranh giới lành mạnh, bạn cần phải nhận ra ranh giới không lành mạnh là gì. Một số ranh giới không lành mạnh bao gồm:[2]
    • Nhu cầu luôn muốn ở chung với người yêu.
    • Kiểm soát người yêu.
    • Không có khả năng kết bạn với người khác.
    • Sử dụng rượu và ma túy để khiến bản thân cảm thấy thoải mái hơn trong mối quan hệ.
    • Muốn mối quan hệ không bao giờ thay đổi.
    • Ghen tuông hay thiếu sự cam kết.
  3. Nhận ra ranh giới tình cảm là gì. Ranh giới tình cảm lành mạnh có nghĩa là bạn có thể nói lên ước muốn và sở thích của mình. Ranh giới tình cảm sẽ tách rời cảm xúc của bạn ra khỏi những thứ khác. Chúng bảo vệ lòng tự trọng của bạn. Chúng “bao gồm niềm tin, thái độ, lựa chọn, ý thức trách nhiệm và khả năng để thân mật với người khác”.[3] Một số ví dụ về ranh giới tình cảm lành mạnh là:[4]
    • Sức khỏe và hạnh phúc của chính bạn là điều quan trọng, và bạn sẽ không bị ép buộc để bỏ qua nhu cầu riêng.
    • Bạn có quyền được đối xử với sự tôn trọng.
    • Bạn sẽ không bị thao túng hay ép buộc làm điều mà bạn không muốn, thậm chí nếu người khác đang nỗ lực để khiến bạn cảm thấy tội lỗi.
    • Bạn sẽ không cho phép người khác la mắng bạn, khiến bạn cảm thấy tồi tệ về con người hoặc hành động của bạn, hay gọi thẳng tên bạn.
    • Bạn không đổ lỗi cho người khác vì một số điều thuộc trách nhiệm của bạn, và bạn không cho phép người khác đổ lỗi cho bạn vì những điều mà bạn không có trách nhiệm phải chịu.
    • Bạn nên giữ cho cảm xúc của mình tách biệt với người khác, mặc dù bạn thông cảm với người bạn quan tâm.
    • Bạn truyền tải nhu cầu của riêng mình một cách quả quyết, và nỗ lực hướng tới sự hợp tác nếu có thể. Điều này giúp duy trì sự tôn trọng lẫn nhau.
  4. Nhận ra ranh giới được thiết lập bằng cử chỉ cơ thể. Một khía cạnh khác của ranh giới được thiết lập bằng cử chỉ cơ thể là khoảng cách vật lý giữa chúng ta và người khác. Giữa những bạn bè tốt hay thành viên gia đình sẽ có ít khoảng cách vật lý khi họ tương tác với nhau.
    • Khi ai đó xâm phạm vào khoảng cách vật lý, chúng ta sẽ cảm nhận nó từ bên trong. Điều này khiến ta cảm thấy khó chịu và không tự nhiên.
    • Khi bạn đang có mối quan hệ với ai đó, đảm bảo là bạn thấy thoải mái với cách bạn bày tỏ bản thân qua cử chỉ cơ thể với người đó.Trò chuyện về những gì khiến bạn cảm thấy an toàn và được yêu thương.[5]
    • Người Bắc Âu và Bắc Mỹ chú trọng đến khoảng không gian cá nhân lớn nhất có thể.[6]
    • Những người ở các nước Trung Đông, Nam Mỹ và phía nam Châu Âu thì có khoảng cách không gian cá nhân nhỏ nhất,[7] và việc chạm vào nhau là bình thường.
    • Nền văn hóa phương Đông coi việc chạm vào nhau hay vỗ nhẹ vào lưng là điều cấm kỵ và xúc phạm.
  5. Nhận ra ranh giới vật lý cho tài sản. Ranh giới vật lý thường được mô tả như là không gian cá nhân. Nó bao gồm tài sản vật chất như nhà ở, phòng ngủ, đồ đạc, xe, và một số thứ khác. Nó cũng nằm trong quyền lợi để thiết lập ranh giới với người khác về sự tôn trọng quyền riêng tư và tài sản.
    • Khi dùng đồ đạc của người khác mà không có sự cho phép là sự vi phạm về ranh giới vật lý. Thậm chí nếu bạn lo lắng về sự an toàn hay nghi ngờ có vấn đề gì, cách thức lành mạnh và tôn trọng là gặp gỡ và nói chuyện với họ. Chắc chắn là những người khác biết điều này đã vượt qua ranh giới và đây không phải là hành vi đáng được tôn trọng.
  6. Thiết lập ranh giới tình cảm để cải thiện ý thức về bản thân. Khi bạn học cách trở thành người nắm giữ ranh giới tình cảm của chính mình, bạn có thể đạt được một số kết quả nhất định giúp bạn hiểu hơn rằng bạn là ai.[3] Những điều này bao gồm:
    • Có cảm giác lành mạnh về chính bạn, không phụ thuộc vào bất kỳ ai.
    • Biết rằng bạn có quyền chọn cách bạn muốn cảm nhận như thế nào và khả năng làm điều đó.
    • Có thể theo dõi mức độ bạn chia sẻ về bản thân nhiều ra sao để có thể tôn trọng chính mình.
    • Đôi khi có thể nói “không” khi bạn cần quyết đoán và thành thật với chính mình.

Thiết lập Ranh giới Lành mạnh[sửa]

  1. Quyết định thiết lập ranh giới. Bước đầu tiên là nhận ra rằng bạn cần phải thiết lập ranh giới hay cải thiện chúng. Ranh giới là sự kéo dài về tình yêu và lòng tôn trọng cho bản thân và người khác, thay vì phản ứng sợ hãi hay từ chối.[8] Chúng là con đường thoát khỏi các trường hợp cần để làm vui lòng người khác và để có thể được yêu thương và được chấp nhận.[9]
    • Ví dụ, bạn cùng phòng thường xuyên mượn xe của bạn. Cô ấy không bao giờ đổ đầy bình xăng hay đưa bạn tiền xăng. Bạn không thể tiếp tục thanh toán hết tiền xăng mãi được.
  2. Xác định ranh giới. Hỏi bản thân xem bạn hy vọng điều gì để đạt được một ranh giới cụ thể. Bạn sẽ muốn xác định từng loại ranh giới, về vật chất và tình cảm, cho các thiết lập khác nhau như ở nhà, tại công ty và với bạn bè.
    • Ví dụ, bạn có thể quyết định rằng bạn sẽ không đế người khác lợi dụng bạn và không tôn trọng thời gian cũng như không gian cá nhân của bạn.
    • Ví dụ, bạn muốn bạn cùng phòng phải góp chung tiền xăng khi cô ấy chạy xe của bạn.
  3. Thiết lập ranh giới. Chia sẻ ranh giới với những người có trong cuộc sống của bạn. Bằng cách này, họ sẽ hiểu một số mong muốn và nhu cầu mà bạn có.
    • Ví dụ, trò chuyện bình tĩnh và lịch sự với bạn cùng phòng rằng bạn cần cô ấy góp phần cho việc bảo trì xe với tiền xăng. Nếu cô ấy không muốn điều đó, thì cô ấy không được đi xe của bạn nữa.
    • Ví dụ, nếu bạn bè có thói quen đến gặp bạn đột xuất mà không báo trước và điều này làm phiền bạn, nói với họ rằng bạn muốn họ điện thoại trước khi đến.Thiết lập ranh giới cũng có nghĩa khi một điều gì đó xảy ra tại thời điểm (ví dụ, ai đó mượn cái gì mà không hỏi), bạn có thể chỉ ra việc đó và để người đó biết điều này là không được chấp nhận. Nói một cách bình tĩnh và lịch sự. Trò chuyện với bạn cùng phòng rằng bạn muốn cô ấy hỏi ý bạn trước khi mượn xe.
  4. Duy trì ranh giới. Đối với nhiều người, điều này là phần thách thức nhất trong việc tạo dựng ranh giới. Bạn không chỉ giúp người khác tôn trọng giới hạn mà còn rèn luyện lại chính mình.
    • Ví dụ, nếu bạn cùng phòng quên đưa bạn tiền xăng, hãy nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng cương quyết.
    • Bạn có thể bỏ qua và lờ đi, nhưng đừng quên: đây là một quá trình. Hãy thiết lập lại quyết tâm và giữ vững ranh giới.
    • Lúc đầu, bạn có thể nhận thấy người khác đang chống đối lại ranh giới của bạn. Nếu họ tôn trọng bạn, họ sẽ sẵn sàng để thích nghi với chúng.
    • Nhớ rằng, bạn không cố gắng thay đổi người khác hay điều khiển họ. Bạn chỉ cần tập trung vào cách bạn muốn được đối xử như thế nào. Bạn sẽ giao tiếp điều này bằng ngôn từ và hành động. Chẳng hạn, một người bạn đến mà không gọi trước. Để duy trì ranh giới, bạn có thể nói, “Mình xin lỗi vì bạn đến vào lúc này nhưng mình đang bận làm dự án cho công việc và mình không thể gặp bạn ngay bây giờ. Mình hy vọng lần tới bạn sẽ gọi trước khi đến”. Chiến lược này sẽ củng cố ranh giới của bạn một cách lịch sự về việc tôn trọng thời gian và không gian cá nhân.
  5. Hãy thẳng thắn. Thẳng thắn và ngắn gọn là một cách tôn trọng để người khác biết ranh giới của bạn là gì. Ngược lại, nếu nói gián tiếp, than vãn hay giải thích dài dòng sẽ làm rối thông điệp.[10] Dưới đây là một ví dụ về cách giao tiếp trực tiếp:
    • Bạn: “Này Nam, tụi mình đã chơi trò chơi video mấy tiếng rồi. Giờ mình mệt và muốn đi ngủ”.
    • Nam: “Ôi, coi nào, hôm nay là tối thứ Sáu mà. Hãy xem phim tiếp hay đặt bánh pizza ăn đi”.
    • Bạn: “Xin lỗi nha Nam. Bạn tốt nhất nên về thôi. Mình cần đi ngủ ngay”.
  6. Tự chăm sóc bản thân. Một trong những phần khó khăn nhất của việc thiết lập và duy trì ranh giới chính là nỗi sợ xuất hiện tính thô lỗ hay ích kỷ. Trước hết, ưu tiên bản thân để nhận ra và tôn trọng cảm giác của chính mình. Điều này không có nghĩa là bạn gạt bỏ người khác hay cảm giác của họ. Nhiệm vụ của bạn về ranh giới là xoay quanh sự sẵn lòng để chăm lo cho bản thân mà bạn có thể ở đó vì người khác.
    • Cho phép bản thân nhận ra và tôn trọng ranh giới mà bạn cần để thực hiện một cách thành công.
    • Khi bạn sống trong ranh giới của mình, người khác có thể chọn hoặc là tôn trọng hoặc là không. Khi họ chọn không tôn trọng ranh giới của bạn, bạn có cơ hội để củng cố chúng theo một cách tự khẳng định.
  7. Loại bỏ những người thâm độc ra khỏi cuộc sống. Bạn có quyền làm điều này đối với những người sẽ điều khiển vàx lợi dụng bạn. Học cách tạo dựng ranh giới lành mạnh thì cần thời gian nhưng bạn sẽ thành công nếu bạn luôn ở cạnh những người luôn ủng hộ, tôn trọng bạn và điều mà bạn chọn. [11]
    • Bạn không cho phép sự lo lắng hay lòng tự trọng thấp ngăn cản bạn chăm sóc bản thân.
    • Bạn không chịu trách nhiệm cho cách những người khác đối xử với bạn khi bạn duy trì ranh giới lành mạnh của mình.
  8. Khởi đầu nhỏ. Bắt đầu kiểm soát một ranh giới để bạn học được kỹ năng mới này. Chọn điều gì đó mà không mang tính đe dọa.
    • Ví dụ, có thể luôn có người mà cứ đứng quá gần bạn hay thường nhìn qua vai bạn khi bạn đang đọc thư điện tử. Đây là cơ hội tốt để thực hành yêu cầu người khác cho bạn thêm không gian cá nhân.[10]
    • Khi bạn xác định và thiết lập ranh giới rõ ràng và lành mạnh, bạn sẽ nhận thấy rất dễ để duy trì. Cùng lúc đó, bạn sẽ nhận thấy mình đang trên đà thêm tự tin và mối quan hệ của bạn đang được cải thiện.
  9. Kiên nhẫn khi xây dựng mối quan hệ. Thiết lập ranh giới là bước tuyệt vời để phát triển mối quan hệ lành mạnh. Tình bạn sâu sắc được xây dựng theo thời gian. Chúng không thể xuất hiện đột ngột bằng cách vượt qua ranh giới xã hội hay chia sẻ nhiều hơn mức thích hợp.
    • Bạn có thể vẫn còn cảm giác gắn kết với người khác thậm chí khi bạn có ranh giới lành mạnh. Nhưng bạn sẽ có thể tôn trọng bản thân, thời gian và nhu cầu riêng mà không bị vướng vào người khác.[12]
    • Bạn nên cảm thấy tự do khi ra ngoài chơi với người khác. Mối quan hệ lành mạnh không yêu cầu bạn phải hỏi xin phép làm điều gì đó. Nếu bạn trai/bạn gái của bạn có vẻ ghen tuông khi bạn ra ngoài với những bạn khác, hãy trò chuyện để thiết lập một ranh giới về các hoạt động của bạn.

Thiết lập Ranh giới tại Nơi làm việc[sửa]

  1. Trò chuyện với đồng nghiệp về ranh giới. Quá dễ dàng để có thể tận dụng chính bản thân nếu như bạn không thiết lập hay duy trì ranh giới. Bảo đảm đồng nghiệp hiểu ranh giới của bạn bằng cách chia sẻ với họ rõ ràng.[13]
    • Ví dụ, một vài đồng nghiệp có thể cho rằng bạn sẽ trả lời thư điện tử suốt nhiều giờ. Nếu bạn chỉ muốn để dành các thư điện thử trong giờ làm, bạn cần phải truyền đạt điều đó. Nếu một đồng nghiệp nói, “Tôi sẽ gửi bạn bản phác thảo về dự án vào tối nay,” bạn có thể đáp lại, “Tôi chắc sẽ xem bản phác thảo của bạn khi tôi tới văn phòng”.
  2. Yêu cầu giúp đỡ khi cần. Nếu khối lượng công việc của bạn đang trở nên quá nhiều, hãy hỏi quản lý để họ chỉ định ai đó giúp. Bạn cũng có thể đưa ra một số gợi ý để sắp xếp lại khối lượng công việc mà có thể đáp ứng nhiệm vụ ngay lập tức và ưu tiên các công việc khác.
  3. Thiết lập ranh giới thích hợp giữa cá nhân với nhau. Điều quan trọng là duy trì một vài ranh giới nhất định để nơi làm việc đó trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả. Công ty có thể có một số chính sách thích hợp để thiết lập ranh giới nhất định, đặc biệt những gì về việc tôn trọng chỗ làm, sử dụng công nghệ, và nhiều điều khác.[13]
    • Nếu bạn ở vị trí quản lý, bạn có thể giúp phát triển một vài chính sách để đảm bảo ranh giới thích hợp.
  4. Có ngày làm việc theo kế hoạch. Thiết lập ranh giới với thời gian của bạn bằng cách có kế hoạch cho ngày làm việc. Đem theo những việc cần phải làm tới cuộc họp để cuộc nói chuyện sẽ hữu ích cho mọi người. Nếu dành nhiều thời gian để trả lời thư, hạn chế bản thân kiểm tra thư trong khoảng 15 phút mỗi lần trong một ngày.
  5. Lập chiến lược về cách bạn sẽ phản ứng với vi phạm ranh giới ra sao. Không thể tránh khỏi việc ai đó sẽ vượt qua ranh giới mà bạn đã định ra. Cân nhắc cách bạn phản ứng như thế nào. Lập ra một ngoại lệ có thể được chấp nhận trong một lần, nhưng nhớ rằng một số ranh giới không tương xứng sẽ không được tôn trọng nhiều.[14]

Tránh né Mối quan hệ Bạo hành và Kiểm soát[sửa]

  1. Nhận ra hành vi bạo hành và kiểm soát. Một số hành vi không chỉ là ranh giới tệ hại. Chúng có thể mang tính bạo hành và kiểm soát. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo của hành vi mang tính bạo hành hay kiểm soát:[15]
    • Bạo hành cơ thể: Điều này có thể bao gồm đánh, tát, đấm hay các hình thức khác làm tổn hại đến cơ thể.
    • Đe dọa về bạo lực: Theo Trung Tâm Trường Đại Học Phụ Nữ Tây Bắc, “mối quan hệ lành mạnh không bao gồm các mối đe dọa.”[15]
    • Phá vỡ đối tượng: Điều này được sử dụng để đe dọa người khác và nó có thể là tiền thân của bạo lực.
    • Dùng vũ lực trong một cuộc tranh luận: Ai đó có thể thử kìm hãm bạn bằng cử chỉ cơ thể hay chặn đường để bạn không thể tháo chạy đến nơi an toàn.
    • Ghen tuông: Một người ghen tuông có thể chất vấn hoặc giám sát người yêu của họ về một số hoạt động.
    • Kiểm soát hành vi: Người nào đó có thể dành hết tâm trí vào một số động thái của bạn cho tới khi họ bắt đầu kiểm soát sự xuất hiện và hoạt động của bạn. Kiểm soát là điều hiển nhiên trong việc tra hỏi một người về nơi mà cô ta ở, cô ấy đang làm những gì, cô ấy ở với ai, hay tại sao cô ấy lại về nhà trễ.
    • Tham gia nhanh chóng: Kẻ bạo hành có thể gây áp lực cho bạn trong một mối quan hệ trước khi thời gian trôi qua đủ để phát triển cảm xúc và mong muốn cam kết.
    • Cách ly: Điều này có thể bao gồm một số nỗ lực để loại bỏ việc bạn tiếp xúc với bạn bè và gia đình.
    • Tàn ác với động vật và trẻ nhỏ: Kẻ bạo hành sẽ sử dụng điều này như một cách để ép buộc bạn làm những gì anh ta muốn mà không quan tâm đến nỗi đau hay cảm xúc của thú nuôi hay đứa trẻ.
  2. Từ bỏ mối quan hệ. Nếu nhận ra thái độ bạo hành hay kiểm soát trong mối quan hệ, thì có lẽ là đã qua thời điểm để trò chuyện với vấn đề đó. Ngay cả với thiết lập ranh giới tốt, hành vi của kẻ ngược đãi có thể không dẫn đến một cuộc trò chuyện. Nếu bạn không thể chấm dứt mối quan hệ một cách an toàn, vậy thì hãy từ khỏi mối quan hệ đó càng sớm càng tốt. [16]
  3. Xây dựng hệ thống hỗ trợ. Nếu không an toàn để từ bỏ mối quan hệ, hãy xây dựng một hệ thống hỗ trợ gồm những người mà nghiêm túc quan tâm đến sự an toàn của bạn. Họ có thể là bạn bè hay gia đình, người mà bạn tin tưởng.[16]
    • Đưa ra một từ khóa hay cụm từ mà sẽ là dấu hiệu cho người hỗ trợ rằng bạn cần giúp đỡ ngay. Điều này có thể khó khăn để thực hiện nếu kẻ bạo hành kiểm soát chặt chẽ mọi hành động và không bao giờ cho phép bạn ở một mình.
    • Sử dụng điện thoại hay mạng Internet để kết nối với các liên hệ bên ngoài. Có mật khẩu an toàn để giữ thông tin liên lạc của bạn riêng tư.
    • Có một danh sách hay nhớ số điện thoại của một số nơi và người có thể tới giúp bạn.
    • Biết phòng cấp cứu ở đâu để tới đó nếu bị thương và có sự giúp đỡ từ các nguồn lực địa phương.
  4. Lập kế hoạch để trốn thoát và sẳn sàng hành động ngay lập tức. Vạch ra một lộ trình mà bạn có thể đi đến nơi an toàn. Chuẩn bị để có thể để lại hầu hết mọi thứ, như quần áo và tài sản. Chỉ lấy những thứ bạn cần.[16]
  5. Bảo mật điện thoại và cài đặt máy tính bàn. Chắc rằng bạn giữ điện thoại và máy tính bàn an toàn để kẻ bạo hành không thể theo dõi hay khám phá ra nơi ở của bạn.
  6. Biết vị trí của nơi mà bạn có thể trú ngụ ở địa phương. Một số thành phố có nơi ở cho những nạn nhân bị bạo lực gia đình. Đây là một số địa điểm bạn có thể tìm nơi ở và an toàn thoát khỏi kẻ bạo hành, và danh tính của bạn được giữ bí mật.[17] Phần lớn được hình thành cho việc ở tạm thời và có thể giúp bạn chuyển tới nơi ở tạm thời.
    • Tham khảo trang web Domestic Shelters (Ngôi nhà Bình yên) để xác định vị trí của ngôi nhà bình yên gần bạn nhất tại Mỹ. Ở Việt Nam, bạn có thể tìm đến Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để nhận hỗ trợ.
  7. Có án lệnh cấm chỉ hay lệnh cấm liên lạc. Nếu mối quan hệ của bạn rất đáng sợ, bạn cũng có thể sử dụng hệ thống hợp pháp để giúp bạn thiết lập một án lệnh cấm chỉ hay lệnh cấm liên lạc nếu cần thiết.

Lời khuyên[sửa]

  • Một số ranh giới cũng bao gồm thông tin cá nhân của bạn. Cân nhắc liệu bạn có cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thông tin cá nhân trong mối quan hệ. Bạn không cần chia sẻ thông tin về tài khoản ngân hàng, mật khẩu thư điện tử, và thông tin bảo mật khác với bạn trai hay bạn gái. [5]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây