Thiếu máu ở trẻ em

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đại cương[sửa]

Định nghĩa[sửa]

Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ huyết sắc tố trong một đơn vị thể tích máu gây nên tình trạng thiếu oxy.

Theo TCYTTG: Thiếu máu khi Hb giảm:

Trẻ 6 tháng - 6 tuổi: Hb < 110 g/L.

Trẻ 6 tuổi - 14 tuổi: Hb < 120 g/L.

Dịch tễ học[sửa]

Tần xuất trẻ bị thiếu máu là 32% trong các bệnh về máu. Tuổi có tần xuất cao là 0-5 tuổi: 53,73% so với nhóm 6-10 tuổi là 24,92% và 11-15 tuổi là: 21,33%.

Bênh thiếu máu thường gặp theo thứ tự là thiếu máu huyết tán 62%, thiếu máu dinh dưỡng nhiễm khuẩn 21%, thiếu máu suy tủy 16,4%.

Phân loại[sửa]

Phân loại theo nguyên nhân[sửa]

Thiếu máu do giảm sinh[sửa]

- Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu.

+ Thiếu máu thiếu sắt.

+Thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12.

+Thiếu máu do thiếu protein.

- Thiếu máu giảm sản và bất sản tủy:

+ Suy tủy xương mắc phải và bẩm sinh, bệnh Fanconi.

+ Giảm sinh nguyên hồng cầu đơn thuần.

+Thâm nhiễm tủy, bệnh Leucémie và các di căn khác vào tủy.

+ Một số nguyên nhân khác: suy thận mạn, thiểu năng tuyến giáp, bệnh collagen, nhiễm khuẩn mạn.

Thiếu máu do mất máu[sửa]

- Chảy máu cấp

+ Chấn thương.

+ Giãn tĩnh mạch thực quản.

+ Rối loạn quá trình cầm máu: giảm tiểu cầu, hémophilie, giảm tỷ prothrombin, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não - màng não.

- Chảy máu mạn tính:

+ Giun móc, loét dạ dày - tá tràng.

+ Trĩ, sa trực trực tràng, polype trực tràng, thoát vị cơ hoành.

Thiếu máu do tan máu[sửa]

- Tan máu do nguyên nhân tại hồng cầu.

+ Bệnh về Hb: α, β Thalassémie, HbE, HbS, HbC, HbD...

+ Bất thường màng hồng cầu: bệnh hồng cầu hình cầu.

+ Bệnh về enzyme hồng cầu: thiếu G6PD, thiếu Glutathion reductase, Pyruvate kinase...

- Tan máu do nguyên nhân ngoài hồng cầu

+ Tan máu miễn dịch: bất đồng nhóm máu mẹ - con ABO, Rh; tự miễn.

+ Nhiễm khuẩn: sốt rét, nhiễm khuẩn máu.

+ Nhiễm độc thuốc: Phenylhydrazin, thuốc sốt rét, hóa chất, nọc rắn...

+ Cường lách.

+ Hội chứng huyết tán tăng urê máu.

Phân loại thiếu máu theo kích thước hồng cầu[sửa]

Thiếu máu hồng cầu nhỏ[sửa]

- Thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu do mất máu mạn tính.

- Thiếu máu hồng cầu non sắt (sideroblastic).

- Thalassemia, ngộ độc chì, viêm nhiễm mạn tính, một số tan máu bẩm sinh do huyết cầu tố không ổn định.

Thiếu máu hồng cầu to[sửa]

- Có nguyên hồng cầu khổng lồ ở tủy.

+Thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, Acid orotic niệu di truyền, thiếu máu đáp ứng với thiamin.

- Không có nguyên hồng cầu khổng lồ ở tủy.

+ Thiếu máu bất sản tủy, hội chứng Diamond-Blackfan, thiểu năng giáp, bệnh gan, thâm nhiễm tủy, thiếu máu loạn sinh hồng cầu.

Thiếu máu hồng cầu bình thường[sửa]

- Thiếu máu tan máu bẩm sinh: hồng cầu tố bất thường, thiếu hụt enzym hồng cầu, rối loạn màng hồng cầu.

- Thiếu máu tan máu mắc phải: miễn dịch, thiếu máu tan máu mao mạch, do nhiễm khuẩn cấp.

- Suy tủy, bệnh leucemia, bệnh ung thư di căn.

- Mất máu cấp.

- Cường lách.

- Bệnh thận mạn tính.

Phân loại thiếu máu theo khoãng phân bố hồng cầu (RDW) và thể tích hồng cầu (MCV)[sửa]

RDW = SD (độ lệch chuẩn) x 100% / MCV. Bình thường 11,5 – 15 % (Bessman)

RDW: Khoãng phân bố hồng cầu (Red blood cell distribution width)

Dựa vào thể tích hồng cầu và RDW, Bessman đã đưa ra cách phân loại thiếu máu như sau:

RDW MCV nhỏ MCV bình thường MCV to
Bình thường Alpha hay beta Thalassemia, dị hợp tử Suy tủy
Cao Thiếu sắt Hemoglobin H S-beta Thalassemia Bệnh mạn tính Bệnh gan Nhiễm độc tủy do hóa chất trị liệu Bạch cầu kinh Thiếu nhiều yếu tố tạo máu Bệnh Hb SS, SC Xơ hóa tủy Thiếu folat Thiếu vitamin B12 Thiếu máu tan máu miễn dịch

MỘT SỐ THIẾU MÁU THƯỜNG GẶP[sửa]

Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu huyết tán trẻ em

Bệnh Thalassemi

NGUỒN

Giáo trình bộ môn nhi, Đại học Y Dược Huế

Liên kết đến đây