Thiếu thức ăn có phải là nguyên nhân số một buộc chim di cư?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Di cư (migration) chỉ sự di chuyển của các cá thể từ nơi cư trú này đến nơi khác. Trong đa số các trường hợp, di cư bắt nguồn từ thiếu thức ăn (do tăng số cá thể hay do thời tiết). Một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di cư của động vật là tìm nơi thích hợp cho sinh sản.

Di cư thường thấy ở các loài chim. Nhạn phương bắc có quãng đường di cư dài nhất, mỗi năm chúng bay từ bắc cực xuống nam cực rồi quay về .

Sải cánh di cư

Người và một số động vật khác như linh dương, bướm, cá hồi, lươn, ... cũng có hiện tượng di cư... Ở nước ta cũng như nhiều nước khác có hình thức di cư theo mùa (phụ thuộc vào thời vụ làm nông nghiệp) đối với những dân tộc du canh du cư.

Căn cứ vào chiều dài của quãng đường di chuyển, người ta chia chim di cư thành các nhóm:

(1) Nhóm di chuyển đường dài: Có những loài chim ở vùng bắc cực trong mùa sinh sản và di chuyển về vùng có thời tiết ấm hơn ở phương nam trong mùa không sinh sản. Những loài chim này thường trải qua gia đoạn tăng cường hoạt động hay giai đoạn không nghỉ ngơi (Zugunruhe) với hàng loạt những biến đổi sinh lý của cơ thể và tăng cường dự trữ chất béo. Yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định đối với các đặc điểm di cư như thời gian di cư, đường bay nhưng yếu tố môi trường (bao gồm cả những đặc điểm về địa hình và nguy cơ gặp kẻ thù trên đướng bay) cũng ảnh hưởng đến những đặc điểm đó.

Dù có nhiều yếu tố quyết định quá trình di cư nhưng các nghiên cứu cho thấy khí hậu của vùng sinh sản đóng vai trò quan trọng bên cạnh đó đặc điểm của thức ăn cũng là một trong những lý do chính để chim di cư.

(2) Các loài chim di cư đường dài có sải cánh lớn: Chúng có khả năng dựa vào cột không khí nóng để bay vút lên cao (động tác này giúp chúng có thể phát hiện được con mồi) chính vì thế những loại chim này không vượt qua được các đại dương vì chỉ có trên mặt đất và gần mặt đất chúng với lợi dụng được các luồng không khí nóng bốc lên từ mặt đất. Kền kền, ó, cò ... thuộc nhóm này.

(3)Chim di cư với quãng đường ngắn: Nhiều loại trong nhóm này có đặc điểm di truyền phản ứng với sự thay đổi độ dài của ngày. Tuy nhiên cũng có loài chim di cư với quãng đường ngắn chủ yếu do yếu tố thời tiết

(4) Các đặc điểm khác: Chim mai hoa (chaffinch) không di cư ở Anh nhưng nếu thời tiết quá lạnh chúng sẽ di chuyển về phí nam hay Ailen. Tại Xcăng-đi-na-vi chỉ những con cái của loài chim này có hiện tượng di cư trong lúc đó con đực thì không. Một số loài di cư ngắn có họ hàng với những loài chim di cư đường dài.

Để nghiên cứu hiện tượng di cư, người ta dùng đến nhiều phương pháp từ phương pháp kinh điển nhất là đeo vòng cho chim (phương pháp cần đến sự phối hợp của các nhà nghiên cứu từ nhiều vùng khác nhau) đến sử dụng các phương tiện hiện đại như rađa, vệ tinh...

Gần đây một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Arizona (Mỹ) sử dụng phương pháp phân tích liên phả hệ (supertree) của 379 loài chim ăn côn trùng có cánh vùng Bắc và Nam Mỹ (New World flycatchers) đã kết luận nguyên nhân số một buộc chim phải di cư là thiếu thức ăn. Các yếu tố di truyền, sinh sản, chủng loại thức ăn ... đóng vai trò thứ yếu.

Hình từ website www.birdwatching.com

Có thể thiếu thức ăn là nguyên nhân chính buộc một số loài chim của vùng này di cư nhưng liệu đó có phải là nguyên nhân quyết định đối với nhiều loài chim khác trên thế giới hay không?

Bạn hãy đọc và cho ý kiến về bản tin của livescience sau đây: http://www.livescience.com/animalworld/070302_hungry_birds.html

Xem thêm:

http://www.birdwatching.com

http://www.Sonyclassics.com

Nguễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này