Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trị ù tai
Từ VLOS
Ù tai là triệu chứng của một số bệnh tiềm ẩn. Cảm giác ù tai giống như có tiếng chuông kêu trong tai, hoặc có thể là tiếng gầm, lách cách, xào xạc, hoặc rì rầm. Bài viết này cung cấp cho bạn một vài lời khuyên về cách chữa trị tình trạng này.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chẩn đoán và điều trị ù tai[sửa]
-
Tìm
nguyên
nhân
chính
gây
nên
ù
tai.
Đây
không
phải
là
bệnh
mà
là
triệu
chứng
của
một
số
vấn
đề
về
tai,
não,
tim,
hoặc
mạch
máu.
Do
đó
nếu
bạn
có
thể
khắc
phục
nguyên
nhân
chủ
yếu
gây
nên
vấn
đề,
chứng
ù
tai
sẽ
tự
biến
mất.
Vì
thế
điều
đầu
tiên
mà
bạn
cần
làm
khi
bị
ù
tai
đó
là
đi
khám
bác
sĩ.
- Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm chuyên môn, chẳng hạn như chụp X-quang, đo thính lực đồ, mức ức chế còn lại và khả năng đáp ứng của não với âm thanh.
- Liệt kê danh sách các loại thực phẩm hoặc tình huống gây nên hoặc làm trầm trọng thêm chứng ù tai, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, chất bổ sung, v.v…mà bạn đang dùng.
- Một số tình trạng phổ biến gây nên ù tai đó là tắc nghẽn ráy tai, áp lực chất lỏng ở tai trong, viêm nhiễm, sự phát triển xương bất thường trong tai, rối loạn mạch máu, trật quai hàm, phình mạch, một vài loại khối u, rối loạn dây thần kinh hoặc tai trong, chẳng hạn như bệnh Meniere.
-
Uống
thuốc.
Một
vài
loại
thuốc
được
xem
là
có
tác
dụng
giảm
triệu
chứng
ù
tai,
mặc
dù
kết
quả
ở
từng
bệnh
nhân
không
giống
nhau,
tùy
vào
nguồn
gốc
tình
trạng
bệnh.
Bạn
nên
tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
về
loại
thuốc
phù
hợp
với
mình.
- Một số người cảm thấy tình trạng ù tai được cải thiện khi dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline và nortriptyline. Tuy nhiên những thuốc này có tác dụng phụ không mong muốn như mờ mắt, khô miệng, và gây vấn đề tim mạch.[1]
- Thuốc chống co giật như clonazepam và gabapentin được chứng minh là giảm cường độ và cảm giác khó chịu của chứng ù tai ở một số người.
- Ở Brazil, thuốc điều trị chứng nghiện rượu có tên gọi acamprosate được thử nghiệm để khắc phục triệu chứng ù tai với thành công đáng kể. Hiện nay thuốc đang được nghiên cứu tại Hoa Kỳ.[2]
- Các loại thuốc khác có tác dụng cải thiện triệu chứng ù tai ở một số người bao gồm thuốc chống lo âu, thuốc kháng histamine và thậm chí là thuốc gây mê.
-
Tránh
các
loại
thuốc
không
cần
thiết.
Một
số
thuốc
được
xem
là
có
khả
năng
làm
trầm
trọng
thêm
triệu
chứng
ù
tai.
Nếu
bạn
hoặc
bác
sĩ
tin
rằng
chế
độ
dùng
thuốc
đang
ảnh
hưởng
đến
chứng
ù
tai,
bạn
nên
giảm
liều
lượng
hoặc
cắt
thuốc
hoàn
toàn.
Một
số
thuốc
phổ
biến
gây
nên
hoặc
làm
chứng
ù
tai
nặng
hơn
đó
là:
- Thuốc kháng sinh như polymyxin B, erythromycin, vancomycin and neomycin.
- Thuốc trị ung thư như mechlorethamine và vincristine.
- Thuốc lợi tiểu như bumetanide, ethacrynic acid hoặc furosemide.
- Thuốc trị sốt rét và một số loại thuốc chống trầm cảm.
- Aspirin – khi dùng với liều lượng cao.
-
Loại
bỏ
ráy
tai.
Ráy
tai
tích
tụ
có
thể
đông
cứng
và
làm
tắc
ống
tai,
dẫn
đến
mất
thính
lực,
kích
ứng
và
ù
tai.
Nếu
đây
là
nguyên
nhân
gây
ù
tai,
triệu
chứng
có
thể
giảm
hẳn
và
hồi
phục
hoàn
toàn
sau
khi
hết
tắc
nghẽn.
- Vệ sinh ráy tai ở nhà bằng dầu em bé, dầu khoáng hoặc dầu glycerin. Những loại dầu này có tác dụng làm mềm ráy tai và tự làm sạch. Bạn có thể dùng nước oxy già cũng như thuốc nhỏ tai không kê toa bán tại hiệu thuốc để có hiệu quả tương tự.
- Trong trường hợp các phương pháp trên không thành công, bạn có thể tìm đến bác sĩ/y tá để làm sạch ráy tai bằng một trong nhiều phương pháp. Ráy tai có thể được loại bỏ bằng cách rửa màng nhĩ, được hút hoặc lấy ra bằng dụng cụ chuyên khoa. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ tai tác dụng mạnh để làm mềm ráy tai, sau đó bạn có thể vệ sinh dễ dàng.
- Loại bỏ ráy tai bằng tăm bông có thể khiến ráy tai bị đẩy sâu vào ống tai và gây tắc nghẽn nặng hơn.[3]
-
Cân
nhắc
sử
dụng
thiết
bị
trợ
thính.
Nếu
tình
trạng
ù
tai
gây
mất
thính
lực,
bạn
có
thể
dùng
thiết
bị
trợ
thính
có
chức
năng
tăng
cường
âm
thanh
bên
ngoài,
đồng
thời
giảm
tác
động
phiền
nhiễu
của
tiếng
ồn
hoặc
tiếng
vang
trong
tai.
- Thiết bị trợ thính có tác dụng khôi phục khả năng nghe được những âm thanh xung quanh, giúp át đi tiếng ù tai.
- Nếu tin rằng ù tai có liên quan đến mất thính lực, bạn nên gặp chuyên gia thính học để lựa chọn thiết bị trợ thính phù hợp (phóng đại âm thanh mà bạn cần nghe rõ hơn).
- Nếu thính lực vẫn tốt/không bị ảnh hưởng nhưng ù tai lại gây nên vấn đề, bạn có thể được cấy ghép để kích thích dây thần kinh thính giác bằng xung điện. Phương pháp này có thể khắc phục ù tai tạm thời.
Điều trị ù tai theo phương pháp tự nhiên[sửa]
-
Sử
dụng
liệu
pháp
âm
thanh.
Đây
là
phương
pháp
làm
xao
lãng
hoặc
át
tiếng
ồn
bên
trong
do
ù
tai
gây
nên
bằng
việc
sử
dụng
âm
thanh.
- Tuy rằng không có tác dụng chữa ù tai, nhưng liệu pháp âm thanh có thể giúp bệnh nhân quên đi triệu chứng và tập trung hoặc nghỉ ngơi mà không bị làm phiền. Liệu pháp âm thanh có thể được áp dụng theo hai cách phổ biến:
- Thông qua thiết bị nhỏ trong tai tương tự máy trợ thính. Thiết bị này phát ra tiếng ồn trắng với cường độ thấp làm át triệu chứng ù tai.
- Thông qua sự kết hợp tiếng nhạc, quạt, máy điều hòa, máy lọc khí, bể cá hoặc máy phát ra âm thanh đặt trong phòng bệnh nhân và những vị trí khác để làm xao nhãng khỏi chứng ù tai. Tiếng ồn trắng (chẳng hạn như tivi mở âm thanh nhỏ khi không phát chương trình), âm thanh môi trường xung quanh, hoặc tiếng ồn phát ra từ thiết bị trong nhà có tác dụng lấn át/làm xao nhãng khỏi tình trạng ù tai.[4]
-
Tránh
các
chất
kích
thích
như
nicotine
và
chất
làm
dịu
như
rượu
bia.
Chúng
có
thể
làm
trầm
trọng
thêm
triệu
chứng
ù
tai
liên
quan
đến
lưu
lượng
máu.
Cà-phê-in
trước
đây
được
các
chuyên
gia
y
tế
xem
là
có
thể
làm
cho
chứng
ù
tai
nặng
thêm,
nhưng
nghiên
cứu
gần
đây
lại
cho
kết
quả
khác.
Cà-phê-in
có
thể
cải
thiện
triệu
chứng,
và
ngăn
chặn
ù
tai
trở
nên
nặng
hơn
hoặc
phòng
ngừa
ngay
từ
đầu.
- Lý do là vì các chất này làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Lượng máu tăng cao gây nên tiếng rít hoặc tiếng ồ ồ ở tai trong.
- Do đó bạn nên cai thuốc lá và giảm rượu bia.
- Bạn nên cố gắng giảm lượng muối hấp thu vì chế độ ăn nhiều muối có thể gây huyết áp cao, đôi khi dẫn đến ù tai.
-
Dùng
chất
bổ
sung
kẽm.
Bệnh
nhân
bị
ù
tai
thường
có
hàm
lượng
kẽm
thấp
trong
cơ
thể.
- Kết quả là một số bệnh nhân cảm thấy giảm ù tai khi dùng chất bổ sung kẽm hằng ngày.
- Ma-giê và vitamin B là hai chất bổ sung có tác dụng giảm triệu chứng ù tai. Axit folic là chất bổ sung phổ biến đối với thính lực, và do hầu hết những người mắc chứng ù tai cũng bị mất thính lực ở vài cấp độ, cho nên việc ăn thực phẩm giàu axit folic có thể phát huy tác dụng nếu bị thiếu hụt dinh dưỡng.
- Bạn có thể tìm trên internet các loại thực phẩm bổ sung "giảm ù tai" có chứa một số vitamin và khoáng chất kết hợp trong cùng một viên thuốc dạng con nhộng.
-
Thử
dùng
ginkgo
biloba.
Ginkgo
biloba
là
chất
bổ
sung
thảo
dược
có
tác
dụng
giảm
triệu
chứng
ù
tai
tự
nhiên.
- Chiết xuất bạch quả thường được sử dụng để cải thiện lưu lượng máu, do đó có thể giúp giảm huyết áp cao và tiếng ù ở tai trong.
- Cân nhắc sử dụng chất bổ sung bạch quả bao gồm chiết xuất lá bạch quả thay vì hạt bạch quả vì hạt có chứa chất độc tự nhiên.[5]
-
Thử
dùng
liệu
pháp
phản
hồi
sinh
học.
Phản
hồi
sinh
học
là
kỹ
thuật
thư
giãn
giúp
con
người
kiểm
soát
phản
ứng
cơ
thể
đối
với
một
vài
yếu
tố
gây
căng
thẳng.
Bằng
cách
này,
bệnh
nhân
có
thể
sử
dụng
ý
nghĩ
để
cải
thiện
triệu
chứng
ù
tai.
- Trong quá trình trị liệu bằng phản hồi sinh học, chuyên gia trị liệu sẽ gắn máy vào cơ thể bệnh nhân thông qua cảm biến điện. Sau đó máy sẽ phản hồi về các phản ứng sinh học của cơ thể như nhiệt độ, sự căng cơ và mạch.
- Sau khi tìm hiểu cách nhận biết những phản ứng này trong cơ thể, bạn có thể điều khiển dòng suy nghĩ, hành vi và cảm xúc nhằm phản ứng với chúng. Bằng cách này, bạn có khả năng tập cho cơ thể kiểm soát cơn đau và áp lực thông qua suy nghĩ.
- Bằng việc sử dụng phản hồi sinh học, bạn có thể rèn luyện cho cơ thể không phản ứng với căng thẳng làm trầm trọng thêm triệu chứng ù tai.
-
Cân
nhắc
liệu
pháp
nhận
thức.
Phương
pháp
này
được
thực
hiện
bằng
cách
kết
hợp
với
chuyên
gia
trị
liệu
tâm
lý
nhằm
phát
triển
kỹ
năng
thử
nghiệm
và
điều
chỉnh
thái
độ/niềm
tin,
nhận
diện
suy
nghĩ
xuyên
tạc,
và
thay
đổi
hành
vi
không
hiệu
quả.
Chứng
ù
tai
nặng
có
thể
gây
nên
vấn
đề
lớn
đối
với
bệnh
nhân.
Tình
trạng
này
có
thể
ảnh
hưởng
đến
khả
năng
tập
trung,
cản
trở
nếp
ngủ
và
tác
động
lên
mối
quan
hệ
cá
nhân.
- Liệu pháp nhận thức có thể giúp bệnh nhân ù tai đối phó với những vấn đề này, cũng như ngăn chặn tình trạng này ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
- Liệu pháp nhận thức không giảm hẳn chứng ù tai, nhưng có thể giúp bệnh nhân thay đổi cách phản ứng với tình trạng và giúp họ có được cuộc sống bình thường.
- Liệu pháp nhận thức thường được sử dụng kết hợp với một số phương pháp điều trị ù tai khác, chẳng hạn như thuốc hoặc liệu pháp âm thanh.
Ngăn ngừa chứng ù tai[sửa]
-
Bảo
vệ
tai
khỏi
tiếng
ồn
lớn.
Sự
tiếp
xúc
với
tiếng
ồn
lớn
đột
ngột,
bất
thình
lình
hoặc
kéo
dài
có
thể
gây
nên
ù
tai
hoặc
khiến
cho
triệu
chứng
nghiêm
trọng
hơn.
- Khi đó những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với máy móc phát ra tiếng ồn lớn cần lưu ý bảo vệ thính lực bằng cách mang nút tai hoặc bao tai.
- Nhạc có thể gây ù tai nếu phát với cường độ lớn trên máy tăng âm hoặc máy nghe nhạc MP3 trong thời gian dài. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách hạ âm lượng xuống mức an toàn. Chúng ta cũng có thể bị ù tai tạm thời sau khi đi nghe hòa nhạc, nhưng triệu chứng sẽ tự biến mất.
- Bảo vệ tai bằng cách mang bao tai hoặc nút tai khi làm những việc nhà gây nên tiếng ồn lớn như sấy tóc hoặc cắt cỏ.[6]
-
Giảm
căng
thẳng.
Căng
thẳng
thường
làm
năng
thêm
chứng
ù
tai.
Vì
thế
bạn
nên
dành
thời
gian
thư
giãn
và
tận
hưởng
thời
gian
với
những
người
thân
yêu.
- Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách tham gia hoạt động như thiền và yoga, luyện kỹ thuật hít thở sâu và tránh những người gây căng thẳng.
- Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm, vì sự mệt mỏi có thể làm tăng mức độ căng thẳng.[7]
-
Tránh
dùng
tăm
bông
vệ
sinh
tai.
Không
nên
dùng
tăm
bông
để
làm
sạch
ráy
tai.
- Tăm bông có thể đẩy ráy tai vào ống tai, làm cứng lại và gây tắc nghẽn dẫn đến ù tai.
- Tai có chức năng tự làm sạch. Ráy tai sẽ khô lại và tự tróc ra, vì thế bạn không cần phải vệ sinh.
- Nếu ráy tai tích tụ nhiều, bạn có thể dùng dầu glycerin, ooliu, peroxide hoặc thuốc nhỏ tai đặc biệt để làm mềm ráy tai, hoặc tìm đến bác sĩ để vệ sinh tai.
-
Tập
thể
dục.
Tập
luyện
tim
mạch
thường
xuyên,
chẳng
hạn
như
đi
bộ,
chạy
bộ
và
bơi
lội
giúp
tăng
cường
lưu
lượng
máu
trong
cơ
thể,
làm
giảm
nguy
cơ
ù
tai
liên
quan
đến
chứng
suy
giảm
mạch
máu/tuần
hoàn.
- Tập các bài tập cardio tốt cho tim mạch tối thiểu 30 phút, bốn đến năm lần một tuần để có kết quả tốt nhất.
- Tuân theo chế độ ăn cân bằng có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và thần kinh cũng như ngăn ngừa chứng ù tai.[8]
Cảnh báo[sửa]
- Luôn đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị ù tai vì bạn có thể mắc phải các bệnh tiềm ẩn mà bác sĩ có thể điều trị được.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tinnitus/diagnosis-treatment/treatment/txc-20180394
- ↑ http://www.medicinenet.com/ear_wax/page3.htm
- ↑ http://www.asha.org/public/hearing/tinnitus/
- ↑ http://www.medicinenet.com/ginkgo_ginkgo_biloba-oral/article.htm
- ↑ http://www.medicalnewstoday.com/articles/156286.php
- ↑ http://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-tinnitus-basics
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tinnitus/manage/ptc-20180412