Trị đau đầu bằng thảo dược

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Khi bạn có cảm giác đau nhói trong đầu, bạn có thể chẩn đoán được ngay đó là triệu chứng của đau đầu. Đau đầu thông thường rất phổ biến và còn có đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu, hoặc đau đầu từng cơn. Mặc dù có nhiều thuốc giảm đau đầu nhưng rất nhiều người vẫn chọn cách chữa trị tự nhiên bằng thảo dược. Xác định loại đau đầu mà bạn gặp phải và dùng thảo dược hoặc liệu pháp mùi hương sẽ giúp làm dịu cơn đau và giảm viêm.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Xác định cơn đau đầu của bạn[sửa]

  1. Xác định cơn đau đầu do căng thẳng. Đây là loại đau đầu phổ biến nhất, thường đau cả đầu và bắt nguồn từ phía sau đầu. Cơn đau đầu sẽ “di chuyển” ra phía trước và ảnh hưởng đến mắt. Cơn đau thường được cho là âm ỉ hoặc giống như có dây buộc chặt đầu.[1]
    • Đau đầu do căng thẳng thường gây ra bởi cơ bị kéo căng ở đầu và cổ. Những cơn đau này có thể liên quan đến căng thẳng, lo lắng và rối loạn tâm trạng, tổn thương và đầu giữ yên ở một vị trí quá lâu.[2]
  2. Xác định cơn đau nửa đầu. Loại này thường đau một bên đầu nhưng sẽ lan ra cả đầu. Cơn đau thường sẽ tệ hơn do di chuyển, ánh sáng, âm thanh và nhiều thứ khác bao gồm thực phẩm, cai nghiện thuốc, rượu bia, cà phê hoặc thiếu ngủ. Khi gặp phải cơn đau này, bạn sẽ thấy nặng đầu hoặc đau nhói.[1]
    • Đau nửa đầu thường kèm theo buồn nôn, nôn mửa, sợ âm thanh, ánh sáng và mùi. Đau nửa đầu cũng liên quan đến “sự thoáng qua” hoặc dấu hiệu cảnh báo là cơn đau sắp xuất hiện. Sự thoáng qua này liên quan đến thị giác (tia sáng, điểm mù), cảm giác (ngứa ran ở mặt, tay) hoặc mùi vị. Cơn đau nửa đầu có hay không có những dấu hiệu trên đều có cách chữa trị tương tự.[1]
  3. Xác định cơn đau đầu từng cơn. Loại cơn đau này thường cho bạn cảm giác đau dữ dội.[1] Cơn đau từng cơn xuất hiện theo đợt vài lần mỗi ngày, có thể kéo dài nhiều ngày, vài tuần hoặc nhiều tháng. Chúng thường xuất hiện vào cùng thời điểm trong ngày nhưng kéo dài đến 1 giờ hoặc ngắn hơn. Đau đầu từng cơn thường chấm dứt sau vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.[1]
    • Đau đầu từng cơn nên được chữa trị tại nhà. Mặc dù một số thảo dược hoặc phương pháp trị liệu bằng hương thơm có thể được dùng kèm theo phương pháp trị liệu chuyên nghiệp nhưng không nên dùng riêng.
  4. Tìm hiểu xem bạn có mắc phải chứng đau đầu khác. Các loại đau đầu khác bao gồm đau đầu do viêm xoang, liên quan đến cơn đau ở phía trước đầu, thường ở xung quanh gò má, mắt và trán. Đau đầu do viêm xoang thường do viêm và dị ứng.[2]
    • Cơn đau đầu cũng liên quan đến việc ngưng dùng thuốc giảm đau (đau đầu tái lại), sốt hoặc ảnh hưởng của triệu chứng tiền kinh nguyệt.
  5. Gặp bác sĩ nếu bạn có biểu hiện nghiêm trọng. Nếu bạn đau đầu nhưng không phải do căng thẳng tăng lên, thiếu ngủ hoặc “khác” với biểu hiện thông thường thì đừng ngại đến gặp bác sĩ. Đôi khi, đau đầu cũng là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng. Bao gồm:
    • Xuất huyết não
    • U não
    • Huyết áp cao
    • Viêm não hoặc áp xe
    • Áp lực sọ tăng
    • Thiếu oxy khi ngủ
    • Đột quỵ
    • Phình động mạch não (khiếm khuyết mạch máu não)

Trị đau đầu do căng thẳng[sửa]

  1. Chọn thảo dược giúp làm dịu và chống co thắt. Thảo dược như cây Kava, cây nữ lang, cây lạc tiên là tác nhân giúp thư giãn, giảm cảm giác căng do đau đầu chỉ trong vài giờ.[3] Hoa cúc La mã, bạc hà hoặc hoa hương thảo mặc dù chưa được chứng minh có thể giảm đau đầu nhưng có thể giúp bạn thư giãn và bớt lo lắng.
    • Lưu ý là hoa hương thảo có thể làm tăng huyết áp với một số người.
  2. Dùng cây Kava-kava. Cây kava-kava có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon.[4] Hãy nghiên cứu kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhưng nhìn chung thì bạn chỉ cần 75mg kava-kava.[5] Tác dụng phụ chính của kava được cho là gây buồn ngủ.
    • Người mắc bệnh thận, Parkinson, gan, vấn đề về máu hoặc đang dùng thuốc có alprazolam, levodopa thì không nên sử dụng kava-kava.
  3. Dùng rễ cây nữ lang. Phương pháp này được sử dụng từ nhiều thế kỉ và hoạt động bằng cách tăng chất dẫn truyền thần kinh tĩnh trong não.[6] Thông thường, bạn nên dùng 150-300mg cây nữ lang.[7] Cây nữa lang không nên dùng nếu bạn bị dị ứng với nó hoặc gặp vấn đề về gan. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của loại thảo dược này là gây khó chịu cho dạ dày, đau đầu và buồn ngủ.
    • Cây nữ lang không nên được dùng với các loại thuốc khác, nên hãy nhờ bác sĩ tư vấn trước khi bạn muốn dùng thêm thuốc.
  4. Dùng cây lạc tiên. Cây lạc tiên vẫn chưa được nghiên cứu kỹ về chức năng nhưng đã được dùng từ lâu. Nó cũng làm tăng chất dẫn truyền thần kinh tĩnh trong não.[8] Việc này làm giảm căng thẳng, lo lắng và có thể giảm đau trực tiếp.[9] Thông thường thì bạn chỉ nên dùng 100-150mg cây lạc tiên.[10]
    • Cây lạc tiên không gây tác dụng phụ, phản ứng thuốc hoặc chống chỉ định.
  5. Pha trà có bao gồm các loại thảo dược này. Bạn có thể dùng lá trà hoặc mua rượu chiết xuất từ thảo dược ở cửa hàng thực phẩm. Uống 1 hoặc 2 cốc khi mới xuất hiện dấu hiệu đau đầu.
    • Bạn có thể thêm 150mg cây hoa bia. Cây hoa bia là một loại thuốc thảo dược như thuốc bổ và thuốc giảm đau, giúp tăng cường toàn bộ hệ thống và giúp thư giãn.[11]
  6. Dùng phương pháp Hepataplex. Nếu bạn muốn dùng thuốc Đông y, hãy yêu cầu kê đơn thuốc Hepataplex (gồm có củ dền, kế sữa, mùi tây, bồ công anh, lá boldo, hoàng liên lớn và các nguyên liệu cơ bản khác). Đây là sự kết hợp thảo dược Trung hoa truyền thống được cho là hiệu quả trong việc giảm đau đầu do căng thẳng bằng cách giảm viêm, tăng cường thận và gan tốt cho sức khỏe.[12]
  7. Khuếch tán tinh dầu. Cho tinh dầu hoa cúc La mã, bạc hà, hương thảo, tía tô đất hoặc oải hương vào dụng cụ khuếch tán ngay khi bạn cảm thấy đau đầu. Việc này sẽ giúp bạn thư giãn và cảm thấy bớt căng thẳng. Lưu ý rằng tía tô đất không nên dùng cho người gặp vấn đề về tuyến giáp.

Trị cơn đau nửa đầu[sửa]

  1. Dùng 25 đến 75mg cúc thơm hai lần mỗi ngày. Cúc thơm có chứa hợp chất kháng viêm và trị co thắt giúp giảm viêm. Việc này làm nở mạch máu bị hẹp, gây ra cơn đau nửa đầu.[13] Cúc thơm vốn nổi tiếng trong việc trị đau nửa đầu và giảm tái phát.
    • Nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với cây thuộc họ nhà cúc, thì bạn không nên dùng cúc thơm. Ngoài ra, không nên dùng cúc thơm nếu mắc chứng máu không đông hoặc trước khi làm phẫu thuật trừ khi được tư vấn kĩ bởi bác sĩ dày dạn kinh nghiệm.
  2. Dùng 50 đến 75mg gai lông hai lần mỗi ngày. Đây là một trong những thảo dược được nghiên cứu chuyên sâu và được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị chứng đau nửa đầu.[14] Loại thảo dược này có hiệu quả tương tự cúc thơm, bằng cách giảm viêm. Gai lông không nên dùng nếu bạn bị chẩn đoán mắc bệnh suy tim xung huyết.
  3. Dùng vỏ cây liễu, cỏ long ba hoặc bạch quả. Những loại này thường được khuyên dùng bởi các thầy thuốc Đông y. Vỏ cây liễu giống như thuốc aspirin tự nhiên mà không có tác dụng phụ.[15] Cỏ long ba làm tăng mức độ oxy cục bộ trong máu[16] và bạch quả như là chất chống oxy hóa và bảo vệ tế bào não.[17]
  4. Khuếch tán tinh dầu. Cho tinh dầu hoa cúc La mã, bạc hà, hương thảo, tía tô đất hoặc oải hương vào dụng cụ khuếch tán ngay khi bạn cảm thấy đau đầu. Việc này sẽ giúp bạn thư giãn và cảm thấy bớt căng thẳng. Lưu ý rằng tía tô đất không nên dùng cho người gặp vấn đề về tuyến giáp.
  5. Pha trà có bao gồm các loại thảo dược này. Bạn có thể dùng lá trà hoặc mua rượu chiết xuất từ thảo dược ở cửa hàng thực phẩm. Uống 1 hoặc 2 cốc khi mới xuất hiện dấu hiệu đau đầu.

Lời khuyên[sửa]

  • Những loại thảo dược kể trên vẫn chưa được kiểm nghiệm cụ thể để trị đau đầu từng cơn. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn khi chọn các loại thảo dược này để điều trị.
  • Nên nhớ uống nhiều nước. Cơn đau đầu sẽ tệ hơn khi bạn bị mất nước.
  • Hãy chọn dùng trà thảo mộc thay vì thuốc viên. Uống một cốc trà nóng sẽ giúp bạn thư giãn hơn việc uống thuốc viên.
  • Bất kể bạn gặp phải loại đau đầu nào, giành thời gian để nghỉ ngơi cũng rất có ích.

Cảnh báo[sửa]

  • Các loại thảo dược kể trên vẫn chưa được thử nghiệm với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai hoặc đang cho con bú, bạn chỉ nên sử dụng thảo dược dưới sự tư vấn của chuyên gia y tế dày dạn kinh nghiệm.
  • Ngoài ra, thảo dược vẫn chưa được thử nghiệm với trẻ em. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin trước khi cho trẻ nhỏ sử dụng thuốc hoặc thảo dược.
  • Kiểm tra xem bạn có bị đau miệng khi nhai là cúc thơm thay vì uống thuốc viên. Cúc thơm cũng gây kích ứng dạ dày nhẹ và gây cảm giác lo lắng với một số người.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/migraine-with-aura/basics/symptoms/con-20030404
  2. 2,0 2,1 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003024.htm
  3. Ivker, R. T. (2002). Cách Chữa Đau đầu Hiệu quả. Sức khỏe Tự nhiên, 32(2), 64.
  4. http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/kava-kava
  5. http://www.drugs.com/npp/kava.html
  6. http://umm.edu/system-hospital-sites/shore-health/health/medical/altmed/herb/valerian
  7. DeGrandpre, Z. (2010). Điều trị bệnh bằng thực vật: Hành động, Tác động, Hướng dẫn sử dụng, Lulu Publishing.
  8. http://umshoreregional.org/health/medical/altmed/herb/passionflower
  9. Enna, SJ., McCarson, KE., Vai trò của GABA trong Thiền và Nhận thức về Cơn đau. Adv Pharmacol. 2006;54:1-27.
  10. http://www.drugs.com/npp/passion-flower.html
  11. http://www.botanical.com/botanical/mgmh/h/hops--32.html
  12. Zhang, M., & Xiong, Y. (2006). Trị đau đầu bằng thảo dược và châm cứu--báo cáo gồm 40 trường hợp. Journal Of Traditional Chinese Medicine = Chung I Tsa Chih Ying Wen Pan / Sponsored By All-China Association Of Traditional Chinese Medicine, Academy Of Traditional Chinese Medicine, 26(2), 125-126.
  13. Pareek, A., Suthar, M., Rathore, G., Bansal, V. (2011). Cúc thơm (Tanacetum parthenium L.): Sự Phê bình có Hệ thống. Pharmacogn Rev. 2011 Jan-Jun; 5(9): 103–110.
  14. Levin, M.(2012). Chữa Đau đầu bằng thảo dược. Đau đầu. Suppl 2:76-80.
  15. Khayyal, MT et al. (2005) Cơ chế liên quan đến hiệu quả kháng viêm trong chiết xuất vỏ cây liễu. Arzneimittelforschung, 55(11):677-87.
  16. http://www.sigmaaldrich.com/life-science/nutrition-research/learning-center/plant-profiler/scutellaria-baicalensis.html
  17. http://www.aafp.org/afp/2003/0901/p923.html
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này