Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trị viêm gan B
Từ VLOS
(đổi hướng từ Trị Viêm gan B)
Viêm gan B là bệnh do virus HBV gây ra, mặc dù đã có vắc-xin phòng ngừa nhưng tới nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị. Điều may mắn là nếu người bệnh được chẩn đoán sớm thì có thể điều trị thành công. Nếu tình trạng nhiễm trùng trở nên mãn tính thì điều quan trọng cần làm là ngăn chặn và giảm thiểu tổn hại cho gan. Tuy nhiên nếu được điều trị đúng cách thì tiên lượng bệnh thường rất tốt.[1]
Mục lục
Các bước[sửa]
Chăm sóc Phòng bệnh Sau khi Phơi nhiễm[sửa]
-
Nhận
biết
nguyên
nhân
gây
viêm
gan
B
để
tìm
biện
pháp
chữa
trị
ngay
khi
bị
phơi
nhiễm.
Virus
gây
viêm
gan
B
lây
truyền
qua
đường
máu,
nước
bọt,
tinh
dịch
và
các
dịch
tiết
khác
của
cơ
thể.
Nguyên
nhân
phổ
biến
làm
lây
bệnh
gồm:[2]
- Quan hệ tình dục với người bệnh. Sự lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và nước bọt.
- Lây qua đường kim chích. Khả năng này thường xảy ra với những người dùng chung kim chích khi sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, và nhân viên y tế nếu gặp rủi ro bị kim đâm.
- Mẹ lây sang con. Mẹ bị bệnh có thể truyền virus sang con trong khi sinh. Nhưng nếu người mẹ biết mình mắc bệnh thì có thể chích ngừa cho bé ngay lúc mới sinh.
-
Chăm
sóc
phòng
bệnh
nếu
bạn
tin
mình
đã
bị
phơi
nhiễm.
Sau
khi
phơi
nhiễm
với
viêm
gan
B
bạn
phải
đi
khám
bệnh
ngay
lập
tức.
Nếu
được
chăm
sóc
phòng
bệnh
trong
vòng
12
giờ
sau
khi
tiếp
xúc
với
nguồn
lây
nhiễm,
bạn
có
khả
năng
ngăn
chặn
được
bệnh.
Bác
sĩ
sẽ
thực
hiện
phương
pháp
như
sau:[3]
- Chích cho bạn một mũi globulin miễn dịch với viêm gan B để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Chích ngừa viêm gan B.
-
Để
ý
triệu
chứng
của
nhiễm
trùng
viêm
gan
B.
Các
triệu
chứng
thường
xuất
hiện
trong
vòng
một
tới
bốn
tháng
sau
khi
phơi
nhiễm
lần
đầu.
Triệu
chứng
bao
gồm:[4]
- Đau bụng
- Nước tiểu thẫm màu
- Sốt
- Đau khớp
- Không cảm thấy đói
- Ói và buồn nôn
- Cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt
- Hoàng đản (Da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng)
Chăm sóc khi Nhiễm Viêm gan B[sửa]
-
Gặp
bác
sĩ
chuyên
khoa
tiêu
hóa
hay
một
chuyên
gia
về
bệnh
truyền
nhiễm
để
xét
nghiệm
viêm
gan
B.
Bác
sĩ
có
thể
phải
làm
nhiều
xét
nghiệm.[5]
- Thông qua xét nghiệm máu họ xác nhận bạn đã nhiễm virus hay chưa, và tình trạng bệnh là cấp tính hay mãn tính.
- Có thể bác sĩ cũng làm xét nghiệm sinh thiết gan để xác định gan đã bị tổn hại chưa. Xét nghiệm này đòi hỏi phải lấy một phần rất nhỏ của mô gan bằng cây kim nhỏ, sau đó mô được phân tích trong phòng thí nghiệm.
-
Trị
viêm
gan
B
cấp
tính.
Hầu
hết
các
ca
nhiễm
viêm
gan
B
đều
là
cấp
tính.
Mặc
dù
tên
gọi
nghe
hơi
đáng
sợ
nhưng
viêm
gan
B
cấp
tính
là
trường
hợp
nhiễm
trùng
có
thể
tự
khỏi.
Khoảng
95%
các
trường
hợp
sẽ
tự
khỏi
và
thời
gian
hết
bệnh
thường
chỉ
kéo
dài
vài
tuần,
chức
năng
gan
trở
lại
bình
thường
trong
vòng
sáu
tháng.
[3][6]
Thông
thường
bạn
không
cần
biện
pháp
điều
trị
đối
với
viêm
gan
B
cấp
tính.
- Dành nhiều thời gian nằm nghỉ, uống nhiều nước, ăn thực phẩm lành mạnh, đây là cách để giúp cơ thể quét sạch virus nhanh hơn.[6]
- Nếu bệnh gây đau thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại thuốc giảm đau thích hợp, kể cả với thuốc mua không cần kê toa (acetaminophen, aspirin, hay ibuprofen), hoặc uống bổ sung thảo dược. Bạn không nên uống bất kì thứ gì buộc gan phải hoạt động nhiều hơn.[3]
- Lên lịch xét nghiệm máu cho những lần sau để theo dõi tình hình nhiễm trùng. Những xét nghiệm này giúp bác sĩ biết được cơ thể còn virus hay không.
- Nếu gan đang bị virus tấn công thì bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus lamivudine (Epivir).[7]
-
Khi
nào
cần
bắt
đầu
biện
pháp
điều
trị
dành
cho
viêm
gan
B
mãn
tính.
Nếu
cơ
thể
không
thể
quét
sạch
virus
trong
vòng
vài
tháng,
khả
năng
bạn
đã
mắc
viêm
gan
B
mãn
tính.
Biện
pháp
điều
trị
viêm
gan
B
mãn
tính
được
áp
dụng
nếu
bạn
có
các
triệu
chứng
sau:[6]
- Mức độ nhiễm virus trong máu cao
- Suy chức năng gan
- Có dấu hiệu tổn thương gan lâu dài và tạo sẹo (xơ gan)
-
Thảo
luận
phương
pháp
điều
trị
với
bác
sĩ.
Có
nhiều
khả
năng
khác
nhau
và
tất
cả
tùy
thuộc
vào
tuổi
tác
và
tình
hình
bệnh
hiện
tại
của
bạn.[3]
- Thuốc kháng virus có thể giảm số lượng virus trong cơ thể. Các loại thuốc này bao gồm lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera), telbivudine (Tyzeka) và entecavir (Baraclude). Chúng có tác dụng trì hoãn tốc độ phát triển của bệnh và giảm khả năng lưu lại tổn thương gan.[3][7]
- Interferon-alpha là thuốc chứa loại protein tổng hợp do cơ thể sản sinh để chống lại virus. Thuốc thường được kê cho người trẻ tuổi khi họ muốn có thai trong vài năm tới và không muốn phải điều trị lâu. Tuy nhiên, thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ đáng kể, bao gồm trầm cảm, cảm giác bồn chồn, triệu chứng giống như cúm, bệnh đường hô hấp, đau ngực và rụng tóc.[3][7]
- Bản sao nhân tạo nucleoside/nucleotide là các chất ngăn không cho virus nhân bản. Một số thuốc chứa chất này bao gồm adefovir (Hepsera), entecavir (Baraclude), lamivudine (Epivir-HBV, Heptovir, Heptodin), telbivudine (Tyzeka) và tenofovir (Viread). Tuy nhiên, các thuốc này có khuyết điểm rất lớn, đó là virus có thể phân chia và phát triển khả năng kháng thuốc sau nhiều năm sử dụng.[7]
-
Tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
vệ
việc
ghép
gan
nếu
gan
bị
tổn
thương
quá
nặng
và
có
nguy
cơ
gây
tử
vong.
Nếu
cần,
bác
sĩ
có
thể
phẫu
thuật
cắt
bỏ
gan
và
thay
gan
mới
vào.
- Đôi khi bạn chỉ cần dùng một phần gan khỏe mạnh của người hiến tặng.
Sống với Viêm gan B[sửa]
-
Nhận
thức
về
giới
hạn
của
phương
pháp
điều
trị.
Dù
thuốc
có
thể
giảm
số
lượng
virus
trong
máu
về
gần
số
không,
nhưng
vẫn
còn
một
lượng
nhỏ
virus
sống
trong
gan
hay
ở
chỗ
khác.[7]
- Chú ý đề phòng bệnh tái phát hoặc các triệu chứng xuất hiện trở lại. Nếu bệnh tái phát bạn phải tới gặp bác sĩ ngay.
- Xin lời khuyên của bác sĩ về phương pháp theo dõi bệnh lâu dài.
-
Áp
dụng
biện
pháp
tránh
lây
bệnh
cho
người
khác.
Nếu
chỉ
tiếp
xúc
đơn
giản
thì
bệnh
không
thể
lây,
nhưng
nếu
có
sự
trao
đổi
dịch
tiết
cơ
thể
thì
virus
hoàn
toàn
có
thể
lây
qua
đối
phương.[8]
- Cư xử thẳng thắn với bạn tình và khuyến khích họ đi xét nghiệm, chích ngừa.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Không dùng chung kim chích, ống chích, dao cạo hay bàn chải đánh răng, tất cả những dụng cụ này đều có khả năng chứa lượng máu nhỏ có virus trên đó.
-
Không
tiêu
thụ
các
chất
làm
tổn
hại
gan
hoặc
buộc
gan
hoạt
động
nhiều
hơn.
Ví
dụ
như
rượu
bia,
thuốc
kích
thích,
thuốc
uống
không
theo
chỉ
định
của
bác
sĩ
hay
thuốc
bổ.[9][6]
- Bản thân rượu bia gây hại cho gan nên bạn kiêng dùng các thức uống này để bảo vệ gan trong thời gian trị bệnh.
- Không dùng thuốc kích thích có thể làm tổn thương gan.
- Đối với thuốc không cần bác sĩ chỉ định, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn loại thuốc nào có thể uống để trị các bệnh nhẹ như cảm lạnh, cúm, hoặc đau đầu. Dù là thuốc bán tự do nhưng chúng có thể tăng gánh nặng cho gan trong giai đoạn gan bị tổn thương hay suy yếu.
-
Duy
trì
sự
gắn
kết
với
bạn
bè
và
người
thân.
Bạn
không
thể
lây
bệnh
cho
người
khác
bằng
con
đường
tiếp
xúc
thông
thường,
do
đó
bạn
nên
duy
trì
các
mối
quan
hệ
vì
chúng
rất
cần
cho
sức
khỏe
thể
chất
và
tinh
thần.
- Tìm các tổ chức hỗ trợ cho người bị bệnh gan.[6]
- Bạn nên nhớ nếu bệnh được điều trị và theo dõi đúng cách, tiên lượng bệnh đối với người mắc viêm gan B thường rất tốt.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.mayoclinic.com/health/hepatitis-b/DS00398
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-b/basics/causes/con-20022210
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-b/basics/treatment/con-20022210
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-b/basics/symptoms/con-20022210
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-b/basics/tests-diagnosis/con-20022210
- ↑ 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000279.htm
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 http://www.medicinenet.com/hepatitis_b/page7.htm#what_medications_are_used_to_treat_hepatitis_b
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-b/basics/lifestyle-home-remedies/con-20022210
- ↑ http://www.medicinenet.com/hepatitis_b/page8.htm#what_are_the_effects_of_alcohol_on_hepatitis_b