Trị bỏng cho trẻ nhỏ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trẻ nhà bạn đã bao giờ bị bỏng chưa? Nếu có thì việc quan trọng nhất là phải biết cách đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết bỏng và sau đó là biết xử lý đúng cách. Vết bỏng nhẹ có thể được xử lý tại nhà, còn vết bỏng nghiêm trọng phải được xử lý chăm sóc y tế. Trong trường hợp nguy hiểm, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Các bước[sửa]

Đánh giá vết bỏng[sửa]

  1. Hiểu nguyên nhân phổ biến gây bỏng ở trẻ. Chất lỏng có nhiệt độ cao thường là nguyên nhân gây bỏng cho trẻ; chẳng hạn như nước tắm quá nóng hoặc trẻ để tay dưới vòi nước nóng.[1] Các nguyên nhân gây bỏng khác bao gồm:
    • Bỏng hóa chất (có thể gây ra bởi dung môi pha sơn, xăng và axit mạnh)
    • Bỏng do lửa
    • Bỏng do hơi nước
    • Bỏng do vật nóng (như kim loại hoặc thủy tinh nóng)
    • Bỏng do điện
    • Bỏng do tia cực tím (từ ánh nắng mặt trời hoặc ở quá lâu trong giường nhuộm
    • Bị bạo hành (đặc biệt là ở trẻ nhỏ, vốn được cho nguy cơ tiềm năng gây bỏng nếu tình huống bị nghi ngờ trong tình huống trẻ bị bỏng)
  2. Xác định mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Có 3 "mức độ nghiêm trọng" của vết bỏng - cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.[2] Xem xét vùng da bị bỏng để biết thuộc cấp độ nào và liệu bạn có cần đưa trẻ đến bệnh viện hay không.
    • Bỏng cấp độ 1 ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài, tạo cảm giác đau, ửng đỏ và/hoặc sưng. Nói chung, bỏng cấp độ 1 không đáng lo và không cần phải đến bệnh viện.
    • Bỏng cấp độ 2 ảnh hưởng đến lớp da trên cùng và một ít tầng da bên dưới. Do đó, nó sẽ tạo ra vết phồng rộp bên cạnh cảm giác đau, ửng đỏ và sưng. Vùng da bỏng cấp độ 2 có kích thước từ 5 - 7cm cần được bác sĩ thăm khám ngay lập tức.
    • Bỏng cấp độ 3 ảnh hưởng đến toàn bộ lớp da. Da sẽ bị trắng hoặc đen và có thể mất cảm giác. Vết bỏng ở cấp độ này luôn cần được chăm sóc y tế chuyên nghiệp.
    • Vị trí vết bỏng cũng rất quan trọng. Bỏng ở tay, chân, mặt, mông hoặc trên khớp và/hoặc bên ngoài cơ quan sinh dục là rất nghiêm trọng và nên được đưa đến bệnh viện để xử lý.[2]
  3. Biết khi nào nên đến bệnh viện. Trong trường hợp bỏng nặng, chăm sóc y tế là rất quan trọng để vết thương mau lành. Hãy đến bệnh viện nếu gặp phải những điều sau:[2]
    • Bạn cho rằng đó là vết bỏng ở cấp độ 3.
    • Bề mặt vết bỏng to hơn hoặc bằng bàn tay trẻ em.
    • Đó là vết bỏng do hóa chất hoặc do điện.
    • Có khói ở thời điểm cháy nên sẽ gây tổn thương do hít phải khói.
    • Trẻ có dấu hiệu sốc. (Gồm có triệu chứng: thay đổi nhận thức, da vẻ nhợt nhạt, choáng váng hoặc ngất xỉu, sức khỏe yếu, tim đập nhanh, thở gấp hoặc khó thở). Hãy gọi cấp cứu khi những triệu chứng này xuất hiện.
    • Bạo hành được nghi ngờ là nguyên nhân gây bỏng.
    • Nếu như không chắc về tình trạng của vết bỏng, tốt nhất hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

Áp dụng phương pháp xử lý tại nhà[sửa]

  1. Để vùng da bị bỏng trong nước lạnh. Nếu đó là vết bỏng nhẹ, không cần xử lý y tế khẩn cấp, cứ cho trẻ để vùng da bị bỏng trong nước lạnh. Nên dùng vòi nước lạnh thay cho gói đá khi xử lý vết bỏng vì đá có thể gây thêm tổn thương cho da.[1] Nếu có nhiều vết bỏng, bạn có thể cho trẻ vào bồn tắm để ngâm toàn bộ vùng da trong nước lạnh.
    • Để vùng da bị bỏng trong nước lạnh ít nhất 5 phút.[2] Sau đó, tùy theo mức độ của cơn đau mà trẻ sẽ tiếp tục ngâm nước lạnh hoặc đặt miếng khăn lạnh trên vết bỏng để giảm đau và giảm sưng.
  2. Trấn an trẻ.[2] Thường thì khi bị bỏng, trẻ sẽ rất sợ hãi. Trẻ luôn sợ hãi trong mọi tình huống, kể cả vết bỏng nhẹ cũng khiến trẻ sợ. Do đó, trấn an và động viên trẻ giữ bình tĩnh và đối mặt với cơn đau là việc ưu tiên nên làm.
    • Để giảm đau, bạn có thể cho trẻ uống Acetaminophen (Tylenol) và/hoặc Ibuprofen (Advil). Cả hai loại thuốc này có bán ở quầy thuốc, giúp kiểm soát cơn đau và kháng viêm.
    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên bao bì và chỉ nên dùng "liều lượng cho trẻ em".
  3. Vệ sinh vùng da bị bỏng một cách nhẹ nhàng.[3] Trước khi băng bó vết bỏng, bạn nên nhớ vệ sinh thật kỹ với xà phòng và nước. Bên cạnh đó, hãy luôn vệ sinh thật nhẹ nhàng để tránh gây thêm tổn thương cho vùng da bị bỏng.
  4. Cẩn thận không làm vỡ vết phồng rộp nhỏ.[4] Vết phồng rộp thường xuất hiện khi da bị bỏng; tuy nhiên, đừng cố làm vỡ nó mà hãy để nó tự lành. Nếu vết phồng rộp tự vỡ, vệ sinh thật kỹ với xà phòng và nước rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh trước khi băng bó để ngăn ngừa vi khuẩn.
    • Không dùng xà phòng rửa tay khô hoặc xà phòng có tính tẩy rửa mạnh và đừng dùng cồn tẩy rửa hay oxy già để rửa vùng da bị bỏng.
  5. Bôi thuốc mỡ ẩm.[2] Sau khi làm mát vùng da bị bỏng, nếu da không bị rách hoặc không có vết phồng rộp vỡ, bôi thuốc mỡ cấp ẩm cũng giúp làm dịu da. Kem dưỡng hoặc gel lô hội có khả năng làm dịu vết bỏng. Hãy dùng các sản phẩm này nếu có sẵn ở nhà hoặc nếu bạn có thể đến cửa hàng thì hãy mua để dùng.
  6. Băng bó vết bỏng với gạc tiệt trùng.[3] Việc này bảo vệ vết bỏng khỏi ảnh hưởng của môi trường và giúp vết bỏng mau lành. Nên nhớ thay gạc một lần trong ngày để giữ vệ sinh cho vết bỏng.
    • Nếu đó là vết bỏng nhỏ cấp độ một và không bị rách da thì bạn không cần phải băng lại.
  7. Xem lại lần tiêm chùng uốn ván gần nhất của trẻ.[4] Khi có vết thương hở, bác sĩ thường khuyên nên kiểm tra việc tiêm chủng uốn ván. Nếu trước đó trẻ đã tiêm uốn ván, sự miễn dịch sẽ kéo dài 10 năm sau khi tiêm chủng và trẻ sẽ không cần tiêm thêm trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc liệu trẻ đã được tiêm chủng chưa, hoặc được tiêm lúc nào, hãy trao đổi với bác sĩ để biết xem có cần tiêm ngừa uốn ván không.
    • Nhiều bác sĩ khuyên nên tiêm ngừa uốn ván sau 5 năm từ lần tiêm trước và khi trẻ có vết bỏng cấp độ 2 hoặc 3.
  8. Khuyên trẻ không nên gãi vết bỏng.[3] Vết bỏng có thể tạo cảm giác ngứa và nếu gãi sẽ dẫn đến vết thương bị hở và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Giải thích cho trẻ biết tại sao không nên gãi và băng bó vết thương để trẻ không chạm vào.

Chọn cách chăm sóc y tế[sửa]

  1. Đến phòng cấp cứu.[5] Trong trường hợp vết bỏng nghiêm trọng, hít phải khói hoặc bị bỏng do đám cháy, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu càng nhanh càng tốt. Đây là trường hợp nguy hiểm và cần phải đến cấp cứu để được chăm sóc y tế ngay lập tức. Với vết bỏng cấp độ 2 ít nghiêm trọng hơn, bạn có thể đến trạm tế gần nhất.
    • Nếu bạn nghi ngờ việc bạo hành gây ra vết bỏng ở trẻ, tốt nhất hãy tìm đến việc chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Nếu bạn ở Mỹ và không thể đến gặp bác sĩ gia đình trong ngày tai nạn xảy ra, hãy đến phòng cấp cứu để có hồ sơ lưu trữ về thương tổn và thông tin đó sẽ rất quan trọng cho việc điều tra nguyên nhân thật sự gây bỏng ở trẻ.
  2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể.[5] Khi có vết bỏng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế, bác sĩ sẽ khuyên nên cho trẻ uống nhiều nước trong khi chờ vết bỏng lành. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, mà nó có thể khiến cơ thể bị mất nước; do đó, uống nhiều nước hoặc truyền nước biển là cần thiết trong quá trình làm lành vết thương.
  3. Thực hiện phương pháp cấy da nếu cần. [5] Với vết bỏng lớn có mức độ nghiêm trọng sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ gọi là "cấy da" (tức là một vài lớp da sẽ được đắp lên vùng da bị bỏng) để giúp vết bỏng lành lặn. Phương pháp này chỉ nên thực hiện cho vết bỏng lớn và nghiêm trọng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]