Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trị bỏng lưỡi
Từ VLOS
Bạn có thể trị bỏng lưỡi tự nhiên bằng cách ngậm viên đá lạnh. Bạn cũng có thể ăn sữa chua hoặc một thìa mật ong. Mặt khác, bạn nên tránh ăn đồ chua. Nếu cảm thấy quá đau, bạn có thể ngậm viên ho hoặc nhai kẹo cao su tinh dầu bạc hà. Bên cạnh đó, bạn có thể uống thuốc giảm đau và tránh thoa kem hoặc thuốc mỡ lên lưỡi. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu sau 7 ngày lưỡi vẫn còn đau.
Mục lục
Các bước[sửa]
Áp dụng liệu pháp tự nhiên[sửa]
- Ngậm một viên hoặc khối đá lạnh. Cách xoa dịu bỏng lưỡi hiển nhiên nhất là dùng lạnh để chống nóng. Bạn có thể ngậm một viên đá, liếm một khối đá hoặc thậm chí uống thức uống lạnh.
-
Ăn
sữa
chua.
Sữa
chua
là
một
trong
những
biện
pháp
trị
bỏng
lưỡi
hiệu
quả
nhất
vì
sữa
chua
rất
mát
và
có
tính
xoa
dịu.
- Ăn một thìa sữa chua ngay sau khi bị bỏng lưỡi và ngậm vài giây trước khi nuốt.
- Bạn có thể ăn sữa chua Hy Lạp tự nhiên hoặc bất kỳ loại sữa chua nào khác. Bạn cũng có thể thử uống một ly sữa lạnh.[1]
- Rắc đường lên lưỡi. Phương pháp trị bỏng lưỡi độc nhất là rắc một chút dường lên vùng lưỡi bị bỏng và chờ đường tan ra. Bạn nên ngậm đường trong ít nhất một phút để cơn đau biến mất. Cơn đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu sau khi bạn ngậm đường.
-
Ăn
một
thìa
mật
ong.
Mật
ong
là
chất
xoa
dịu
tự
nhiên,
do
đó
giúp
giảm
đau
do
bỏng
lưỡi.
Một
thìa
mật
ong
là
đủ
để
xoa
dịu
bỏng
lưỡi.
- Bạn chỉ cần ăn một thìa mật ong, sau đó ngậm trên lưỡi một lúc trước khi nuốt xuống.
- Không cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong vì trong mật ong có chứa các bào tử độc hại có thể khiến trẻ bị ngộ độc, thậm chí tử vong. [2]
- Dùng vitamin E. Vitamin E giúp điều trị bỏng cũng như giúp mau lành vết thương bằng cách tái tạo mô lưỡi. Bạn chỉ cần mở một viên nang vitamin E 1000 IU, sau đó xoa dầu vitamin E lên vùng lưỡi bị bỏng.[3]
- Thở bằng miệng. Nghe có vẻ bình thường nhưng thở qua miệng (thay vì qua mũi) giúp xoa dịu cơn bỏng lưỡi nhờ không khí lạnh tạt qua lưỡi khi bạn hít vào.
- Tránh thực phẩm mặn và chua. Khi bỏng lưỡi chưa lành, bạn nên tránh ăn thực phẩm có tính axit như cà chua, hoa quả cùng nước ép họ cam quýt và giấm. Nếu thực sự thèm chua, bạn có thể uống nước ép cam lạnh vì thức uống này không mấy ảnh hưởng và giúp xoa dịu cơn đau ngay trong khi bạn uống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh thực phẩm mặn như khoai tây chiên để tránh kích thích lưỡi bị bỏng.
- Dùng lô hội. Cây lô hội là liệu pháp điều trị và xoa dịu bỏng tự nhiên và phổ biến. Thoa một ít gel lô hội (được lấy ra trực tiếp từ cây, không phải kem hoặc gel lô hội mua ở cửa hàng) lên vùng lưỡi bị bỏng. Bạn nên chuẩn bị tinh thần trước vì vị gel lô hội không hề dễ chịu chút nào. Bạn cũng có thể đông lạnh gel lô hội lấy từ cây thành viên sau đó ngậm trong lưỡi để xoa dịu cơn đau.
Áp dụng liệu pháp giảm đau[sửa]
- Ngậm viên ho. Bạn nên tìm viên ho chứa benzocaine, menthol hoặc phenol. Những thành phần trên có tác dụng gây tê cục bộ, do đó giúp gây tê lưỡi và giảm đau. Nước súc miệng gây mê cũng chứa những thành phần trên và giúp trị bỏng lưỡi hiệu quả.
- Nhai kẹo cao su vị bạc hà. Nhai kẹo cao su chứa tinh dầu bạc hà (menthol) giúp kích hoạt các thụ thể nhạy cảm lạnh trên lưỡi, nhờ đó mang lại cảm giác mát lạnh và dễ chịu cho lưỡi. Kẹo cao su có vị bạc hà và bạc hà lục đều chứa dẫn xuất menthol.[4]
- Uống thuốc giảm đau. Nếu cảm thấy quá đau do bỏng lưỡi, bạn có thể cân nhắc uống một số thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Paracetamol) hoặc Ibuprofen. Các thuốc này giúp giảm đau và giảm sưng.
-
Tránh
thoa
kem
hoặc
thuốc
mỡ
trị
bỏng.
Hầu
hết
các
loại
kem
và
thuốc
mỡ
trị
bỏng
chỉ
được
thiết
kế
để
thoa
ngoài
da.
- Bạn không nên thoa những thuốc này lên lưỡi vì chúng chứa các thành phần độc hại khi nuốt vào.
- Bạn chỉ được phép thoa kem và thuốc mỡ trị bỏng được thiết kế đặc biệt cho đường miệng.
-
Cân
nhắc
đi
khám
bác
sĩ.
Nếu
lưỡi
bị
bỏng
đau
và
sưng
hơn
7
ngày,
bạn
nên
đi
khám
bác
sĩ.
Bác
sĩ
có
thể
kê
đơn
thuốc
giảm
đau
mạnh
hơn
để
thúc
đẩy
quá
trình
phục
hồi.
- Nếu cảm giác bỏng rát ở lưỡi là tự phát sinh, không phải do ăn hoặc uống thực phẩm nóng, bạn có thể đang mắc hội chứng bỏng rát miệng. Hội chứng này rất đau đớn và có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác trong miệng.
- Nếu nghi ngờ mình bị hội chứng bỏng rát miệng, bạn nên đi khám bác sĩ ngay vì bỏng rát miệng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nghiêm trọng hơn như tiểu đường, cường giáp, trầm cảm hoặc dị ứng thực phẩm.[5]
Lời khuyên[sửa]
- Không nên gây tê lưỡi trước khi ăn vì bạn có thể vô tình cắn phải lưỡi và kích thích lưỡi bỏng nặng thêm.
- Bạn có thể rắc đường nâu lên viên đá lạnh, sau đó đặt mặt đá có đường lên lưỡi bị bỏng.
- Nếu không có thuốc Orajel, bạn có thể ngậm một chút đinh hương vì thảo mộc này cũng có tác dụng gây tê giống Orajel.
- Bạn có thể ngậm đá và nhai kẹo cao su bạc hà cùng một lúc.
- Bạn có thể ăn hoặc uống đồ lạnh như kem hoặc nước đá để xoa dịu cơn đau.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu muốn dùng đá lạnh, bạn nên làm ướt đá trước khi ngậm trong lưỡi. Không nên đắp đá lạnh trực tiếp lên lưỡi bị bỏng vì đá có nguy cơ dính lên lưỡi và gây đau nặng hơn.
- Mật ong là liệu pháp tại nhà phổ biến. Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng mật ong để điều trị bỏng lưỡi cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
- Không thoa kem trị bỏng nếu bị bỏng trong miệng. Hầu hết các loại kem đều sử dụng ngoài da, không phải trong miệng. Các loại kem này có thể gây hại cho sức khỏe và dẫn đến tử vong.
- Bạn không nên tự xử lý các vết thương nghiêm trọng. Nếu nghi ngờ bị tổn thương nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ.
- Không nên dùng quá nhiều thuốc mỡ. Thuốc mỡ có thể gây tê cổ họng và khiến bạn có nguy cơ nuốt phải dịch dạ dày ợ ra hoặc dịch tiết từ miệng.[6]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.home-remedies-for-you.com/askquestion/600/cure-for-burnt-tongue-after-drinking-hot-coffee-ho.html
- ↑ http://www.mayoclinic.com/health/infant-botulism/HQ00854
- ↑ http://www.everydayhealth.com/dental-health/how-to-soothe-painful-mouth-burns.aspx
- ↑ http://www.foodrepublic.com/2012/01/20/what-do-when-you-burn-your-tongue
- ↑ http://www.healthline.com/health/tongue-burn
- ↑ http://en.wikipedia.org/wiki/Benzocaine#Other_risks