Trị mụn bằng muối nở

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hầu hết những ai bị mụn cũng cố thực hiện mọi cách có thể để loại trừ mụn. May mắn thay, bạn có thể điều trị mụn bằng muối mở. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách dùng muối nở để trị mụn.

Các bước[sửa]

Hiểu cơ chế hoạt động của muối nở[sửa]

  1. Hiểu cách muối nở loại bỏ mụn. Quan điểm muối nở có thể giúp điều tị mụn đã tồn tại khá lâu. Muối nở có thể không hiệu quả bằng các sản phẩm điều trị mụn chuyên biệt bán trên thị trường nhưng vẫn là liệu pháp hiệu quả tại nhà.
    • Muối nở có tính lưỡng tính-nghĩa là vừa có tính axit vừa có tính bazơ. Nhờ tính lưỡng tính, muối nở có thể trung hòa và cân bằng độ pH cho da. Mất cân bằng pH chính là nguyên nhân gây mụn trứng cá chủ yếu.
    • Muối nở có thể làm khô da và loại bỏ dầu dư thừa - tác nhân gây mụn và mụn đầu đen. Muối nở còn có tính kháng viêm và sát khuẩn nhẹ, nhờ đó giúp giảm kích thước của mụn.
    • Trộn muối nở với nước bạn sẽ có một hỗn hợp có hạt giúp làm sạch và tẩy da chết, loại bỏ dầu, bụi bẩn và tế bào chết.[1]
  2. Cẩn thận khi sử dụng muối nở cho da nhạy cảm. Muối nở có thể gây khô, đôi khi mẩn đỏ và kích ứng ở người có da nhạy cảm.
    • Vì vậy, bạn nên thử dùng muối nở lên một vùng da nhỏ trước khi thoa lên khắp mặt. Ngưng dùng muối nở nếu xuất hiện các tác dụng phụ tiêu cực.
    • Ngay cả khi không biểu hiện bất kỳ một tác dụng phụ nào, bạn cũng không nên dùng muối nở quá thường xuyên. Muối nở có thể gây mất cân bằng pH của da theo thời gian, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiều mụn hơn.
    • Tốt nhất không nên dùng muối nở quá 2 lần một tuần.

Dùng muối nở[sửa]

  1. Điều trị mụn tại chỗ bằng muối nở. Trộn 2 thìa muối nở với 2 thìa nước để tạo thành hỗn hợp mịn.
    • Rửa mặt thật sạch và lau thật khô, sau đó thoa muối nở lên các nốt mụn. Bạn sẽ cảm thấy xót khi thoa muối nở lên các nốt mụn hở.
    • Để muối nở ngấm vào nốt mụn trong 15 phút, sau đó rửa sạch mặt. Không nên thoa muối nở lên mụn và để qua đêm vì có thể gây khô da.
    • Dưỡng ẩm da sau khi dùng muối nở để trị mụn.[2]
  2. Đắp mặt nạ bằng muối nở. Trộn 2 thìa muối nở với 2 thìa nước (hoặc nhiều hơn nếu cần thiết) và 2 thìa cà phê nước cốt chanh tươi.
    • Rửa mặt sạch và lau khô, sau đó đắp một lớp mỏng muối nở lên cả khuôn mặt. Muối nở có thể làm bạn thấy hơi ngứa và xót.
    • Đắp mặt nạ trong 10-15 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm. Da có thể hơi đỏ sau khi đắp mặt nạ nhưng rất nhanh sẽ trở lại bình thường. Đảm bảo dưỡng ẩm cho da sau khi đắp mặt nạ. [3]
  3. Rửa/tẩy da chết bằng muối nở. Trộn 2 thìa muối nở với 2 thìa nước để tạo thành hỗn hợp mịn. Bạn có thể thêm một chút nước cốt chanh nếu muốn. Axit citric trong chanh cũng có khả năng tẩy da chết và giúp khô mụn.
    • Rửa mặt bằng nước ấm, sau đó đắp hỗn hợp lên da mặt. Nhẹ nhàng mát-xa hỗn hợp trên da theo chuyển động tròn và tránh chà quá mạnh.
    • Rửa sạch hỗn hợp bằng nước ấm và khăn. Mặt có thể bị ửng đỏ sau khi rửa. Bạn nên dưỡng ẩm cho da sau khi tẩy da chết.
  4. Ngâm mình trong muối nở. Nếu bị mụn trứng cá trên lưng hoặc ngực, bạn có thể tắm bằng muối nở.
    • Cho nửa cốc muối nở vào bồn nước ấm (không cho thêm xà phòng tắm) và khuấy đều bằng tay.
    • Ngâm người trong bồn tắm trong ít nhất 15-20 phút. Tắm lại bằng nước sau khi ngâm.
    • Muối nở giúp ngăn ngừa mụn và giảm thiểu mụn đầu đen mọc ở lưng, ngực hay bất kỳ vị trí dễ nổi mụn nào trên cơ thể.[1]

Lời khuyên[sửa]

  • Chỉ nên rửa mặt 2 lần một ngày. Rửa mặt quá nhiều có thể làm mất lượng dầu tự nhiên của da, tăng tiết nhờn và gây mụn nhiều hơn.
  • Bạn nên theo dõi mụn trong cùng một khoảng thời gian để biết được liệu pháp tự làm tại nhà nào giúp điều trị mụn hiệu quả nhất.

Cảnh báo[sửa]

  • Da có nguy cơ bị khô quá mức khi dùng muối nở, do đó bạn nên bắt đầu áp dụng 1 lần mỗi ngày, sau đó giảm dần xuống còn 2-3 lần mỗi tuần nếu cần thiết hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu da bị khô và tróc, bạn nên giảm dùng muối nở xuống còn 1 lần mỗi ngày hoặc cách 1 ngày dùng 1 lần.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây