Trị nhiệt miệng cấp tốc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh nhiệt miệng là bệnh điển hình do siêu vi Herpes simplex (Herpes đơn dạng) gây ra. Nếu không được chữa trị, hầu hết mụn rộp nhiệt miệng sẽ dần dần biến mất, song cũng phải mất đến vài tuần để chúng tự lành. Người ta thường dùng những cách như: tự mua thuốc điều trị, áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà, dùng thuốc theo toa để xử lý mụn rộp. Cần lưu ý, mỗi người sẽ phản ứng khác nhau với từng phương pháp điều trị, và không phải phương pháp nào cũng có thể cho ra kết quả như mong đợi. Điều này đặc biệt đúng khi dùng các thuốc thay thế. Nếu bạn quan tâm tìm hiểu các phương pháp chữa nhiệt miệng, dưới đây là một vài gợi ý cho bạn.

Các bước[sửa]

Tự điều trị bằng Thuốc không kê đơn[sửa]

  1. Thoa kem chống siêu vi. Mặc dù bệnh nhiệt miệng không có cách chữa trị, song thuốc và các phương pháp điều trị sẽ giảm đau đớn và đẩy nhanh quá trình tự lành bệnh.[1] Phương pháp dễ nhất và hiệu quả nhất tất nhiên luôn là tự chữa trị bằng thuốc không kê toa. Có 3 loại kem bôi, gồm: penciclovir, docosanol, và acyclovir.
    • Trong 3 loại kem trên, penciclovir có công dụng kháng siêu vi hiệu quả nhất.[2]
    • Các loại kem bôi này chỉ thật sự hiệu quả khi bạn sử dụng khi các mụn rộp mới phát triển.[1]
    • Cần thoa kem thường xuyên, cụ thể là trên 5 lần mỗi ngày, sử dụng liên tục trong 4-5 ngày.[1] Luôn đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  2. Dùng kem làm se. Đây là một loại kem thoa khác. Loại kem này không hẳn là loại chuyên dùng để chữa nhiệt miệng, song nó vẫn có thể mang đến cho bạn một số hiệu quả tích cực. Bạn dùng cây kem làm se trực tiếp “vẽ” những hình tròn lên mụn giộp 2-3 lần mỗi ngày.[3]
    • Chất Alum trong kem se làm các mạch máu tại vùng lên mụn co lại, đẩy nhanh quá trình “tự xẹp" của mụn rộp.[4]
    • Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau hoặc khó chịu một chút trong lần đầu tiên sử dụng loại kem này.
  3. Dùng các dung dịch có tính háo nước. Một cách khác để xử lí mụn rộp nhiệt miệng là dùng các chất có tính háo nước khiến mụn tự khô đi. Cồn là một chất có tính háo nước thông dụng. Chọn loại cồn 70 độ, tẩm vào bông gòn và chườm lên mụn rộp. Cồn sẽ làm mụn rộp khô đi, chữa lành mụn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, đây là nguyên nhân khiến bệnh nhiệt miệng lâu khỏi.[3]
    • Các dung dịch có tính háo nước đặc biệt hiệu quả khi sử dụng vào thời điểm mụn mới phát triển.[3]
    • Có thể thay thế cồn bằng dung dịch kẽm ô-xít và khoáng calamine.[5]
  4. Dùng sáp dầu. Sáp có gốc xăng dầu (petroleum jelly) rất dễ tìm, nguyên lí chữa lành của nó ngược lại với tính háo nước của cồn. Loại sáp này sẽ làm mềm da thay vì làm khô da, tạo nên một lớp màng bảo vệ mụn rộp khỏi nhiễm khuẩn, giúp bạn điều trị mụn rộp nhanh chóng, bởi bất cứ một loại nhiễm khuẩn nào cũng có khả năng kéo dài vòng đời của mụn rộp.[6]
    • Dùng ngón tay sạch nhẹ nhàng thoa sáp lên mụn rộp.

Nhận biết và Đề phòng[sửa]

  1. Đợi mụn rộp tự lành. Sẽ có một số người khuyên bạn nên chọc vỡ hoặc bóc nốt rộp ra, song làm như vậy sẽ gián đoạn quá trình tự lành của mụn. Cách tốt nhất để mụn nhanh khỏi là đừng đụng vào chúng. Gãi và chọc vỡ mụn chỉ gây kích ứng. Tốt hơn, bạn nên dùng khăn giấy hoặc bông ngoáy tai tẩm cồn, chấm lên mụn rộp cho đến khi bạn thấy được bên trong mụn, tiếp tục thực hiện khoảng 2-3 lần mỗi ngày.[7] Làm vỡ mụn rộp còn khiến chúng nhiễm trùng, kéo dài vòng đời của chúng. Cuối cùng, bạn có thể phải cần đến trợ giúp của bác sĩ.
    • Rửa tay thường xuyên.
    • Nhẹ nhàng khi rửa mặt.
  2. Khi nào cần đến các lời khuyên y tế? Thông thường, mụn rộp nhiệt miệng sẽ tự biến mất sau một thời gian điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn hoặc các phương pháp dân gian. Bạn không cần đi khám khi mắc bệnh nhiệt miệng, tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bạn cần đến bác sĩ. Nhất là nếu nếu mụn rộp của bạn bị nhiễm trùng và chảy mủ, hãy đến bác sĩ ngay.[3] Bạn nên đi khám nếu:
    • Đang trong thai kì.
    • Bạn có triệu chứng sốt cao trên 38 độ.
    • Bị kích ứng mắt.
    • Mụn rộp không tự khỏi sau nhiều tuần.[3]
  3. Dùng thuốc theo toa. Có nhiều loại thuốc bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn, bạn nên cẩn thận lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ và mô tả đầy đủ các triệu chứng của bạn. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của các loại thuốc trong toa. Các loại thuốc bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn gồm:
    • Thuốc kháng siêu vi Famciclovir; [8] viên 500 mg, uống 3 lần/ngày.
    • Valacyclovir (Valtrex); viên 1000 mg, uống 2 lần/ngày.
    • Kem thoa acyclovir, có bán ở quầy thuốc không cần kê đơn nhưng được dùng dưới sự kiểm soát của bác sĩ. Dùng trong 4 ngày, mỗi ngày thoa 5 lần.[9] Acyclovir viên 400 mg, uống 3 lần/ ngày.
    • Kem thoa Penciclovir thường thoa trực tiếp lên mụn rộp 2 giờ một lần, thoa trong 4 ngày.[10]
  4. Phòng ngừa bệnh lây lan. Loại siêu vi này rất dễ phát tán, bệnh truyền từ người sang người qua các vật trung gian như đồ uống chung, qua việc hôn chạm môi, và qua quan hệ tình dục. Hãy đọc các bước sau để tránh lây bệnh cho người khác:[11]
    • Tránh hôn chạm môi trong thời gian bị bệnh.
    • Tránh dùng chung các loại thức uống, bàn chải đánh răng, và các vật dụng tiếp xúc với miệng.
    • Để tránh lây bệnh cho bạn tình, sử dụng bao cao su hoặc các thuốc phòng bệnh khác khi giao hợp đường miệng. Valcyclovir là loại thuốc đã được chứng nhận có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm HSV-2 cho các cặp đôi.
    • Để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và luôn bôi kem chống nắng khi bất đắc dĩ phải ra nắng. Kem chống nắng đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa bệnh tái phát.[12]

Trị bệnh tại Nhà bằng Thuốc dân gian[sửa]

  1. Dùng tinh dầu va-ni. Các phương pháp chữa trị tại nhà bằng các loại thuốc dân gian thường chưa được khoa học công nhận và Viện Sức khoẻ Quốc gia Hoa Kỳ cũng chưa đưa ra một báo cáo nào về hiệu quả lâu dài trong tất cả các trường hợp từ trước đến nay. Tuy nhiên, có một số phương pháp được dân gian lưu truyền có khả năng làm dịu các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng. Tẩm một vài giọt dầu va-ni vào bông gòn rồi chấm lên mụn khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
    • Tinh dầu va-ni được pha chế từ cồn, có nguyên lý chữa lành giống như cồn.[13] Dầu va-ni còn có công dụng làm giảm sưng viêm, làm dịu cơn đau do mụn rộp gây ra.
    • Chỉ dùng tinh dầu nguyên chất 100%. Không dùng các loại tinh dầu nhân tạo vì chúng không có khả năng chống nhiễm trùng.[14]
  2. Dùng tinh dầu chàm. Tinh dầu chàm được dùng để trị rất nhiều bệnh trong da liễu, có công dụng làm dịu các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng. Nó hút nước trên da rất hiệu quả, giúp mụn rộp của bạn nhanh khô đi. Ngoài ra, dầu chàm còn có công dụng kháng siêu vi, chống nấm, sát khuẩn, và kháng sinh. Tẩm dầu chàm lên miếng bông rồi chấm lên mụn rộp 2 lần/ngày.[15]
    • Nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm, bạn có thể pha loãng dầu chàm trước khi sử dụng.
    • Dầu chàm sẽ trở thành thuốc độc nếu bạn nuốt phải, vậy nên, hãy cẩn thận khi đưa dầu lên miệng.
    • Một số nghiên cứu cho thấy dùng dầu chàm 6% chấm lên mụn 5 lần mỗi ngày sẽ tạo ra một số ảnh hưởng tích cực với mụn rộp.[16]
  3. Dùng muối biển. Bạn có thể chấm muối biển lên mụn rộp ngoài miệng và súc miệng với nước muối để trị mụn rộp bên trong. Dùng ngón tay sạch ấn nhẹ một chút ít muối biển lên mụn rộp và để khoảng 10 phút, sau đó lau sạch đi.[17] Thực hiện phương pháp này 2 đến 3 lần mỗi ngày.
    • Súc miệng bằng nước muối giúp làm dịu mụn rộp. Hòa tan 2 thìa cà phê muối vào một cốc nước[18] và súc miệng bằng dung dịch này trong vài phút.
    • Các khoáng chất trong muối biển được cho là có khả năng chữa lành các vùng da bị tổn thương và nhiễm trùng, vì thế, muối có khả năng làm dịu mụn rộp nhiệt miệng.
  4. Dùng tinh dầu cây phỉ. Tinh dầu cây phỉ từ xưa đã được sử dụng trong y tế và có thể được dùng để chữa trị các triệu chứng nhiệt miệng. Tác dụng chữa trị của tinh dầu cây phỉ nằm ở tính háo nước của nó, giống hệt như dầu chàm vậy. Tẩm dầu cây phỉ lên bông gòn và chấm lên mụn rộp một hoặc hai lần mỗi ngày.[19]
    • Dầu cây phỉ có thể gây kích ứng đối với da nhạy cảm. Trước khi sử dụng dầu cho mụn rộp, hãy nhỏ thử một vài giọt lên cánh tay bạn để kiểm tra.
    • Nếu dầu cây phỉ không kích thích vùng da cánh tay của bạn, bạn có thể dùng một lượng nhỏ lên mụn rộp.
    • Giống như các chất có tính háo nước khác, tinh dầu cây phỉ sẽ phát huy tác dụng hiệu quả nhất khi bạn dùng nó khi mụn rộp mới pháp triển.

Lời khuyên[sửa]

  • Chườm gạc lạnh, đã hoặc túi làm lạnh lên mụn rộp để gây tê vùng lên mụn, làm dịu cơn đau và ngứa do mụn rộp gây ra.
  • Dùng các thuốc giảm đau có bán ở quầy thuốc không kê đơn nếu cần thiết. Acetaminophen và ibuprofen là hai giải pháp thích hợp làm dịu cơn đau do mụn rộp.
  • Ép lá cây lô hội tươi và lấy nước cốt thoa lên mụn rộp.
  • Chăm sóc sức khỏe tổng quát.[20] Bệnh nhiệt miệng do siêu vi gây ra, vì vậy, để vượt qua bệnh, bạn cần: ngủ nhiều giấc, uống nhiều nước, và bổ sung vitamin.
  • Giảm âu lo và căng thẳng, rửa tay thường xuyên, vứt bỏ tất cả các loại dầu dưỡng môi, hay mĩ phẩm cho môi ngay trước hoặc sau khi xuất hiện triệu chứng bệnh.
  • Thoa mật ong lên mụn rộp. Mật ong có tính kháng khuẩn. Giúp làm khô mụn rộp, tiêu diệt vi khuẩn bên trong và ngăn vi khuẩn bên ngoài thâm nhập vào. Khi mật ong kết tinh lại, nó sẽ hút hết nước ra ngoài, khiến siêu vi bên trong khó mà sống sót. Cần lưu ý, một khi bạn đã thoa mật ong, bạn phải đợi đến khi mật ong cô đọng thành vảy và tự bong ra.

Cảnh báo[sửa]

  • Tốt nhất bạn không nên dùng bất cứ loại mỹ phẩm cho môi nào khi mụn rộp chưa lành. Vì nếu dùng, bạn sẽ vô tình khiến chỗ nhiễm khuẩn ẩm ướt, tạo điều kiện cho siêu vi Herpes cư ngụ và phát triển.
  • Hãy đến bác sĩ nếu mụn rộp nhiệt miệng của bạn không tự xẹp sau hai hoặc hơn hai tuần, đặc biệt nếu mụn rộp không gây đau hoặc không phản ứng với các phương pháp chữa trị bạn áp dụng tại nhà.
  • Không được tái sử dụng các loại mỹ phẩm dành cho môi mà bạn đã từng sử dụng trước khi bạn phát hiện mụn rộp, vì loại siêu vi này phát tán rất nhanh.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Kem thoa Docosanol
  • Kem se
  • Các chất có tính háo nước
  • Kem thoa gốc dầu
  • Tinh dầu va-ni nguyên chất
  • Tinh dầu chàm
  • Muối biển
  • Trà
  • Tinh dầu cây phỉ
  • Kem thoa Penciclovir
  • Thuốc Famciclovir
  • Kem thoa Acyclovir
  • Sự kiên nhẫn

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây