Trị vết bỏng nặng có kích thước nhỏ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mặc dù có thể đáng sợ và đau khi xử lý vết bỏng nhỏ tại nhà, nhưng thực sự chúng khá dễ chăm sóc. Bạn chỉ cần có hiểu biết về bỏng để có thể biết cách chuẩn đoán vết bỏng và phương pháp chữa trị cần có, hãy tăng vốn hiểu biết của mình về phương pháp sơ cứu cơ bản.[1]

Các bước[sửa]

Phân biệt Vết bỏng[sửa]

  1. Xác định vết bỏng nhẹ. Bỏng được được phân loại theo độ sâu và kích thước và độ phần trăm mà cơ thể bạn bị ảnh hưởng. Vết bỏng nhẹ thường được gọi là bỏng cấp độ một, có đặc điểm như nổi đỏ ở lớp da trên cùng, lớp biểu bì. Loại bỏng này gây tổn thương đến lớp biểu mô (trên cùng) mà không bị phồng rộp. Vết bỏng nhỏ không ảnh hưởng quá 10% bề mặt cơ thể.[2]
    • Đặc điểm của vết bỏng cấp độ một là nổi đỏ và đau. Một ví dụ của vết bỏng cấp độ này là bỏng nắng.
    • Vết bỏng cấp độ một thường khá đau nhưng không ảnh hưởng trên khu vực rộng (dưới 10%) và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
  2. Phân biệt bỏng cấp độ một với vết bỏng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên có những vết bỏng khác nghiêm trọng hơn và điều quan trọng là bạn phải biết phân biệt chúng với vết bỏng nhẹ. Thậm chí khi vết bỏng của bạn nhỏ, nhưng nếu có có những triệu chứng sau đây, nghĩ là nó không phải vết bỏng nhẹ mà là vết bỏng nặng và bạn cần đi khám bác sĩ.
    • Bỏng cấp độ hai: Có hai loại bỏng cấp độ hai, bỏng bề mặt và bỏng sâu. Với bỏng bề mặt, bạn sẽ bị nổi đỏ và tổn thương toàn bộ lớp biểu mô và sang lớp da thứ hai, lớp hạ bì. Các triệu chứng khác bao gồm phồng rộp, đau, nổi đỏ, và có khả năng chảy máu. Với bỏng sâu, tổn thương toàn bộ lớp biểu mô đến lớp liên kết sâu của hạ bì. Chỗ bỏng sẽ xuất hiện màu trắng, cho thấy đã tổn thương đến mạch máu do hệ tuần hoàn suy yếu. Loại bỏng này có thể không gây đau vì dây thần kinh đã bị tổn thương. Có thể có hoặc không có vết phồng rộp.[3]
    • Bỏng cấp độ ba: Vết bỏng loại này ảnh hưởng lớp biểu bì và lớp hạ bì nhưng cũng lan sâu xuống lớp mô dưới da. Lớp mô này sẽ khô lại và trông như da khô. Bạn phải được chăm sóc y tế nếu bị bỏng cấp độ ba, và nên đi đến trạm cấp cứu gần nhất sớm nhất có thể vì loại bỏng này sẽ cần được phẫu thuật.
  3. Biết rõ khi nào cần được chăm sóc y tế. Xem xét những yếu tố sau đây khi bạn quyết định xem tự mình chữa trị vết bỏng hay cần được điều trị y tế:
    • Cấp độ — Hầu hết bỏng cấp độ một không cần phải điều trị y tế, trong khi bỏng cấp độ hai và độ ba thực sự cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Ngoài ra, nếu bạn bị nổi bất kỳ vết phồng rộp nào, dù là vết bỏng nhỏ, bạn cũng nên khám bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác và điều trị kháng sinh.
    • Loại — Nếu bạn bỏng do hóa chất, hãy đến trạm y tế sau khi làm ướt vết thương dưới vòi nước mát đang chảy nhằm làm loãng chất hóa học.
    • Kích cỡ — Xem xét diện tích bề mặt cơ thể (BSA) bị tổn thương bởi vết bỏng. Nếu bạn bỏng hơn 10% BSA, bạn nên được chăm sóc y tế. Áp dụng "quy tắc các số 9," quy tắc này chia cơ thể thành các tỷ lệ như: mỗi chân chiếm 18%, mỗi cánh tay chiếm 9%, thân trước và sau chiếm 18%, và khuôn mặt chiếm 9% so với toàn bộ bề mặt cơ thể. Bạn có thể dùng công thức này để tính nhanh vết bỏng phủ bao nhiêu bề mặt cơ thể.
    • Vị trí — Nếu bạn bị bỏng ở bộ phận sinh dục (thậm chí bỏng cấp độ một), bạn cần được chăm sóc y tế. Bỏng ở mắt cũng nên được khám bởi bác sĩ sau khi rửa thật kỹ vết thương dưới vòi nước mát trong ít nhất 5 phút. Ngoài ra, vết bỏng ở tay, đặc biệt là bỏng ở khớp, thường cần được chăm sóc y tế.
    • Lưu ý rằng nếu bạn không rõ hoặc thắc mắc về vết bỏng của mình, đến phòng cấp cứu hoặc hỏi ý kiến bác sĩ riêng.

Sơ cứu Ngay lập tức[sửa]

  1. Làm mát chỗ bỏng bằng nước. Điều đầu tiên bạn cần làm để chữa trị vết bỏng nhỏ là làm dịu da với nước mát (không lạnh) nhằm làm giảm nhiệt độ. Bạn có thể thưc hiện bằng cách để vết bỏng dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong nước mát. Ngâm ít nhất 5 phút để làm giảm nhiệt độ, vì vậy da sẽ ngưng quá trình bỏng.[4]
    • Đảm bảo bạn đã tháo tất cả vòng hoặc các đồ vật buộc chặt khác ra khỏi nơi bị bỏng, vì vùng bị tổn thương sẽ sưng lên rất nhanh.
    • Nếu chỗ bỏng quá rộng để ngâm, hãy dùng vòi sen và cho nước mát chảy lên chỗ bỏng ít nhất 5 phút.
    • Thay vì dùng vòi nước chảy, bạn cũng có thể đặt khăn sạch ngâm nước máy mát lên vết bỏng.
  2. Đánh giá vết bỏng. Khi đã làm mát, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và có khả năng kiểm tra và đánh giá khu vực bỏng. Bạn sẽ cần xác định cấp độ bỏng cũng như xem xét các yếu tố khác, như kích cỡ, vị trí, và loại vết bỏng. Đánh giá những yếu tố này sẽ giúp bạn xác định liệu bạn có thể chữa trị vết bỏng tại nhà hay tìm kiếm hỗ trợ y tế.[1]
    • Trong hầu hết trường hợp, nếu vết thương nhỏ ở cấp độ một và không ở bộ phận sinh dục, bàn tay, mặt, hoặc khớp, bạn có thể chữa trị và chăm sóc vết bỏng tại nhà.
  3. Vỗ nhẹ khu vực khô. Dùng khăn mềm để chăm sóc, không dùng khăn xơ. Vỗ thật nhẹ, không chà xát, đặc biệt ở chỗ phồng rộp hoặc vết thương ngoài da, vì bạn sẽ không muốn làm bong da ra.
  4. Thoa thuốc mỡ. Khi khu vực bị tổn thương khô, thoa thuốc mỡ với liều lượng vừa phải để phủ lên vết bỏng nhưng không chà lên nó. Thuốc mỡ có thể chứa chất kháng sinh, nhưng không cần thiết. Các lựa chọn khác như sáp từ xăng dầu hoặc gel lô hội. Nếu dùng lô hội, đảm bảo bạn dùng gel lô hội 100% nguyên chất không chứa kem dưỡng và các công thức khác.[1]
    • Neosporin là thuốc mỡ kháng sinh tốt mua không theo đơn. Nếu bạn bị dị ứng với Neosporin, bạn có thể đến bác sĩ và xin đơn thuốc có bacitracin hoặc bactroban.
  5. Dùng băng để bảo vệ. Băng bảo vệ làm từ gạc cuộn mà bạn có thể mua ở hiệu thuốc. Sau khi thoa thuốc mỡ, quấn băng vòng quanh vết thương. Cố định băng bằng băng dán y tế, cũng có bán ở hiệu thuốc.[1]
    • Băng bảo vệ này có hai chức năng. Thứ nhất, nó sẽ làm thành hàng rào bảo vệ ngăn bị thương lại. Thứ hai, việc băng bó cũng sẽ giúp bảo vệ không bị nhiễm trùng, tạo thành lớp chắn tự nhiên cho da tránh bị nhiễm trùng đã bị tổn thương do bỏng.
    • Điều này không phải lúc nào cũng cần thiết, nhưng băng bó để bảo vệ vết bỏng nếu bạn muốn.

Chăm sóc Vết thương[sửa]

  1. Rửa sạch và thay băng mỗi ngày. Rửa vết thương mỗi ngày với xà phòng và nước, thoa neosporin và quấn băng lại. Tiếp tục rửa và thay băng mỗi ngày cho đến khi da đã lành. Thường không quá hai tuần. Thực hiện hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa sẹo từ mô bị bỏng.[1]
    • Da của bạn có thể bị bong ra, nghĩa là nó sẽ bị tróc ra. Điều này là bình thường ở khu vực bị phồng rộp, và bạn sẽ thấy da tự bong và rơi ra một cách tự nhiên. Không lột da hay làm vỡ vết phồng rộp. Điều này sẽ chỉ làm nghiêm trọng, kích ứng và làm nóng thêm khi vực bị thương.[4]
  2. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng mỗi ngày. Nếu để ý thấy bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng, bạn nên đến phỏng cấp cứu hoặc tìm kiếm hỗ trợ y tế kịp thời. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc dùng steroid hoặc đang hóa trị hoặc hệ miễn dịch yếu vì bất kỳ lý do nào, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và phải thật thận trọng theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng này. Các dấu hiệu cho thấy vết thương bị nhiễm trùng bao gồm:[4]
    • Sốt hơn 38°C (truyền miệng).
    • Tăng vết ban đỏ hoặc vết thương đỏ hơn. Vẽ một vòng tròn quanh khu vực nổi đỏ bằng bút lông, nếu bạn không rõ liệu vết đỏ có lan rộng ra không. Điều này có thể giúp bạn biết được liệu nhiễm trùng có thể lan rộng ra không.
    • Vết thương chảy nước. Hãy tìm xem liệu có chất lỏng màu xanh chảy ra từ vết thương hay không.
  3. Không thoa bất kỳ loại kem, kem dưỡng, hoặc tinh dầu lên vết thương. Chỉ cần thoa sáp từ xăng dầu, gel lô hội 100%, hoặc thuốc mỡ kháng sinh hay bất kỳ loại kem theo đơn, như kem trị bỏng Silvadene, loại thuốc được kê theo đơn đặc biệt dành cho bạn bởi bác sĩ.[1]
    • Nếu bạn muốn phun Solarcaine hay thoa bất kỳ loại thuốc gây tê nào lên khu vực bị bỏng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của mình trước khi dùng thuốc. Thông thường, vết bỏng nhỏ sẽ không quá đau, trừ khi nó bị nhiễm trùng hoặc bị biến chứng. Đau liên tục là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn nên đi khám bác sĩ.
  4. Uống thuốc giảm đau. Nếu cơn đau do bỏng làm bạn khó chịu, bạn có thể uống giảm đau chống viêm, như ibuprofen, naproxen, hoặc aspirin. Hỏi ý kiến bác sĩ về những loại thuốc này nếu bạn không rõ tác dụng của chúng và loại thuốc đó có phù hợp với bạn hay không.[4][1]
    • Ibuprofen (Advil) là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nó có tác dụng giảm các hóc môn gây viêm và đau trong cơ thể. Nó cũng làm giảm hóc môn gây sốt.
    • Aspirin (Acetylsalicylic Acid) có tác dụng như thuốc giảm đau, giúp giảm đau bằng cách ngăn chặn tín hiệu đau trong não. Nó cũng là thuốc antipyretic, có tác dụng hạ sốt.
    • Acetaminophen (Tylenol) an toàn cho trẻ em hơn aspirin nhưng có tác dụng giống aspirin.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn không chắc chắn về mức độ nghiêm trọng của vết bỏng của mình hay cách chữa trị, hãy đến phòng cấp cứu hoặc hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000662.htm
  2. Ziyad Alharbi, Andrezj Pialkowski,Rolf Dembiaski et al Treatment of Brna in the First 24 Hours: A Simple And Practical Guide by Answering Ten Simple Questions In A Step By Step Form, Review 2012 World Journal of Emergency Surgery 7:13 doi 10 1186/1749 7922-7-13)
  3. Ziyad Alharbi, Andrezj Pialkowski,Rolf Dembiaski et al Điều trị Brna trong 24 giờ đầu: Hướng dẫn Đơn giản và Thực tế Bằng cách Trả lời Mười Câu hỏi Đơn giản theo Từng bước, Tạp chí World Journal of Emergency Surgery 2012 7:13 doi 10 1186/1749 7922-7-13)
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-burns/basics/art-20056649

Liên kết đến đây