Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trồng và sử dụng lô hội để chăm sóc sức khỏe
Từ VLOS
(đổi hướng từ Trồng và Sử dụng Lô hội để Chăm sóc Sức khỏe)
Lô hội, còn gọi là cây nha đam, là một loài thực vật mọng nước, sinh trưởng tốt ở những vùng khí hậu khô và nóng. Lô hội là loài cây mọng nước không có thân hoặc thân rất ngắn, có thể mọc cao đến một mét. Lá cây dày và nhiều thịt, màu xanh đến xanh xám, nhiều loại có các đốm trắng ở bề mặt cuống lá trên và dưới. Cây lô hội trồng ngoài trời có thể ra hoa màu vàng, nhưng cây trồng ở chậu trong nhà không ra hoa.[1] Nhựa từ cây lô hội có thể được sử dụng để điều trị vết thương và chữa bỏng, chăm sóc da khô và thậm chí trị bệnh mụn rộp môi.[2] Bạn hãy đọc tiếp để học cách trồng và sử dụng lô hội để chăm sóc sức khỏe.
Mục lục
Các bước[sửa]
Trồng cây lô hội[sửa]
-
Mua
cây
lô
hội.
Mua
một
cây
lô
hội
nhỏ
ở
cửa
hàng
làm
vườn
và
trồng
lại
vào
chậu
lớn
hơn.
Nếu
được
chăm
sóc
tốt,
cây
sẽ
phát
triển
và
cho
bạn
nhiều
lá
dùng
để
chăm
sóc
sức
khỏe.
- Chọn chậu rộng để trồng cây, vì lô hội thường ra nhiều nhánh hoặc cây con.
- Dùng loại đất thích hợp. Điều quan trọng nhất khi chọn đất trồng lô hội là đất phải khá màu mỡ và thoát nước nhanh, vì bản thân cây lô hội chứa nhiều nước và sẽ bị héo rũ nếu trồng trên đất chậm thoát nước. Dùng loại hỗn hợp đất trồng chất lượng cao hoặc “hỗn hợp đất trồng cây xương rồng và cây mọng nước” được đóng gói sẵn, vì các loại đất này thoát nước tốt.[3]
-
Đặt
cây
lô
hội
ở
nơi
nhiều
nắng.
Nếu
thích
để
cây
trong
nhà,
bạn
hãy
đặt
cây
ở
cửa
sổ
để
hứng
ánh
nắng
tối
đa.
Nếu
đang
ở
vùng
khí
hậu
ôn
đới,
bạn
cần
chú
ý
cung
cấp
ánh
nắng
trực
tiếp
cho
cây.
Ánh
sáng
nhân
tạo
cũng
có
thể
sử
dụng
nếu
vùng
bạn
ở
không
có
nhiều
ánh
sáng.[4]
- Ở những vùng có tuyết hoặc sương giá, loài cây này nên được trồng trong nhà hoặc nhà kính có sưởi.
-
Kiểm
tra
đất
trước
khi
tưới
cây.
Lấy
tay
kiểm
tra
đất
để
xem
có
cần
tưới
không.
Bạn
cần
để
2,5
-5
cm
lớp
đất
bên
trên
khô
hẳn
trước
mỗi
lần
tưới.
Cây
lô
hội
sinh
trưởng
ở
vùng
khí
hậu
khô
và
nóng,
do
đó
cây
vẫn
có
thể
sống
sót
khi
khô
hạn,
nhưng
sẽ
phát
triển
tốt
hơn
nếu
cách
vài
ngày
lại
được
tưới
nước.[4]
- Mùa đông bạn nên ít tưới hơn, vì cây sẽ thoát nước chậm hơn. Tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây bị thối rữa và có thể chết.
-
Trồng
lại
cây
vào
chậu
khác
nếu
cần.
Khi
chậu
trồng
cây
lô
hội
trở
nên
chật
chội
vì
nhiều
cây
con
mọc
xung
quanh
cây
mẹ,
bạn
cần
tách
chúng
ra
và
trồng
lại
vào
chậu
khác
để
có
đủ
không
gian
cho
cây
phát
triển
tốt
hơn
và
cũng
giúp
ngăn
ngừa
sâu
bệnh.
- Bạn phải nhấc toàn bộ cây ra ngoài để tìm những cây con. Dùng kéo hoặc dao sắc để tách chúng ra khỏi cây mẹ.
- Trồng lại cây mẹ vào chậu sau khi bạn đã hoàn tất việc tách các cây con và trồng vào chậu riêng.[3]
Sử dụng gel lô hội[sửa]
-
Lấy
gel
của
cây
lô
hội
khi
cần
dùng
chăm
sóc
sức
khỏe.
Lá
của
cây
lô
hội
chứa
đầy
chất
gel
và
bạn
có
thể
hái
mỗi
khi
cần.
Nên
để
khi
nào
dùng
mới
hái.
Cắt
một
nhánh
từ
cây
lô
hội
và
vắt
hoặc
múc
phần
gel
trong
suốt
bên
trong
ra.
- Nếu thu hoạch nhiều, bạn có thể cắt đôi lá cây lô hội (theo chiều dọc) để lấy được hết chất gel bên trong.
- Chỉ nên hái đủ cho mỗi lần sử dụng. Nếu còn thừa, bạn có thể đựng trong hộp có nắp đậy kín và trữ trong tủ lạnh được đến một tuần.[5]
-
Bôi
lô
hội
sau
khi
tiếp
xúc
với
ánh
nắng.
Bạn
có
thể
bôi
trực
tiếp
lô
hội
tươi
lên
vết
bỏng
nắng
để
làm
mát
và
chữa
lành
da.
Bôi
lại
sau
vài
tiếng
để
giữ
ẩm
cho
da
nếu
cần.
- Thử cho gel lô hội vào tủ lạnh khoảng một hoặc hai tiếng trước khi bôi lên da bỏng nắng. Lô hội lạnh sẽ đem lại hiệu quả làm mát dễ chịu.
- Nhớ rằng từ xưa lô hội được dùng như một liệu pháp chữa bỏng nắng, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu khoa học thuyết phục nào cho thấy lô hội có hiệu quả chữa lành da bị bỏng nắng.[6]
- Bôi lô hội chữa vết bỏng nhẹ. Lô hội có tác dụng điều trị các vết bỏng nhẹ, thậm chí còn có thể giúp rút ngắn thời gian chữa lành. Bôi một ít gel lô hội lên vết bỏng, không bôi lên vùng da bị chảy máu, phồng rộp hoặc tổn thương nặng.[7]
-
Dùng
gel
lô
hội
mát-xa
da
đầu
để
ngăn
ngừa
gàu.
Lô
hội
được
phát
hiện
là
có
khả
năng
trị
gàu.
Mọi
việc
bạn
cần
làm
chỉ
là
lấy
một
lượng
nhỏ
gel
lô
hội
thoa
lên
da
đầu
và
mát-xa.
- Sau khi gội đầu, lấy một ít gel lô hội vào lòng bàn tay (bằng với lượng dầu gội đầu bạn vẫn thường dùng mỗi lần gội).
- Tiếp theo dùng ngón tay mát-xa gel lô hội lên da đầu và để gel lưu lại trên tóc. Lặp lại quá trình này mỗi lần gội đầu.[7]
- Bôi lô hội để chữa mụn rộp. Lô hội được phát hiện là có hiệu quả trong việc điều trị bệnh herpes, còn gọi là bệnh mụn rộp. Khi cảm thấy các nốt mụn rộp bắt đầu xuất hiện, bạn lấy một ít gel lô hội lên đầu ngón tay và chấm vào vết mụn. Bôi nhiều lần khi cần để chỗ đau được bao phủ trong gel lô hội.[6]
- Bôi lô hội lên da bị khô. Lô hội có thể dùng như kem dưỡng ẩm hoặc để điều trị da khô. Thử thay thế lotion thông thường bằng gel của lá lô hội tươi. Dùng gel lô hội giống như dùng lotion. Thoa gel lô hội lên toàn thân và mát-xa cho thấm vào da.[7]
Lời khuyên[sửa]
- Cũng như với bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào khác, bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi thêm lô hội và chế độ thực phẩm bổ sung. Ngoài ra, nói với bác sĩ về lô hội và các loại thực phẩm bổ sung khác mà bạn đang uống để đề phòng tương tác thuốc.[8]
Cảnh báo[sửa]
- Mặc dù một số nghiên cứu cho rằng uống lô hội có thể đem lại một số lợi ích, nhưng điều này chưa được xác nhận. Hiện tại việc dùng lô hội qua đường ăn uống không được khuyến khích, vì một số nghiên cứu cho thấy nhựa cây lô hội có thể gây ung thư, suy thận và các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.[9]
- Không dùng lô hội nếu bạn bị dị ứng với các cây trong họ loa kèn.[8]
- Không uống hay ăn lô hội nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Lô hội có thể làm co tử cung và thậm chí gây sẩy thai. Trẻ sơ sinh bú sữa của người mẹ uống lô hội có thể bị yếu đường ruột.[8]
- Không dùng lô hội trên vết thương sâu hoặc vết bỏng nặng. Một số nghiên cứu cho thấy lô hội kéo dài thời gian chữa lành vết thương trong các trường hợp này.[7]
- Không uống hoặc ăn lô hội nếu bạn đang uống thuốc steroids, dioxin, insulin, hypoglycemic hoặc thuốc lợi tiểu.[8]
- Lô hội có thể dẫn đến tình trạng hạ mức potassium ở một số người.[8]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.missouribotanicalgarden.org/PlantFinder/PlantFinderDetails.aspx?kempercode=b628
- ↑ https://nccih.nih.gov/health/aloevera
- ↑ 3,0 3,1 http://www.almanac.com/plant/aloe-vera
- ↑ 4,0 4,1 http://www.almanac.com/plant/aloe-vera
- ↑ http://www.aloeplant.info/harvest-fresh-aloe-gel/
- ↑ 6,0 6,1 http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/aloe/evidence/hrb-20058665
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-607-aloe.aspx?activeingredientid=607&activeingredientname=aloe
- ↑ 8,0 8,1 8,2 8,3 8,4 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2763764/
- ↑ http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-607-aloe.aspx?activeingredientid=607&activeingredientname=aloe