Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trở nên mạnh mẽ hơn về cảm xúc
Từ VLOS
Bạn đã bao giờ thấy mình bật khóc chưa? Bạn tức giận một cách không cần thiết? Có thể bạn chỉ thấy lúc nào cũng hồi hộp. Dù bạn có cảm thấy gì đi nữa, bạn nên bắt đầu hiểu rằng trải nghiệm những cảm xúc là một phần bình thường trong cuộc sống con người. Chẳng có gì “sai” cố hữu với bất cứ một cảm xúc nào.[1] Bạn không phải loại trừ hay bỏ qua cảm giác của mình trong việc xử trí chúng.[2] Trở nên mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc cũng giống như tập luyện sức mạnh thể chất. Bắt đầu từ từ, đều đặn, nhẫn nại, và tiếp tục phấn đấu.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đối mặt với Hiện tại[sửa]
-
Hãy
dừng
những
việc
bạn
đang
làm
và
tập
trung
lại.
Trong
giây
phút
chịu
sự
chi
phối
của
cảm
xúc,
bạn
dễ
bị
cuốn
theo
cảm
giác.
Nếu
cảm
xúc
là
tích
cực,
thật
tuyệt,
nhưng
nếu
đó
là
cảm
giác
buồn
bã
hay
lo
lắng,
nó
có
thể
nhanh
chóng
vượt
khỏi
tầm
kiểm
soát.
Hãy
tách
mình
khỏi
những
gì
đang
diễn
ra
và
tập
trung
vào
năm
giác
quan
của
cơ
thể.
Điều
này
sẽ
giúp
bạn
ý
thức
về
hiện
tại,
và
có
thể
tránh
cho
nỗi
lo
lắng
hay
cơn
giận
dữ
trào
khỏi
tầm
kiểm
soát.[3]
- Hãy suy ngẫm về phản ứng của cơ thể bạn, nhưng đừng phán xét. Ví dụ, nếu bạn bất chợt cảm thấy lo lắng, hãy nghĩ về việc cơ thể bạn đang cảm thấy thế nào. “Da mình nóng. Tim đập nhanh. Mình thở dốc. Tay đang run.” Đừng tập trung vào những cảm giác này. Hãy chỉ để ý tới chúng và để chúng qua đi.[4]
- Tập trung vào giây phút hiện tại có thể giúp giảm “hoạt động tự động.” Não bạn hình thành thói quen phản ứng với kích thích, bao gồm những trải nghiệm cảm xúc. Não bộ lập tức kích hoạt những cơ chế này mỗi khi kích thích tố như nỗi lo hay cơn giận xuất hiện. Chuyển dịch sự tập trung về trải nghiệm của cơ quan thụ cảm hiện tại sẽ phá vỡ vòng lặp này trong não bộ. Nếu bạn thực hành việc chuyển dịch này thường xuyên, nó sẽ trở thành “thói quen” mới trong não bạn.[5]
- “Tự quan sát”, việc thực hành chú ý tới sự nhận thức và trải nghiệm trong chính tâm trí bạn, có thể giúp bạn lĩnh hội rất nhiều thứ đang diễn ra chỉ trong một trải nghiệm. Ví dụ, nhiều người không biết rằng “nhận thức” thực ra bao gồm rất nhiều đường dẫn thông tin. Thông thường, chúng ta trải nghiệm một phản ứng cảm xúc là một hỗn tạp cảm giác và trải nghiệm thụ cảm có thể trở nên quá sức chịu đựng. Sống chậm lại và tập trung vào trải nghiệm hiện tại, như những gì bạn đang nhìn thấy, nghe thấy, và ngửi thấy, có thể giúp bạn tái cấu trúc những thói quen cũ của não bộ và học cách thấy được những “dòng thông tin” khác nhau. [5]
-
Thở.
Khi
cơ
thể
bạn
trải
qua
một
cảm
xúc
mãnh
liệt,
nó
có
thể
phản
ứng
với
“phản
xạ
sức
ép.”
Cảm
giác
“chiến
đấu
hay
bỏ
chạy”
xảy
ra
khi
hệ
thần
kinh
giao
cảm
được
kích
hoạt
bởi
các
hoóc-môn
như
adrenaline.
Tim
bạn
đập
thình
thịch,
nhịp
thở
nhanh
và
dốc,
và
các
múi
cơ
căng
cứng.[6]
Thở
sâu
có
thể
giúp
bạn
thư
giãn
và
trở
về
trạng
thái
“bình
thường.”[7][8]
- Thở bằng bụng, không phải bằng lồng ngực. Bạn có thể cảm thấy phần bụng dưới nở ra khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra.[8]
- Để giúp bạn, hãy đặt một tay lên ngực và tay kia lên bụng. Đứng thẳng, nằm ngửa, hoặc ngồi thẳng lưng để giữ cho lồng ngực mở. Mũi hít vào chậm và sâu. Hãy cảm nhận phổi và bụng của bạn phình lên khi hít thở. Sau đó, thở ra qua mũi hoặc mồm. Đặt mục tiêu 6-10 lần thở sâu mỗi phút.[7]
- Tập trung thở chậm, sâu. Việc này sẽ cung cấp khí oxy cho cơ thể bạn (và giúp phân tán sự tập trung khỏi trạng thái cảm xúc hiện tại).[9]
-
Mỉm
cười.
Ban
đầu
nghe
có
vẻ
gượng,
nhưng
nghiên
cứu
đã
cho
thấy
việc
mỉm
cười
thực
ra
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
tích
cực
hơn.[10]
- Mỉm cười có thể giảm căng thẳng. Hãy cố mỉm cười bằng tất cả cơ mặt chứ không chỉ các cơ quanh miệng. Nụ cười ngoác đến tận mang tai tạo cảm giác tự nhiên hơn, điều này sẽ làm tăng cảm giác cơ thể về tính tích cực.[11]
-
Sử
dụng
óc
tưởng
tượng.
Hình
dung
một
trải
nghiệm
yên
bình
thư
thái
có
thể
giúp
bạn
lấy
lại
kiểm
soát
trước
phản
ứng
cảm
xúc
của
mình.[8]
Bạn
có
thể
thấy
kỹ
thuật
này
đòi
hỏi
một
chút
luyện
tập,
nhưng
nó
có
thể
giúp
bạn
chuyển
hóa
những
suy
nghĩ
căng
thẳng
thành
những
suy
nghĩ
mà
bạn
có
thể
xử
trí
thoải
mái
hơn.[12]
- Bắt đầu bằng việc chọn “nơi an toàn.” Đây có thể là bất cứ nơi nào bạn thấy thư giãn và yên bình. Có thể là bãi biển, spa, đỉnh núi, hay bất cứ nơi nào bạn nghĩ có thể giúp mình cảm thấy an toàn và thư giãn.
- Tìm một chỗ để thực hành tưởng tượng. Nếu có thể, hãy tìm một chỗ yên tĩnh, thoải mái để sử dụng trí tưởng tượng. Nên là một chỗ mà bạn không bị làm phiền trong vài phút.
- Nhắm mắt và tưởng tượng bạn đang ở nơi an toàn của mình. Hãy tưởng tượng nó trông ra sao. Có gì đang diễn ra ở đó? Nó có vị gì không? Bạn nghe thấy âm thanh nào? Hãy cố đắm chìm ở nơi an toàn của bạn.
- Thở chậm và đều. Hãy cố gắng thả lỏng cơ nếu bạn thấy đang bị căng cứng. Nếu bạn thấy không thoải mái hay lo lắng, đừng đánh giá bản thân mình vì nó. Hãy cố gắng tưởng tượng bạn đang ở một nơi yên bình và thư giãn thì sẽ thế nào.
- Hãy tưởng tượng cảm xúc tiêu cực của bạn là một vật hữu hình. Bạn có thể thấy lạ nếu thử điều này lần đầu, nhưng hãy tiếp tục. Hãy tưởng tượng cảm giác tiêu cực là một thứ bạn có thể vứt bỏ khỏi nơi an toàn mà bạn đã hình dung ra. Ví dụ, bạn có thể tưởng tượng cơn giận của mình là một ngọn lửa. Lửa không thể cháy nếu thiếu oxy. Hãy tưởng tượng cơn giận là một ngọn lửa và nhìn nó lốp đốp tắt dần. Hoặc bạn có thể tưởng tượng cảm giác căng thẳng là một cây gậy. Bạn có thể vứt cây gậy đó khỏi bãi biển an toàn và tưởng tượng sự căng thẳng cũng theo đó biến mất.
-
Hãy
học
cách
xử
lý
căng
thẳng.
Khi
bạn
căng
thẳng,
bạn
có
thể
thấy
rằng
bạn
không
có
nhiều
kiểm
soát
đối
với
cảm
xúc
của
mình.
Trong
khi
gần
như
không
thể
xóa
sổ
hoàn
toàn
những
việc
gây
căng
thẳng
khỏi
đời
sống,
bạn
có
thể
học
cách
giải
quyết
căng
thẳng
mà
chúng
tạo
ra.
Một
vài
cách
trấn
tĩnh
bản
thân
trong
những
tình
huống
căng
thẳng
bao
gồm:[13]
- Năm lần thở sâu. Hít vào qua mũi, giữ hơi một lúc, và thở ra bằng mồm. Tập trung vào hơi thở sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và làm dịu tinh thần.
- Đếm đến 10. Nếu điều gì căng thẳng xảy ra, hãy cho bản thân 10 giây để lấy lại bình tĩnh. Để kéo dài thời gian, hãy đếm ‘một bông hoa, hai bông hoa, ba...’
- Giãn cách với tình hình. Việc này không có nghĩa là bạn sẽ không giải quyết tình hình--chỉ là nó cho phép bạn lùi xa, hít thở và cân nhắc các phương án. Nếu bạn đang giải quyết với một người khiến bạn căng thẳng, hãy nói với anh hay cô ta rằng bạn cần chút thời gian để tập trung suy nghĩ và sẽ đi dạo.
- Học cách nhận biết những méo mó trong nhận thức. Trong khoảnh khắc, bạn dễ dàng bị rơi vào những thói quen phản ứng với cảm xúc, thậm chí cả khi nó là không lành mạnh. Những phản xạ này thường kết hợp với nhau khiến bạn cảm thấy quá tải. Học cách nhận biết những “cái bẫy” phổ biến bạn có thể sẽ rơi vào giúp bạn trở nên dẻo dai hơn về mặt cảm xúc. Thổi phồng vấn đề, khái quát quá mức, và cực đoan thái quá là ba dạng méo mó thường gặp.[14]
-
Nhận
biết
và
thách
thức
việc
"Thổi
phồng
vấn
đề".
Điều
này
xảy
ra
khi
một
sự
kiện
hoặc
trải
nghiệm,
thường
là
không
đáng
kể,
bị
thổi
phồng
quá
mức.
Suy
nghĩ
của
bạn
bắt
đầu
vượt
khỏi
tầm
kiểm
soát
cho
tới
khi
bạn
rơi
vào
viễn
cảnh
tồi
tệ
nhất.
Điều
này
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
tức
giận,
buồn
bã,
hay
lo
lắng.[15]
- Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn gọi điện cho người yêu của mình và họ không bắt máy. Vài phút sau bạn gọi lại và nghe tin nhắn thoại. Một ý nghĩ hoảng loạn có thể bắt đầu lớn dần lên: “Cô/anh ấy không trả lời điện thoại. Cô/anh ấy có thể đang giận mình. Mình thậm chí không biết mình sai ở đâu nữa. Cô/anh ấy không nói với mình là mình đã làm gì sai. Cô/anh ấy không muốn nói chuyện với mình. Có thể cô/anh ấy đã chán mình rồi”.
- Hãy thách thức những suy nghĩ thổi phồng bằng cách không cho phép tâm trí của bạn nhảy từ suy nghĩ này sang suy nghĩ tiếp theo cho tới khi bạn đã xem xét bằng chứng cho giả định của mình. Ví dụ, trong ví dụ này, một thách thức tốt có thể là: “Người yêu mình không trả lời điện thoại. Cô/anh ấy đã không giận mình lúc nãy, nên có lẽ bây giờ cô/anh ấy cũng không giận mình. Nếu cô/anh ấy giận mình, mình có thể hỏi sau và nói chuyện cho ra lẽ.” Bạn cũng có thể nhắc nhở bản thân rằng mọi người có nhiều lý do logic không trả lời điện thoại vào một lúc nào đó: bận, đang lái xe, không thấy/không nghe chuông điện thoại.[14]
-
Nhận
biết
và
thách
thức
"Khái
quát
hóa
quá
mức".
Khái
quát
hóa
quá
mức
xảy
ra
khi
bạn
đưa
ra
một
phát
biểu
tổng
quan
về
một
tình
huống
cụ
thể.
Việc
này
có
thể
dẫn
đến
bạn
hình
thành
những
niềm
tin
không
lành
mạnh
(và
không
chính
xác)
về
bản
thân.[15]
- Ví dụ, hãy hình dung bạn không được mời làm việc sau buổi phỏng vấn. Một suy nghĩ khái quát hóa có thể như sau, “Mình đúng là kẻ thất bại. Mình đã làm hỏng buổi phỏng vấn. Mình sẽ không bao giờ có được một công việc.”
- Thách thức những suy nghĩ khái quát hóa quá mức bằng cách bám sát bằng chứng và những gì cụ thể. Bạn không có bằng chứng nào cho thấy bạn là “kẻ thất bại”. Lý do thường gặp cho việc không kiếm được công việc là do kỹ năng của bạn không phù hợp với công ty, hoặc tính cách bạn khó hòa nhập với những người ở đó. Có thể đúng là bạn làm hỏng buổi phỏng vấn, mà cũng có thể không. Tuy nhiên, việc cụ thể này không áp dụng với mọi khía cạnh con người bạn. Hãy nghĩ về tình huống càng cụ thể càng tốt, và tập trung vào những gì bạn có thể làm để thay đổi trong tương lai: “Mình không nghĩ mình đã hoàn thành tốt buổi phỏng vấn. Mình đã rất hồi hộp. Lần sau, mình sẽ thực hành với bạn trước khi tham dự buổi phỏng vấn”.[14]
-
Nhận
biết
và
thách
thức
"Tư
duy
cực
đoan
thái
quá".
Với
tư
duy
cực
đoan
thái
quá,
bạn
không
cho
phép
bản
thân
(hoặc
thỉnh
thoảng
là
bất
cứ
người
nào
khác)
đáp
vào
vùng
trung
gian.
Nếu
mọi
sự
không
hoàn
hảo,
thì
là
thất
bại.
Tư
duy
cực
đoan
thái
quá
khiến
cho
việc
phê
bình
hữu
ích
cũng
trở
nên
khó
khăn.
Nó
cũng
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
buồn
hoặc
bản
thân
vô
giá
trị
vì
bạn
đang
đặt
bản
thân
mình
vào
một
tiêu
chuẩn
bất
khả
và
không
hiệu
quả.[15]
- Ví dụ, hãy xem xét bạn đang ăn kiêng. Bạn ra ngoài dùng bữa trưa với bạn bè, và cuối cùng ăn một mẩu bánh tráng miệng. Phản ứng cực đoan thái quá sẽ nhìn nhận đây là một thất bại, và có thể dẫn tới nhận định khắc nghiệt về bản thân: “Mình đã phá hỏng việc ăn kiêng với mẩu bánh này. Mình biết mình không thể thực hiện được kế hoạch này mà. Mình nghĩ giờ mình nên ăn bất cứ thứ gì mình muốn”.
- Thách thức tư duy cực đoan thái quá bằng cách đối xử với bản thân mình một cách thông cảm hơn. Bạn có nghiệt ngã phán xét bạn mình chỉ vì ăn một miếng bánh? Chắc là không. Vậy sao bạn lại làm điều đó với bản thân? Hãy tránh nhìn nhận thành công theo kiểu "hoặc thế này/hoặc thế kia," khi mà mọi thứ phải hoàn hảo để đạt được thành công. Hãy thử nhìn nhận thành công theo kiểu "và", một quá trình phát triển và thay đổi: “Mình ăn miếng bánh đó, nó không giúp gì cho mục tiêu ăn kiêng, "và" nó không phải thảm họa. Mình sẽ ăn bữa tối lành mạnh để quay lại chế độ ăn kiêng đúng.”[14]
Hiểu và Yêu Bản thân[sửa]
-
Chấp
nhận
đặc
tính
tổn
thương.
Phát
triển
sức
mạnh
cảm
xúc
không
phải
là
trở
thành
không
thể
bị
tổn
thương.
Trong
thực
tế,
đặc
tính
tổn
thương
vô
cùng
thiết
yếu
trong
việc
phát
triển
khả
năng
kết
nối
với
người
khác
và
để
trải
nghiệm
đầy
đủ
cũng
như
chấp
nhận
bản
thân.[16]
Đặc
tính
tổn
thương
nghĩa
là
cởi
mở
với
trải
nghiệm,
và
đồng
thời
chấp
nhận
rằng
có
thể
nó
sẽ
không
như
kỳ
vọng.
- Không có đặc tính tổn thương, rất khó để cởi mở với những trải nghiệm có tính bất định là tính chất cơ bản, như tình yêu, sự tin tưởng, hay tính sáng tạo.[17]
- Hãy cố gắng từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo. Chủ nghĩa hoàn hảo thường bị nhầm với tham vọng lành mạnh hoặc khát vọng hướng tới sự vượt trội. Thực tế, chủ nghĩa hoàn hảo thường đến từ nỗi sợ tổn thương, khát khao “trở nên hoàn hảo” để chúng ta không phải chịu tổn thất hay sợ hãi. Chủ nghĩa hoàn hảo đặt bạn ở một tiêu chuẩn bất khả và buộc bạn phải có được những lời ngợi ca từ người khác. Đặc tính tổn thương sẽ cho phép bạn vươn đến thành công và thành tựu trong khi hiểu rằng những bước thụt lùi cũng xảy ra.[17]
-
Khám
phá
những
niềm
tin
cốt
lõi
của
bạn.
Để
trở
nên
mạnh
mẽ
hơn
về
mặt
cảm
xúc,
bạn
phải
hiểu
suy
nghĩ
của
mình
về
bản
thân
và
về
thế
giới
như
thế
nào.
Những
suy
nghĩ
này
phát
triển
theo
thời
gian
và
định
hình
phản
xạ
cảm
xúc
của
bạn.
Đôi
lúc,
những
niềm
tin
cốt
lõi
quá
cứng
nhắc
và
có
thể
cản
trở
bạn
phát
triển
sức
mạnh
cảm
xúc.[18]
- Hãy cẩn trọng với những niềm tin có các từ như "luôn luôn" hay "không bao giờ". Đa phần những tình huống trong cuộc sống ở đâu đó giữa hai thái cực. Duy trì những niềm tin cốt lõi dựa vào tư duy cực đoan thái quá có thể khiến bạn mắc kẹt trong việc gắng với tới một tiêu chuẩn bất khả.
- Ví dụ, hãy xem bạn tin về trách nhiệm thế nào. Bạn có tin bạn chịu trách nhiệm cho hành động và hành vi của mình? Điều đó là đúng đắn và hữu ích. Bạn cũng có tin rằng bạn chịu trách nhiệm cho hành động và hành vi của người khác? Niềm tin phổ biến là chúng ta có trách nhiệm đối với trải nghiệm và hành vi của những người xung quanh cũng như của chính bản thân chúng ta, nhưng thực ra đó là một niềm tin sai lầm.[15]
-
Xem
xét
“những
điều
nên
làm”
trong
cuộc
sống
của
bạn.
Cụm
từ
"ép
bản
thân
nên
làm"
được
sáng
tác
bởi
nhà
tâm
lý
học
Clayton
Barbeau
để
mô
tả
sự
méo
mó
nhận
thức
của
cảm
giác
giống
như
bạn
có
nghĩa
vụ
phải
làm
điều
gì
đó.
Điều
này
thường
xảy
ra
khi
bạn
so
sánh
hành
động
hoặc
cảm
giác
của
mình
với
tiêu
chuẩn
bên
ngoài.[19]
Khi
bạn
dùng
những
phát
ngôn
“nên”,
cuối
cùng
bạn
có
thể
cảm
thấy
tội
lỗi
hoặc
xấu
hổ
về
bản
thân,
thay
vì
có
năng
lượng
để
thay
đổi
hành
vi
theo
cách
đáp
ứng
những
giá
trị
của
mình.
Khi
đối
mặt
với
những
suy
nghĩ
“nên”,
hãy
xem
xét
"tại
sao"
bạn
cảm
thấy
giống
như
bạn
“nên”
làm
điều
này
hay
điều
kia.
[19]
- Ví dụ, nếu bạn đang xem xét việc ăn kiêng bởi vì bạn “nên” giảm cân, hãy nghĩ tại sao bạn “nên” làm vậy. Có phải vì bạn có một mục tiêu sức khỏe cụ thể trong đầu không? Bác sĩ đã nói chuyện với bạn về vấn đề cân nặng chưa? Bạn có muốn trông mình theo một kiểu nhất định? Hay bạn có cảm giác “nên” làm vì áp lực từ những người khác hay cư xử theo một cách nhất định?
- Xã hội thường gây sức ép lên cá nhân với những “điều nên làm” đến mức chúng ta có thể cảm thấy chúng ta cần phải tuân theo: "Bạn nên trông giống những bức hình trên tạp chí. Bạn nên mặc một cỡ quần áo nhất định. Bạn nên quan hệ nhiều lần/không quan hệ tình dục. Bạn nên hạnh phúc. Bạn nên là một người yêu/bậc cha mẹ/anh chị/sinh viên/nhân viên/người chủ “tốt”. Đầu hàng trước những sức ép từ người khác thay vì làm những việc mình muốn bởi vì chúng phù hợp với những giá trị của mình có thể khiến chúng ta cảm thấy bị rút kiệt cảm xúc.
- Thực hành đồng cảm với chính mình. Đôi khi, mọi người thấy yếu đuối về mặt cảm xúc bởi vì nỗi sợ hãi đã choán chỗ những suy nghĩ khác về bản thân, như là có xứng đáng với tình yêu, sự chấp nhận, và hạnh phúc. Những nỗi sợ hãi này góp phần hình thành sự lo lắng (“Liệu mọi người có chấp nhận mình không?”) và trầm cảm (“Mình không xứng với bất kỳ điều gì”). Thực hành đồng cảm với chính mình sẽ giúp bạn yêu và chấp nhận bản thân, và giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn trong tương tác cảm xúc với những người khác.[20] Theo các nhà tâm lý học, đồng cảm với chính mình bao gồm ba thành tố: đối xử tốt với chính mình, cộng đồng nhân loại, và sự chú tâm.[21]
-
Thực
hành
"Đối
xử
tốt
với
chính
mình."
Đây
là
điều
trái
ngược
với
chỉ
trích
bản
thân.
Chúng
ta
thường
được
dạy
phấn
đấu
vươn
tới
sự
hoàn
hảo,
và
thiếu
hoàn
hảo
là
thất
bại.
Tuy
nhiên,
sẽ
tốt
hơn
khi
nhìn
nhận
bản
thân
(và
người
khác)
là
một
"tiến
trình."
Nghiên
cứu
thực
tế
đã
chỉ
ra
chủ
nghĩa
hoàn
hảo
có
thể
ngăn
bạn
đạt
được
thành
tựu
thực
sự.[22][23]
- Sức mạnh cảm xúc đến từ việc mở rộng sự thấu hiểu đối với bản thân như là bạn làm với bạn bè mình. Rốt cuộc, nếu một người bạn thân phạm sai lầm, bạn có lẽ sẽ thừa nhận sai phạm đó nhưng phản ứng với sự tha thứ và tình yêu. Hãy thử làm điều này với chính mình.
-
Thừa
nhận
"Cộng
đồng
nhân
loại."
Đây
là
điều
ngược
lại
của
việc
tự
tách
mình.
Thật
dễ
dàng
để
tin
rằng
chúng
ta
là
những
sinh
vật
duy
nhất
biết
đau
đớn
từ
những
sai
lầm
và
trải
nghiệm
sống,
như
thể
không
ai
khác
từng
trải
qua
đau
khổ
hay
làm
sai
điều
gì
đó
giống
chúng
ta.
Thừa
nhận
cộng
đồng
nhân
loại
nghĩa
là
nhận
ra
rằng
đau
đớn
và
khổ
sở
là
một
phần
của
trải
nghiệm
làm
người
mà
ai
cũng
có,
và
điều
này
giúp
bạn
tiếp
cận
những
trải
nghiệm
của
mình
với
ít
phán
xét
hơn.[24]
- Ví dụ, thật dễ dàng để rơi vào việc độc thoại tiêu cực tách bản thân và những trải nghiệm của bạn khỏi người khác, ví dụ "Không ai quan tâm tới mình vì mình là kẻ thất bại". Ngôn ngữ kiểu này quy chụp không chính xác: bạn không phải là "kẻ thất bại" chỉ vì bạn thất bại ở một việc nào đó. Nó cũng không công nhận rằng "mọi người" thất bại không lúc này thì lúc khác. Nó đặt bạn ở một tiêu chuẩn cao hơn những người khác, và điều này là không công bằng với bạn (hoặc với họ).[25]
- Thay vào đó, hãy thử điều chỉnh độc thoại này. "Mình không đạt được mục tiêu này khi mình đã lên kế hoạch. Ai cũng có những lần thụt lùi, kể cả mình."
-
Thực
hành
"Sự
chú
tâm".
Sự
chú
tâm
là
ngược
lại
của
việc
chìm
đắm
vào
chính
mình.
Thay
vì
mắc
kẹt
trong
vòng
lặp
phủ
nhận
hay
tập
trung
vào
những
cảm
xúc
tiêu
cực,
sự
chú
tâm
cho
phép
bạn
nhận
biết
và
chấp
nhận
tất
cả
cảm
giác,
mà
không
phán
xét,
như
chính
lúc
bạn
trải
qua
chúng.
- Ví dụ, nếu bạn thường xuyên có suy nghĩ, “Mình kém hấp dẫn, chẳng ai muốn quen biết mình”, hãy thử điều chỉnh nó qua ống kính của sự chú tâm: “Mình đang có suy nghĩ là mình không hấp dẫn. Đây chỉ là một trong số nhiều suy nghĩ và cảm giác mà mình sẽ trải qua hôm nay”.
- Một kỹ thuật tốt nữa là thực hành thiền chú tâm. Biện pháp thiền này tập trung vào việc “hiện diện vô điều kiện”, có nghĩa là nhận thức và chấp nhận những gì đang diễn ra vào lúc này. Việc này có thể giúp giảm nhẹ nỗi lo và giúp bạn nhận thức tốt hơn về việc bạn cảm nhận bản thân thế nào.[26]
- Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức Chú tâm UCLA cung cấp những cách hành thiền kèm hướng dẫn để tải trên mạng.[27] Chúng được sắp xếp theo tình huống - nhận thức cơ thể, chuẩn bị ngủ,… - và kéo dài từ 3 tới 19 phút. Cũng có một vài ứng dụng di động, như Calm, cung cấp những bài thiền ngắn kèm hướng dẫn.
-
Nhận
ra
“bản
thể
tốt
nhất
của
chính
mình.”
Một
số
nghiên
cứu
cho
thấy
hình
dung
ra
“bản
thể
tốt
nhất
của
chính
mình”
làm
tăng
cảm
giác
tích
cực
và
mãn
nguyện.[28]
Nhận
ra
bản
thể
tốt
nhất
của
chính
mình
yêu
cầu
hai
hành
động
cơ
bản:
hình
dung
chính
bạn
"tương
lai"
khi
đã
đạt
được
mục
tiêu,
và
xem
xét
những
tính
cách
cần
có
để
đưa
bạn
tới
mục
tiêu
này.[29]
- Bắt đầu bằng việc tưởng tượng một thời điểm trong tương lai nơi bạn chính là “hình mẫu” bạn muốn trở thành. Hãy xem sự phát triển ý nghĩa nhất đối với bạn là gì. (Quan trọng đây là "hình mẫu" bạn muốn trở thành, không phải là hình mẫu bạn bị chịu sức ép hay bạn “nên” là.)
- Hình dung bản thể tốt nhất của chính mình theo hướng tích cực. Hãy tưởng tượng tất cả những chi tiết trong tình huống này. Bạn có thể nghĩ về nó như ước mơ trong cuộc sống, một cột mốc, hay những mục tiêu to lớn cho bản thân. Ví dụ, nếu bản thể tốt nhất của chính mình là một doanh nhân với sự nghiệp thành công, hãy tưởng tượng xem nó sẽ ra sao. Bạn có bao nhiêu nhân viên? Bạn là kiểu sếp thế nào? Bạn làm việc nhiều chừng nào? Bạn bán gì hay sáng chế ra thứ gì?
- Viết ra chi tiết sau khi hình dung. Hãy nghĩ về những tính cách mà bản thể tốt nhất của chính mình đang có trong viễn cảnh tưởng tượng. Ví dụ, nếu bạn đang điều hành việc kinh doanh, bạn có thể sẽ cần tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, mở rộng mạng lưới quan hệ, và sự kiên trì.
- Hãy xem những tính cách nào bạn đã có rồi. Có lẽ bạn sẽ khiến mình ngạc nhiên đấy! Sau đó, nghĩ xem những tính cách nào cần phát triển thêm. Hãy hình dung cách giúp bạn xây dựng những kỹ năng và đặc tính đó.
- Quan trọng là điều này sẽ không biến thành việc thực hành phán xét bản thân. Đừng phán xét bản thân về chỗ đứng hiện tại của bạn. Thay vào đó, hãy tưởng tượng bạn là người mình mong muốn trở thành.
-
Đừng
cá
nhân
hóa
mọi
chuyện.
Bạn
không
thể
kiểm
soát
suy
nghĩ
hay
hành
động
của
người
khác,
nhưng
bạn
có
thể
kiểm
soát
phản
ứng
của
mình.
Hãy
nhớ
rằng
phần
lớn
thời
gian,
những
gì
mọi
người
nói
hay
làm
không
phải
là
về
bạn,
mà
là
về
họ
và
phản
ánh
thực
tế
của
họ.[30]
Cá
nhân
hóa
mọi
chuyện
là
trao
cho
người
khác
sức
mạnh
chi
phối
bạn
mà
họ
không
nên
có.[31]
- “Cá nhân hóa” là một dạng méo mó nhận thức thường gặp. Nó xảy ra khi bạn diễn giải những gì xảy ra với mình là phản ứng trực tiếp, cá nhân đối với một điều gì đó về bạn. Việc này có thể khiến bạn cảm thấy mọi người “chơi xấu” mình. Nó cũng có thể khiến bạn nhận lãnh trách nhiệm cho những việc mà đáng ra bạn không phải chịu trách nhiệm.[15]
- Ví dụ, nếu ai đó chen ngang bạn khi lưu thông, bạn có thể chọn cá nhân hóa nó và tức giận vì người người tài xế thô lỗ. Hoặc bạn có thể diễn giải nó là lỗi của bạn vì đã “cho phép” nó xảy ra. Đây đều là những phản ứng cá nhân không lành mạnh. Phản ứng mạnh mẽ nên là ghi nhớ rằng bạn không thể kiểm soát hành vi hay hành động của người tài xế, và bạn không biết tại sao anh ta lại làm như thế. Có thể người tài xế đã trải qua một ngày tồi tệ. Có thể họ không quan tâm tới cảm giác của người khác. Bạn không phải người "tạo ra" hành vi này.
- Không cá nhân hóa mọi chuyện không có nghĩa là bạn không thể cảm thấy tổn thương bởi những gì người khác nói. Tuy nhiên, từ chối cá nhân hóa mọi chuyện sẽ giúp bạn giữ khoảng cách với những phản ứng tiêu cực tức thì.
Hình thành và Duy trì Thói quen Lành mạnh[sửa]
-
Bắt
đầu
một
ngày
với
việc
tự
khẳng
định
mình.
Thoạt
nghe
có
vẻ
cũ
rích,
nhưng
lặp
đi
lặp
lại
việc
tự
khẳng
định
với
bản
thân
sẽ
giúp
bạn
thực
hành
đồng
cảm
với
chính
mình.
Khi
đánh
răng
hay
chuẩn
bị
đi
làm,
hãy
nhẩm
đi
nhẩm
lại
một
khẩu
quyết
có
ý
nghĩa
với
bạn
và
thể
hiện
lòng
tốt
với
chính
mình.[32]
- Ví dụ, bạn có thể nói điều gì đó như, “Mình chấp nhận bản thân mình hôm nay là chính con người mình” hoặc “Mình hoàn toàn yêu bản thân”.
- Nếu bạn có điểm yếu đặc biệt nào, như là vấn đề lo lắng hay hình ảnh cơ thể, hãy thử tập trung việc tự khẳng định vào những điểm này. Ví dụ, nếu bạn thường hay lo lắng, việc tự khẳng định hữu ích có thể là “Mình sẽ làm tốt nhất khả năng của mình hôm nay. Mình không thể làm hơn khả năng tốt nhất của mình. Mình không thể kiểm soát hành động của người khác.” Nếu bạn gặp vấn đề về hình ảnh cơ thể, hãy thử tìm một điều gì đó tích cực và tập trung vào nó: “Mình sẽ đối tốt với cơ thể hôm nay, vì mình xứng đáng với sự đối xử tốt này” hay "Trông mình hạnh phúc và khỏe mạnh hôm nay."
-
Phát
triển
sự
tự
tin.
Tự
tin
là
chìa
khóa
để
trở
nên
mạnh
mẽ
hơn
về
mặt
cảm
xúc.
Tự
tin
vào
thực
tế
rằng
bạn
là
một
cá
nhân
độc
nhất
và
xứng
đáng
sẽ
giúp
bạn
cảm
thấy
kiểm
soát
cảm
xúc
tốt
hơn.
Khi
một
điều
tồi
tệ
xảy
đến,
hãy
nhắc
nhở
bản
thân
rằng
bạn
có
khả
năng
vượt
qua
chướng
ngại
này,
dù
nó
có
là
gì
đi
nữa.[33]
- Hãy tự nhắc mình rằng thậm chí khó khăn bạn đang trải qua cũng là một trải nghiệm để học hỏi. Bạn có thể rút được sức mạnh và lòng dũng cảm từ việc biết rằng bạn đã vượt qua những giai đoạn gian khó, và bạn có thể làm lại lần nữa.[34]
- Lập danh sách những điều bạn thích ở bản thân. Có thể là kỹ năng, sức mạnh cá nhân, thành tựu… bất cứ thứ gì. Đừng giảm thiểu khả năng và những phẩm chất tốt. Nếu bạn gặp khó khăn khi nghĩ về những điều này, hãy yêu cầu một người bạn giúp đỡ. Có thể họ sẽ thấy rất nhiều điểm tuyệt vời ở bạn mà thậm chí bạn còn không nhận ra.[35]
- Đưa ra một thử thách (hợp lý) cho bản thân để hoàn thành. Ví dụ, bạn có thể học nấu ăn đãi bạn bè, hoặc học vài tư thế yoga mới, hay học chụp ảnh nghệ thuật. Nếu bạn thích tập luyện, hãy tập 5k hay 10k. Một khi bạn đã hoàn thành những mục tiêu này, hãy ăn mừng! Hãy tôn vinh thành công của bạn, cho dù với bạn nó có nhỏ thế nào đi nữa.
- Đừng so sánh bản thân với người khác. Đây đảm bảo là cách chắc chắn để hủy hoại lòng tự tin của bất cứ ai. Bạn là chính "bạn". Người duy nhất bạn tìm kiếm sự chấp nhận là bạn. Hãy đưa ra những mục tiêu quan trọng với bạn, và đừng lo nếu nó không giống như những người khác.[36]
-
Chăm
sóc
sức
khỏe
thể
chất.
Sức
khỏe
thể
chất
của
bạn
có
thể
ảnh
hưởng
trực
tiếp
tới
sức
khỏe
cảm
xúc,
và
ngược
lại.[37]
Quan
tâm
tới
sức
khỏe
thể
chất
có
thể
giúp
bạn
cảm
thấy
đỡ
căng
thẳng
hơn.
Nó
cũng
có
thể
làm
tăng
cảm
giác
mãn
nguyện
và
giúp
bạn
xử
trí
cảm
xúc
dễ
dàng
hơn.[38]
- Tập luyện là một phần quan trọng trong việc duy trì khỏe khoắn về mặt cảm xúc. Khi bạn tập luyện, cơ thể giải phóng endorphins là một chất khiến bạn thấy hạnh phúc. Lần sau khi bạn thấy bực bội, hãy đi bộ, chạy, hay tập gym. Nghiên cứu đã chỉ ra tập luyện đều đặn, điều độ khiến bạn thấy thư thái và hạnh phúc hơn.[39]
-
Cải
thiện
“sự
dẻo
dai”
cảm
xúc.
Bạn
có
thể
phát
triển
sức
mạnh
cảm
xúc
bằng
việc
tập
trung
vào
những
cảm
xúc
tích
cực
chẳng
hạn
như
sự
đồng
cảm
và
lòng
biết
ơn.[32]
Duy
trì
thái
độ
đồng
cảm,
biết
ơn
sẽ
giúp
bạn
hiểu
rằng
nhiều
người
khác
cũng
có
những
nỗi
sợ
hãi
và
lo
lắng
giống
bạn.
Điều
này
cho
phép
bạn
đối
xử
tốt
với
bản
thân
và
người
khác.
- Nghiên cứu đã cho thấy những người thực hành lòng biết ơn chủ động thường xuyên sẽ dẻo dai hơn khi đối phó với sang chấn.[40] Nó cũng giúp bạn diễn giải thậm chí cả sự chịu đựng và những điều tiêu cực trong cuộc sống thành sự học hỏi và những trải nghiệm tồn tại đóng góp vào việc hình thành chính bạn trong hiện tại. Lòng biết ơn có thể giúp bạn tránh xa việc phán xét người khác.[41]
- Lòng biết ơn không chỉ là "cảm giác" biết ơn. Chúng ta thường không thể kiểm soát những cảm giác sẽ xuất hiện. Cố gắng kiểm soát những cảm giác đó sẽ khiến chúng ta trở nên quá tải. Thay vào đó, lòng biết ơn là một "bài thực hành" chủ động nhận biết và tận hưởng những điều tích cực.[42] Ghi lại những việc mình hàm ơn, học cách nói lời ơn lễ theo truyền thống tâm linh, và dừng lại để tận hưởng một trải nghiệm đẹp hay tích cực đều có thể giúp bạn thực hành lòng biết ơn.[43]
-
Thực
hành
sự
thông
cảm.
Thực
hành
thông
cảm
với
người
khác
có
thể
giúp
bạn
xây
dựng
những
mối
quan
hệ
bền
vững,
lành
mạnh
hơn.
Nó
cũng
có
thể
giúp
bạn
phát
triển
những
cách
thức
lành
mạnh
để
giải
quyết
cảm
xúc
và
cảm
giác
của
mình.[44]
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quán "từ bi" hay "đồng cảm" có thể là một cách tốt để thực hành thông cảm.[45] Thiền đồng cảm không chỉ cải thiện cảm giác của bạn đối với người khác mà được cho thấy còn làm giảm những triệu chứng trầm cảm.[46] Có nhiều cách để thực hành thiền đồng cảm, mặc dù một số phương pháp bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo.[47]
- Đọc tiểu thuyết. Tác phẩm viễn tưởng có thể kích thích bạn tưởng tượng trải nghiệm cảm xúc và những tình huống không giống như của mình. Một số nghiên cứu cho thấy đọc tiểu thuyết có thể làm tăng khả năng thông cảm với người khác.[48]
- Tránh nhảy thẳng tới kết luận. Các nghiên cứu cho thấy khi chúng ta nghĩ về những gì mà người khác “xứng đáng”, chúng ta cảm thấy ít thông cảm với họ hơn. Hãy cố gắng đừng giả định rằng những người khác “xứng đáng” hay phải chịu trách nhiệm cho những gì họ phải gánh chịu. Áp dụng sự đồng cảm với chính bản thân bạn. Chúng ta đều là con người.[49]
-
Học
cách
đón
nhận
sự
bất
định.
Sự
bất
định
có
thể
đáng
sợ,
và
có
thể
là
nguyên
nhân
của
nhiều
rắc
rối
cảm
xúc.
Không
thể
chung
sống
với
sự
bất
định
có
thể
khiến
bạn
thường
xuyên
lo
lắng,
tránh
những
tình
huống
bất
định,
và
trở
nên
phụ
thuộc
quá
mức
vào
sự
trấn
an
từ
người
khác.
Bất
định
cũng
là
một
thực
tế
tất
yếu
trong
cuộc
sống
con
người.
Bạn
có
thể
phát
triển
sức
mạnh
cảm
xúc
bằng
cách
thực
hành
chấp
nhận
sự
bất
định.[18][50][51]
- “Không chấp nhận bất định” có vai trò lớn trong sự lo lắng. Khi bạn có ngưỡng chấp nhận thấp với sự bất định, bạn sẽ thấy khó khăn để chấp nhận rằng không phải là bất khả để một điều tiêu cực xảy ra. Bạn có thể hỏi những câu hỏi “Sẽ ra sao… nếu” hay đánh giá quá cao nguy cơ và hậu quả của một tình huống hay sự kiện tiêu cực. Bạn có thể thấy mình triền miên lo lắng.[50]
- Giữ sổ ghi chép những lần bạn cảm thấy bất định hay lo lắng. Viết ra càng cụ thể càng tốt điều gì đã khơi mào những cảm giác này. Bạn đã phản ứng lại thế nào với chúng?[51]
- Xếp hạng những bất định của bạn. Cố gắng sắp xếp những điều khiến bạn cảm thấy không thoải mái hay lo lắng trên thang điểm từ 0-10. Ví dụ, “đi mua sắm mà không có danh sách” có thể ở vị trí thứ 2, nhưng “giao dự án cho một ai đó” có thể ở bậc 8 hoặc 9.[51]
- Thực hành chấp nhận bất định. Hãy bắt đầu từng chút một. Học cách đối phó với nỗi sợ sự bất định bằng cách đặt bản thân trước những tình huống an toàn, dễ quản lý. Ví dụ, nếu bạn chỉ tới một nhà hàng vì bạn sợ rằng mình sẽ không thích thức ăn ở một nơi khác, hãy cố chọn một địa điểm mới và ăn thứ gì đó bạn chưa từng thử. Bạn có thể thích hoặc không thích thức ăn. Tuy nhiên, bạn sẽ khiến bản thân thấy là bạn có thể đối phó với sự bất định mà vẫn không sao. Tập dần với những bất định lớn hơn.[51]
- Ghi lại phản ứng của bạn. Khi bạn thử một điều bất định, ghi lại những gì xảy ra. Bạn đã làm gì? Bạn cảm thấy thế nào khi đang làm nó? Kết quả ra sao? Nếu mọi sự không như kế hoạch (và điều này sẽ xảy ra), bạn phản ứng thế nào? Bạn có khả năng xử lý kết quả nằm ngoài dự tính không?[51]
-
Tránh
nghiền
ngẫm.
Nghiền
ngẫm
là
một
phản
ứng
thường
thấy
đối
với
nhiều
cảm
xúc,
đặc
biệt
là
cảm
giác
buồn
bã
hay
tức
giận.[52]
Khi
bạn
nghiền
ngẫm,
bạn
ám
ảnh
về
mọi
thứ.
Bạn
nghĩ
đi
nghĩ
lại
về
một
tình
huống
đặc
biệt,
suy
nghĩ,
hay
cảm
giác.
Nó
giống
như
một
bản
thu
hỏng
bật
đi
bật
lại
5
giây
mỗi
lần
của
một
bản
nhạc.[53]
Nghiền
ngẫm
có
thể
ngăn
bạn
nảy
ra
giải
pháp
hữu
ích
cho
một
vấn
đề.
Nó
cũng
có
thể
bẫy
bạn
rơi
vào
vòng
suy
nghĩ
tiêu
cực
có
khả
năng
dẫn
tới
trầm
cảm
và
căng
thẳng.[52]
- Chủ nghĩa hoàn hảo có thể thúc đẩy việc nghiền ngẫm. Một “sự tập trung quan hệ quá mức,” nơi bạn đánh giá quá cao những mối quan hệ đến mức bạn sẽ làm "bất cứ điều gì" để giữ chúng, thậm chí cả khi cái giá là đắt đỏ và không lành mạnh.[52]
-
Thay
thế
những
suy
nghĩ
tiêu
cực
bằng
những
suy
nghĩ
có
ích.
Một
phần
của
vòng
lặp
nghiền
ngẫm
là
bị
mắc
kẹt
vào
cùng
một
suy
nghĩ
tiêu
cực.
Thay
vì
cho
phép
bản
thân
suy
đi
nghĩ
lại
về
một
điều,
hãy
thách
thức
những
suy
nghĩ
tiêu
cực
đó!
Điều
chỉnh
những
suy
nghĩ
tiêu
cực
theo
hướng
tích
cực.[18]
- Ví dụ, nếu gần đây bạn chia tay người yêu, thật dễ dàng để tập trung vào những sai lầm trước đây. Những suy nghĩ này có thể bị phóng đại, tới mức bạn có thể cảm thấy tình hình tất cả do lỗi của bạn. Bạn có thể lặp đi lặp lại suy nghĩ “Sẽ ra sao… nếu”. Bạn có thể cảm thấy bạn là kẻ thất bại và không thể làm điều gì đúng.
- Thay vào đó, cố gắng tập trung vào suy nghĩ hiệu quả, thiết thực. Ví dụ: “Mối quan hệ của mình với người đó đã chấm dứt. Mình không muốn nó xảy ra, nhưng mình có thể tạo dựng một mối quan hệ lành mạnh khác. Mình có thể sử dụng những điều đã học được từ mối quan hệ này để có mối quan hệ vững vàng hơn với người tiếp theo”.
-
Giải
quyết
vấn
đề.
Nghiền
ngẫm
thường
tập
trung
vào
những
câu
hỏi
trừu
tượng,
không
thể
trả
lời
như
“Tại
sao
điều
này
lại
xảy
đến
với
mình?”
hay
“Mình
sai
ở
đâu?”
Thay
vì
tập
trung
vào
những
ý
nghĩ
lớn,
mơ
hồ
thậm
chí
có
khả
năng
không
đúng,
hãy
cố
gắng
nghĩ
về
những
điều
cụ
thể
bạn
có
thể
làm
để
giải
quyết
vấn
đề.[53]
- Ví dụ, nếu bạn lo lắng công việc tiến triển không tốt, hãy lập một danh sách những hành động cụ thể bạn có thể làm để giải quyết tình hình. Gọi một người bạn hay ai đó bạn tin tưởng, nếu bản thân bạn không thể tự nghĩ ra được.
- Một ví dụ khác, có lẽ bạn bức xúc vì những mối quan hệ yêu đương có vẻ như luôn kết thúc theo cùng một kiểu. Hãy nghĩ cụ thể về những đặc điểm bạn tìm kiếm ở người yêu. Bạn bị hấp dẫn bởi kiểu người như thế nào? Bạn thường có xu hướng làm gì trong mối quan hệ với họ? "Họ" có xu hướng làm gì? Có yếu tố nào trong những yếu tố này liên quan đến việc mối quan hệ chấm dứt không?
-
Học
cách
đối
thoại
một
cách
quyết
đoán.
Cảm
thấy
yếu
đuối
về
mặt
cảm
xúc
có
thể
khiến
việc
bày
tỏ
cảm
giác,
suy
nghĩ,
và
nhu
cầu
tới
người
khác
của
bạn
gặp
khó
khăn.
Thực
hành
giao
tiếp
quyết
đoán
sẽ
giúp
bạn
chắc
rằng
bạn
đang
truyền
đạt
rõ
ràng
những
nhu
cầu
và
ước
muốn
của
mình.
Nó
cũng
có
thể
giúp
bạn
cảm
thấy
tự
tin
hơn
với
chính
mình.[54]
- Quyết đoán rất khác với kiêu căng. Quyết đoán cảm xúc không có nghĩa là bạn không tính tới cảm giác của người khác. Thực tế là bạn tôn trọng cảm xúc và nhu cầu của người khác. Bạn cũng tôn trọng cảm xúc và nhu cầu của chính mình. Bằng việc thiết lập giao tiếp dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và cởi mở, bạn sẽ trở thành người giao tiếp giỏi hơn.
- Những người kiêu căng thường có sức mạnh và sự tự tin dựa trên những yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như việc người khác nghĩ về mình thế nào. Điều này có thể khiến những cá nhân kiêu căng ưu tiên cảm giác của họ trước cảm giác của người khác. Quả quyết nghĩa là bạn biết rằng bạn có giá trị bản thân độc lập. Bạn có thể truyền đạt cảm xúc một cách cởi mở, chân thật, và tôn trọng bởi vì bạn không lo lắng người khác sẽ đánh giá bạn thế nào.[55]
- Sử dụng phát biểu ngôi “Tôi”. Điều này sẽ giúp bạn sở hữu cảm xúc của mình mà không phải “dò suy nghĩ” hay khiến người khác cảm thấy có phần trách nhiệm. Ví dụ, nếu người yêu của bạn quên ngày sinh nhật, đừng giả định đó là do cô/anh ấy không quan tâm đến bạn và phản ứng dựa vào giả định đó. Thay vì vậy, hãy sử dụng phát biểu ngôi “Tôi” để diễn đạt cảm giác của bạn: “Em thấy tổn thương khi anh quên sinh nhật em. Em muốn nói chuyện về những điều đã xảy ra”. Thay vì đổ lỗi và khiến người kia cảm thấy rơi vào thế thủ, bạn đã bộc lộ cảm giác của bạn và mời người kia cùng chia sẻ.
-
Giả
làm
tới
thì
thôi.
Nếu
bạn
đợi
tới
khi
bạn
"cảm
thấy"
muốn
thay
đổi
cuộc
sống
cảm
xúc
của
mình,
bạn
có
thể
sẽ
phải
đợi
lâu.
Hãy
thực
hành
ứng
xử
"như
thể"
bạn
đã
bắt
đầu
rồi.
Học
cách
chấp
nhận
những
điều
khó
chịu
và
sự
bất
định
từ
cách
tư
duy
và
cư
xử
mới
là
một
phương
pháp
tốt
để
trở
nên
mạnh
mẽ
hơn
về
mặt
cảm
xúc.[18]
- Ví dụ, nếu bạn thấy bị tách biệt và buồn bã vì bạn hay xấu hổ và không tiếp cận những người mới, hãy cư xử khác đi. Bạn có thể “muốn” ra ngoài hay bắt chuyện trước đã, nhưng bạn sẽ thấy thoải mái hơn với việc thực hành. Thậm chí quan trọng hơn là, bạn sẽ biết bạn đang từng bước trở nên vững vàng và lành mạnh hơn.
-
Tìm
kiếm
hỗ
trợ
chuyên
nghiệp.
Vẫn
không
thể
hiểu
tại
sao
trị
liệu
chỉ
dành
cho
những
người
mà
vấn
đề
"trầm
trọng"
đến
mức
họ
không
còn
lựa
chọn
nào
nữa.
Điều
này
không
đúng.
Nhà
trị
liệu
hoặc
tư
vấn
viên
có
thể
giúp
bạn
hiểu
và
xử
lý
cảm
xúc
của
mình.
Họ
có
thể
giúp
bạn
học
những
kỹ
năng
giải
quyết
và
trở
nên
một
người
vững
vàng,
mạnh
mẽ
hơn.[56]
- Có nhiều loại chuyên gia sức khỏe. Bác sĩ Tâm thần và Chuyên viên Tâm thần thường là những người duy nhất kê đơn. Họ cũng có thể đưa ra lời tư vấn. Bác sĩ Tâm lý Phòng khám, Nhân viên Xã hội hoạt động theo Chứng chỉ, Trị liệu viên Hôn nhân và Gia đình hoạt động theo Chứng chỉ, và Tư vấn viên Chuyên nghiệp hoạt động theo Chứng chỉ đều có thể cung cấp dịch vụ tư vấn.[57]
- Nhiều dịch vụ cung cấp tư vấn lẫn trị liệu. Hãy nói chuyện với bác sĩ của mình hay công ty bảo hiểm để tìm một người trong khu vực của bạn.
Vượt qua Những Sự kiện Khó khăn[sửa]
-
Ngừng
việc
lảng
tránh
cảm
xúc
của
bạn.
Lảng
tránh
cảm
xúc
có
thể
tạm
thời
khiến
bạn
khuây
khỏa,
nhưng
cuối
cùng,
bỏ
qua
hay
phủ
nhận
cảm
giác
của
bạn
sẽ
gây
ra
nhiều
vấn
đề
hơn
là
khắc
phục
nó.
Nghiên
cứu
thậm
chí
đã
chỉ
ra
rằng
những
bệnh
nhân
ung
thư
lảng
tránh
đối
mặt
với
cảm
xúc
của
họ
suy
sụp
nhanh
hơn
những
người
chấp
nhận
và
tháo
gỡ
những
gì
họ
cảm
thấy.[58]
Examples
of
avoidance
strategies
include
the
following:
- Tự làm bản thân quá bận rộn để quyên đi vấn đề
- Phủ nhận rằng vấn đề tồn tại
- Bỏ qua vấn đề hoặc từ chối bàn về nó
- Sử dụng sự phân tán để cảm thấy tốt hơn (TV, đồ uống có cồn, thực phẩm, cờ bạc…)
- Tập trung vào kết quả tồi tệ nhất
-
Học
cách
tháo
gỡ
cảm
xúc
sau
một
sự
kiện
khó
khăn.
Những
cảm
xúc
liên
quan
tới
một
sự
kiện
khó
khăn
hay
sang
chấn
trong
cuộc
sống
có
thể
vô
cùng
đau
đớn,
và
có
thể
quá
tải
để
xem
nên
bắt
đầu
tháo
gỡ
từ
đâu.
Tuy
nhiên,
có
bốn
giai
đoạn
tháo
gỡ
cảm
xúc
các
cá
nhân
cần
trải
qua
để
bắt
đầu
quá
trình
phục
hồi.[59]
- Phá vỡ vòng lặp. Giai đoạn này thường diễn ra sau sang chấn và đôi lúc được mô tả là cảm thấy “tê liệt” hay “bị choáng”. Khi cơ thể bạn bị quá tải, như với những sự kiện sang chấn, hệ thống bị sụp đổ. Não của bạn mất 50-90% khả năng hoạt động ở đỉnh cao.[59] Các hệ thống khác trong cơ thể của bạn cũng có thể bị suy sụp, bạn trải qua những triệu chứng bất ngờ như mất ngủ hay đau đầu mà trước đây không có. Những triệu chứng khác như đau khớp hay bị mụn có thể thuyên giảm.
- Trở lại với cảm giác. Một khi sự tê liệt ban đầu thuyên giảm - và điều này thay đổi đáng kể phụ thuộc vào mỗi cá nhân - cảm giác sẽ trở lại. Chúng có thể trở lại từ từ, hay có thể dồn tới tức thì. Bạn có thể trải qua dao động dữ dội giữa các trạng thái cảm xúc, khi mà cảm giác của bạn thay đổi từng ngày hay thậm chí qua từng khoảnh khắc.
- Hành động mang tính xây dựng. Giai đoạn này liên kết với giai đoạn 2, và bạn sẽ thấy khó khăn nếu chỉ thực hiện một giai đoạn mà bỏ qua giai đoạn còn lại. Khi bạn trở nên hòa nhịp hơn với cảm giác của mình, hãy hành động để khôi phục cảm giác về sức mạnh và ý nghĩa. Ví dụ, nếu bạn đã từng ở trong một mối quan hệ bạo hành tình cảm, bạn có thể muốn tình nguyện tại một trung tâm bảo trợ phụ nữ địa phương. Làm những hành động có ý nghĩa với bạn sẽ chống lại cảm giác vô dụng hay mất kiểm soát thường ẩn dưới sự mong manh cảm xúc.
- Tái hòa nhập. Giai đoạn này không thể xảy ra cho tới khi cả ba giai đoạn đầu đều đã được trải nghiệm. Trong giai đoạn này, bạn trở nên hòa nhịp với cảm xúc và những giá trị của mình. Bạn học cách thực hành cách sống “theo giá trị”, trong đó bạn sống theo những nguyên tắc cốt lõi của mình (sự trung thực, đồng cảm, sự quả quyết…)
-
Tháo
gỡ
cảm
giác
của
bạn.
Thể
hiện
cảm
giác
của
mình
với
người
khác
có
vai
trò
quan
trọng
trong
việc
tháo
gỡ.
Tuy
nhiên,
điều
này
khác
với
việc
chỉ
nói
về
trải
nghiệm
của
mình.
Đôi
khi,
mọi
người
sẽ
nói
một
cách
thiếu
kết
nối
về
những
chuyện
khó
khăn
hay
chấn
thương
xảy
ra
với
mình,
như
thể
những
điều
này
đã
xảy
đến
với
ai
đó
khác.
Sự
thiếu
kết
nối
này
ngăn
bạn
thực
sự
tháo
gỡ
cảm
xúc
của
mình
về
những
gì
đã
xảy
ra.[60]
- Kỹ thuật chú tâm có thể giúp bạn ở trong hiện tại khi bạn trao đổi về một sự kiện khó khăn hay gây sang chấn. Sử dụng những kỹ thuật chú tâm có thể giúp bạn điều tiết cảm xúc để khỏi suy sụp. Chúng có thể giúp bạn tránh nghiền ngẫm, hay "ám ảnh" về một cảm giác hay cảm xúc nhất định. Chúng cũng có thể giảm lo lắng và những triệu chứng trầm cảm, giúp bạn tháo gỡ cảm giác của mình dễ dàng hơn.[61] Hãy xem Phương pháp 1 để biết cách thực hành kỹ thuật chú tâm.
- Ví dụ, nhiều điều trị cho Rối loạn Căng thẳng sau Sang chấn khuyến khích bệnh nhân hồi tưởng lại sang chấn theo cách có kiểm soát để tháo gỡ những cảm giác mà sang chấn đó đã tạo ra.[62]
- Trong khi nói chuyện với bạn bè hay gia đình đã là đủ cho một số người, những người khác có thể cần tới sự hỗ trợ về sức khỏe tinh thần chuyên nghiệp. Chẳng có gì xấu hổ cả! Chuyên gia tư vấn và người trị liệu ở đó là để hỗ trợ và thấu hiểu để bạn có thể trung thực với cảm giác của mình.
-
Bày
tỏ
bản
thân.
Những
thể
hiện
bản
thân,
cho
dù
qua
nghệ
thuật,
âm
nhạc,
nhảy
múa,
viết
lách,
hay
trò
chuyện
với
người
khác,
được
cho
thấy
hữu
ích
khi
tìm
cách
đi
qua
những
sự
kiện
khó
khăn
trong
cuộc
sống.
Bằng
việc
kết
nối
cảm
xúc
của
bạn
theo
nhiều
cách,
bạn
được
khuyến
khích
khám
phá
và
tìm
hiểu
chúng.[59]
- Tập trung vào những hoạt động khiến bạn thấy an toàn và thoải mái. Khám phá những cảm xúc tiêu cực trong môi trường an toàn, tích cực sẽ giúp bạn tháo gỡ chúng và hồi phục.[63]
- Nếu bạn thấy không thoải mái hay không chắc về việc bộc lộ cảm xúc thế nào, ít nhất đầu tiên bạn có thể muốn tư vấn từ nhà trị liệu tâm lý bằng nghệ thuật chuyên nghiệp. Nhiều nhà trị liệu và chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp được đào tạo trong lĩnh vực này.[64]
-
Tạo
lập
mạng
lưới
hỗ
trợ
và
sử
dụng
nó.
Việc
cố
giải
quyết
sang
chấn
hay
căng
thẳng
một
mình
có
thể
quá
tải.
Nghiên
cứu
nhiều
lần
chỉ
ra
rằng
trợ
giúp
xã
hội
và
cá
nhân
có
tác
dụng
trong
việc
phục
hồi.[65]
Nói
chuyện
với
bạn
thân
và
gia
đình,
nhà
điều
trị
hay
tư
vấn
viên
chuyên
nghiệp,
một
thành
viên
cùng
niềm
tin
tín
ngưỡng,
và/hoặc
một
nhóm
hỗ
trợ
là
những
cách
tốt
để
có
nhận
được
sự
trợ
giúp
từ
người
khác.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người chấp nhận bạn là chính bản thân bạn. Nếu bạn có những tổn thương về mặt cảm xúc trong quá khứ, điều cuối cùng bạn cần là mở lòng và lại bị tổn thương với người sẽ phán xét bạn. Hãy chia sẽ với những người bạn tin cậy, những người mang đến cho bạn tình yêu và sự hỗ trợ vô điều kiện.
-
Học
từ
quá
khứ.
Khi
bạn
nghĩ
về
những
trải
nghiệm
quá
khứ,
hãy
xem
chúng
là
những
trải
nghiệm
mang
tính
học
hỏi
và
nguồn
lực
sức
mạnh,
thay
vì
nhìn
nhận
chúng
là
điểm
yếu.
Thậm
chí
cả
những
sự
kiện
khó
khăn
và
căng
thẳng
nhất
cũng
có
thể
dạy
bạn
cách
phát
triển
sự
bền
bỉ
trong
cảm
xúc
và
phản
ứng
hiệu
quả
hơn
trong
tương
lai.[34]
Sau
đây
là
một
số
câu
hỏi
bạn
có
thể
tự
hỏi
chính
mình:[66]
- Những loại trải nghiệm nào là căng thẳng nhất với mình?
- Phản ứng của mình với những trải nghiệm này thế nào?
- Mình bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm này theo những cách nào?
- Mình đã học được gì về bản thân và đã tương tác với mọi người thế nào từ trải nghiệm này?
- Giúp người khác giải quyết một trải nghiệm tương tự có hữu ích cho mình không?
- Mình đã vượt qua những chướng ngại trong quá khứ như thế nào?
- Mình có thể áp dụng những hành động nào với những chướng ngại tương lai?
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11180150
- ↑ http://www.socialworktoday.com/archive/090208p36.shtml
- ↑ http://jimwalkerlcsw.com/7-skills-for-passing-through-emotional-storms
- ↑ http://www.helpguide.org/harvard/benefits-of-mindfulness.htm
- ↑ 5,0 5,1 http://scan.oxfordjournals.org/content/2/4/259.full
- ↑ http://www.psychologistworld.com/stress/fightflight.php
- ↑ 7,0 7,1 http://healthland.time.com/2012/10/08/6-breathing-exercises-to-relax-in-10-minutes-or-less/
- ↑ 8,0 8,1 8,2 http://www.apa.org/topics/anger/control.aspx
- ↑ http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/relaxation-techniques-breath-control-helps-quell-errant-stress-response
- ↑ http://www.scientificamerican.com/article/smile-it-could-make-you-happier/
- ↑ http://www.theatlantic.com/health/archive/2012/07/study-forcing-a-smile-genuinely-decreases-stress/260513/
- ↑ http://www.calmclinic.com/anxiety/treatment/visualization
- ↑ http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/StressManagement/FourWaystoDealWithStress/Four-Ways-to-Deal-with-Stress_UCM_307996_Article.jsp
- ↑ 14,0 14,1 14,2 14,3 http://www.apsu.edu/sites/apsu.edu/files/counseling/COGNITIVE_0.pdf
- ↑ 15,0 15,1 15,2 15,3 15,4 http://psychcentral.com/lib/15-common-cognitive-distortions/0002153
- ↑ https://www.ted.com/talks/brene_brown_on_vulnerability/transcript?language=en
- ↑ 17,0 17,1 http://www.forbes.com/sites/danschawbel/2013/04/21/brene-brown-how-vulnerability-can-make-our-lives-better/
- ↑ 18,0 18,1 18,2 18,3 http://www.forbes.com/sites/groupthink/2013/12/03/5-powerful-exercises-to-increase-your-mental-strength/
- ↑ 19,0 19,1 https://www.psychologytoday.com/blog/inviting-monkey-tea/201304/stop-shoulding-yourself-death-0
- ↑ http://www.willmeekphd.com/developing-self-compassion/
- ↑ http://self-compassion.org/what-is-self-compassion/the-three-elements-of-self-compassion.html
- ↑ http://www.psychologicalscience.org/index.php/publications/observer/2012/march-12/the-price-of-perfectionism.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/shift-mind/201105/the-problem-perfection
- ↑ http://self-compassion.org/the-three-elements-of-self-compassion-2/#3elements
- ↑ http://self-compassion.org/exercise-5-changing-critical-self-talk/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-courage-be-present/201001/how-practice-mindfulness-meditation
- ↑ http://marc.ucla.edu/body.cfm?id=22
- ↑ http://mina.education.ucsb.edu/janeconoley/ed197/documents/sheldonincreaseandsustainpositiveemotion.pdf
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/what-matters-most/201303/what-is-your-best-possible-self
- ↑ http://blogs.psychcentral.com/leveraging-adversity/2014/10/want-to-be-mentally-tough-stop-doing-these-five-things/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/in-flux/201408/how-stop-taking-things-personally
- ↑ 32,0 32,1 http://www.huffingtonpost.com/sahaj-kohli/a-guide-to-building-emotional-strength_b_5586433.html
- ↑ http://www.helpguide.org/mental/mental_emotional_health.htm
- ↑ 34,0 34,1 http://greatergood.berkeley.edu/article/item/how_a_challenging_past_can_lead_to_a_happier_present
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/hide-and-seek/201205/building-confidence-and-self-esteem
- ↑ http://www.forbes.com/sites/womensmedia/2014/10/07/how-you-can-build-your-confidence-and-keep-it/
- ↑ http://www.takingcharge.csh.umn.edu/enhance-your-wellbeing/health/thoughts-emotions/how-do-thoughts-emotions-impact-health
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-living/stress-management/in-depth/exercise-and-stress/art-20044469
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20479481
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/can_giving_thanks_help_heal_from_trauma
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/how_gratitude_can_help_you_through_hard_times
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/topic/gratitude/definition#how_to_cultivate
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/ten_ways_to_become_more_grateful1/
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/topic/empathy/definition#how_to_cultivate
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18365029
- ↑ http://news.harvard.edu/gazette/story/2012/11/meditations-positive-residual-effects/
- ↑ http://www.contemplativemind.org/practices/tree/loving-kindness
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/chaning_our_minds
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/research_digest/do_our_brains_think_some_people_deserve_to_suffer/
- ↑ 50,0 50,1 http://www-psychology.concordia.ca/fac/dugas/downloads/en/Intolerance_of_uncertainty.pdf
- ↑ 51,0 51,1 51,2 51,3 51,4 http://www.anxietybc.com/sites/default/files/ToleratingUncertainty.pdf
- ↑ 52,0 52,1 52,2 http://www.apa.org/monitor/nov05/cycle.aspx
- ↑ 53,0 53,1 http://psychcentral.com/blog/archives/2011/01/20/why-ruminating-is-unhealthy-and-how-to-stop/
- ↑ http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/Assertmodule%202.pdf
- ↑ http://socialwork.buffalo.edu/content/dam/socialwork/home/self-care-kit/exercises/assertiveness-and-nonassertiveness.pdf
- ↑ http://psychcentral.com/lib/9-myths-and-facts-about-therapy/0009331
- ↑ http://www2.nami.org/Content/ContentGroups/Helpline1/Mental_Health_Professionals_Who_They_Are_and_How_to_Find_One.htm
- ↑ http://www.simplypsychology.org/emotion-focused-coping.html
- ↑ 59,0 59,1 59,2 https://www.psychologytoday.com/articles/200308/recovering-trauma
- ↑ https://drkathleenyoung.wordpress.com/2011/06/09/talking-vs-processing-in-trauma-therapy/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-art-now/201404/using-mindfulness-trauma-survivors
- ↑ http://www.ptsd.va.gov/professional/treatment/overview/mindful-PTSD.asp
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/arts-and-health/201203/trauma-informed-expressive-arts-therapy
- ↑ http://www.trauma-informedpractice.com/
- ↑ https://www.uic.edu/classes/psych/psych270/PTSD.htm
- ↑ http://www.apa.org/helpcenter/road-resilience.aspx