Trở nên thông thái

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khổng Tử đã từng nói ra có ba phương pháp để học cách trở nên thông thái: "Một là, bằng sự suy ngẫm, đây là phương pháp cao quý nhất; hai là, bằng cách bắt chước, đây là phương pháp dễ dàng nhất; và ba là, bằng kinh nghiệm, đây là phương pháp cay đắng nhất". Đạt được sự uyên bác, thành tựu đáng giá nhất trong hầu hết mọi nền văn hóa, là một bài học mà bạn cần phải học hỏi suốt đời, phân tích một cách cẩn thận, và hành động một cách chín chắn.

Các bước[sửa]

Học hỏi Kinh nghiệm[sửa]

  1. Nuôi dưỡng tinh thần của người sơ tâm. Bạn có còn nhớ lần đầu tiên mà bạn nhìn thấy xương khủng long trong viện bảo tàng? Hoặc lần đầu tiên bạn được ăn một quả đào khá ngon? Tại thời điểm đó, thế giới của bạn được mở rộng hơn đôi chút và bạn sẽ trở nên khôn ngoan hơn một chút. Khái niệm của Phật giáo về "sơ tâm" đề cập đến cách tiếp cận của người mới bắt đầu tìm hiểu về mọi thức, lắp đầy bởi sự thắc mắc, và không ngừng bị nó thách thức. Đây là trạng thái tinh thần dễ lĩnh hội nhất mà người thông thái sở hữu.[1]
    • Thay vì đoán trước tình huống, hãy học cách mở rộng tâm trí và nói với bản thân rằng "Mình không biết điều gì sẽ chờ đón mình", cách này sẽ giúp bạn có thể học tập và đạt được sự thông thái. Khi bạn không còn giữ những suy nghĩ cứng nhắc của bản thân về con người, sự vật, và tình huống xung quanh, bạn sẽ có thể trở nên khôn ngoan hơn bằng cách vây quanh bản thân với sự thay đổi, với ý tưởng mới, và không nên đặt bất kỳ một người nào bên trên hoặc bên dưới bạn.[2]
  2. Đưa ra nhiều câu hỏi. Quá trình học tập sẽ không dừng lại chỉ bởi vì bạn đã tốt nghiệp phổ thông hoặc đại học, hoặc vì bạn đã có con và sở hữu khác nhiều kinh nghiệm mà bạn muốn dạy cho chúng. Ngay cả khi bạn là giáo viên ở cấp cao nhất, hoặc là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, quá trình học tập của bạn vẫn không kết thúc. Một người thông thái thường thắc mắc về động cơ của họ, thắc mắc về kiến thức được nhiều người biết đến, và yêu thích đưa ra câu hỏi về sự thiếu hiểu biết của mình, bởi vì người khôn ngoan luôn có thể nhận thức được thời điểm phù hợp để học tập.
    • Anais Nin đã tóm tắt sự cần thiết của việc học hỏi như sau: "Cuộc sống là quá trình hình thành bản thân, là sự kết hợp nhiều trạng thái mà chúng ta phải vượt qua. Nơi mà con người chỉ thất bại khi họ chọn một trạng thái nào đó và gắn chặt với nó. Đây là một dạng của cái chết".
  3. Sống chậm lại. Hãy dừng lại ít nhất một lần mỗi ngày để cho phép bản thân nghỉ ngơi và ngừng chạy theo sự hối hả của thế giới. Liên tục bận rộn và không ngừng lo lắng rằng bản thân có thể bị người khác nhìn nhận như thể bạn không phù hợp có thể giúp bạn trở thành một hình tượng hoàn hảo nhưng không thể khiến bạn trở nên thông thái. Hãy dừng lại. Đứng yên. Nhìn nhận những điều mà quan điểm từ tốn mang đến cho bạn.
    • Lắp đầy thời gian của bản thân bằng sự suy ngẫm. Hãy dành thời gian rảnh rỗi cho việc học tập thay vì cho các tác nhân gây xao nhãng. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang lãng phí thời gian cho việc xem truyền hình hoặc chơi game, hãy cố gắng dành một giờ đọc sách để bù đắp cho một giờ mà bạn đã bỏ ra để xem truyền hình, hoặc xem bộ phim tài liệu về thiên nhiên mà bạn luôn muốn xem. Tốt hơn hết là bạn hãy ra ngoài và đi bộ đường dài trong rừng. Chẳng bao lâu thì bạn sẽ trở nên tốt hơn.
  4. Nghĩ trước và nói sau. Trình bày ý kiến của bản thân giữa mọi người hoặc tham gia vào một hoạt động nào đó chỉ bởi vì bạn có khả năng không phải lúc nào cũng là điều quan trọng. Người khôn ngoan không cần phải chứng tỏ sự hiểu biết của mình. Nếu ý kiến của bạn là hoàn toàn cần thiết, hãy trình bày nó. Một câu ngạn ngữ xưa đã từng nêu rằng "Người võ sĩ đạo tài giỏi nhất là người cho phép thanh kiếm của mình gỉ sét trong bao kiếm".
    • Điều này không có nghĩa là bạn nên tránh xa khỏi quá trình giao tiếp xã hội, hoặc không bao giờ lên tiếng. Thay vì vậy, hãy tiếp thu ý kiến của người khác và trở thành một người biết lắng nghe. Đừng chỉ chờ đợi đến lượt mình rồi mới lên tiếng bởi vì bạn nghĩ rằng bạn khôn ngoan hơn mọi người. Đây không phải là hành động của sự thông thái mà chỉ là hành động của tính tự cao.

Bắt chước Sự khôn ngoan[sửa]

  1. Học hỏi từ người hướng dẫn. Hãy tìm người mà bạn kính trọng và người mô phỏng các giá trị và lý tưởng đại diện cho sự thông thái. Bạn nên tìm người thích thực hiện những điều mà bạn cho rằng chúng khá thú vị và quan trọng. Hãy đặt ra các câu hỏi cho họ. Lắng nghe một cách cẩn thận về những điều họ nói vì bạn có thể sẽ học hỏi được khá nhiều từ kinh nghiệm và ý kiến của họ.[3] Khi bạn không rõ một điều nào đó, hãy hỏi xin lời khuyên và sự hướng dẫn từ người cố vấn của bạn; mặc dù bạn không nhất thiết phải đồng ý với tất cả những điều họ nói nhưng họ chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển tư duy của chính mình.
    • Người cố vấn không cần phải là người thành đạt, hoặc là người mà bạn "muốn trở thành". Người thông thái nhất mà bạn biết có thể là một người pha chế chứ không phải là giáo sư toán học. Hãy tìm hiểu cách để nhận thức được sự khôn ngoan ở mọi người.
  2. Đọc mọi thứ. Đọc tác phẩm của triết gia hoặc nhà bình luận xã hội. Đọc truyện tranh. Đọc tiểu thuyết phiêu lưu của Lee Child. Đọc trực tuyến hoặc trên thiết bị di động. Đăng ký thẻ thư viện. Đọc thơ Irish đương đại. Đọc tác phẩm của Melville. Đọc như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó và hình thành ý kiến về những điều bạn đã đọc và trò chuyện với người khác về chúng.
    • Đặc biệt, hãy đọc về lĩnh vực mà bạn quan tâm, cho dù nó có liên quan đến công việc hay sở thích của bạn. Đọc về kinh nghiệm của người khác và tìm hiểu phương pháp mà họ sử dụng để giải quyết những tình huống mà bạn có thể sẽ phải đối mặt.
  3. Chia sẻ với người hướng dẫn. Thật sai lầm khi nghĩ rằng người thông thái là người hiểu biết mọi thứ. Không bao giờ gặp rắc rối với cảm xúc của chính mình, hoặc người khôn ngoan nổi trội hơn đa số mọi người là vì họ vô cảm. Những điều này đều không đúng.
    • Khi bạn cảm thấy buồn bã hay thất vọng về một điều gì đó, bạn sẽ muốn chia sẻ về chúng với người có khả năng hiểu được vấn đề. Hãy vây quanh bản thân bằng những người thông thái luôn sẵn sàng tiếp nhận cảm xúc của bạn, người luôn biết lắng nghe tâm sự của bạn. Nếu bạn cởi mở với họ, họ cũng sẽ cởi mở với bạn.
  4. Luyện tập tính khiêm nhường. Tự “bán mình” có phải là một hành động khôn ngoan hay không? Thế giới kinh doanh và tiếp thị đã thuyết phục chúng ta rằng tự quảng cáo cho bản thân là một điều cần thiết, bởi vì chúng ta đã biến mình thành hàng hóa và chúng ta cần lời chào hàng tốt, và ngôn ngữ trong kinh doanh thường phản ánh điều này. Tuy nhiên, hành động chứng tỏ với bản thân và với người khác rằng bạn giỏi một việc nào đó hoàn toàn khác biệt với hành động phóng đại hàng loạt kỹ năng nằm ngoài vùng thoải mái của bản thân chỉ để theo kịp sự cạnh tranh.
    • Khiêm tốn không có nghĩa là phủ nhận giá trị của bản thân; thay vào đó, nó có nghĩa là trở nên thực tế và chỉ nhấn mạnh những tố chất tốt đẹp và khả năng của bạn. Đổi lại, người khác sẽ biết rằng họ có thể trông cậy ở những tố chất này của bạn.
    • Trở nên khiêm tốn là một hành động khôn ngoan bởi vì nó tạo cơ hội để bản chất thật sự của bạn có thể tỏa sáng. Khiêm nhường cũng sẽ cho mọi người thấy rằng bạn tôn trọng khả năng của họ chứ không phải sợ chúng; sự khôn ngoan trong việc chấp nhận giới hạn của bản thân và liên kết với sức mạnh của người khác để tăng thêm sức mạnh của chính mình là vô hạn.
  5. Luôn có mặt vì người khác. Người thông thái không cần phải sống trong hang động, để râu dài và lầm lũi tại nơi ẩn dật của họ. Hãy trao đổi sự hiểu biết của bản thân với người khác để hướng dẫn họ. Khi bạn trở thành người cố vấn và một người thầy, bạn có thể giúp đỡ người khác học cách suy nghĩ nghiêm túc, trân trọng cảm xúc, yêu thích học tập suốt đời, và tin tưởng ở bản thân.
    • Tránh sử dụng kiến thức như một rào cản để chống lại người khác. Kiến thức là để chia sẻ chứ không phải để cất giấu, và sự thông thái chỉ phát triển một khi bạn tiếp cận ý tưởng của người khác cho dù chúng có đối lập như thế nào với tư tưởng của bạn.

Suy ngẫm[sửa]

  1. Học cách nhìn nhận lỗi lầm của mình. Hành trình khó khăn nhất thường là hành trình yêu cầu bạn phải nhìn vào tâm hồn của chính mình và thành thật về mọi thứ. Hãy cố gắng tìm hiểu niềm tin, ý kiến, và thành kiến mà bạn nuôi dưỡng. Nếu bạn không sẵn sàng để tìm hiểu rõ về bản thân và tìm hiểu cách để yêu mến cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của chính mình thì bạn sẽ khó có thể trở nên thông thái. Hiểu rõ bản thân sẽ giúp bạn có thể phát triển và tha thứ cho bản thân trong suốt hành trình trong cuộc sống.
    • Hãy cảnh giác với bất kỳ lời khuyên giúp tự cải thiện bản thân nào khẳng định rằng quá trình này đòi hỏi bạn phải có "bí mật". "Bí mật" duy nhất để cải thiện bản thân đó chính là bạn cần phải chăm chỉ và kiên trì. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một vài thay đổi nhỏ (đã được chứng thực một cách rõ rệt thông qua sự thành công của lĩnh vực tự lực) nhưng bạn không thể thay đổi sự thật rằng bạn phải tự mình xem xét nội tâm và ngẫm nghĩ về thế giới.
  2. Chấp nhận rằng bạn không thể biết hết mọi thứ. Người thông thái nhất thường là những người nhận thức được rằng họ thật sự hiểu biết rất ít, mặc dù họ đã dành hàng thập kỷ để học tập và suy ngẫm. Bạn càng suy nghĩ nhiều về con người, sự vật, và sự kiện diễn ra xung qunah bao nhiêu thì bạn càng nhận thức rõ ràng rằng có khá nhiều điều mà bạn chưa biết và rằng những điều mà bạn biết chỉ bằng đầu của một cây kim trong số vô vàn kiến thức. Chấp nhận rằng hiểu biết của bạn có giới hạn là chìa khóa để trở nên khôn ngoan.
    • Không nên nhầm lẫn giữa hiểu biết chuyên môn với sự thông thái. Hiểu biết chuyên môn đề cập đến lượng kiến thức cao về một lĩnh vực riêng biệt nào đó, trong khi sự thông thái đề cập đến một khái niệm rộng hơn trong việc nhìn thấy bức tranh to lớn hơn từ khối lượng kiến thức đó, và bình tĩnh đưa ra các quyết định và hành động theo sự dẫn đường của kiến thức.
  3. Chịu trách nhiệm về bản thân. Chỉ có bạn mới biết bạn là ai và chỉ có bạn mới có thể chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của chính mình. Nếu bạn dành nhiều năm trời chỉ để thực hiện những điều đúng đắn theo tiêu chuẩn của người khác thay vì của bản thân, bạn đã từ bỏ quyền được tự chịu trách nhiệm về bản thân mình. Không nên làm công việc mà người khác không nhận ra tài năng của bạn mà hãy tìm kiếm công việc mà người khác có thể nhìn nhận khả năng của bạn. Hãy đi đến nơi khiến bạn cảm thấy thoải mái. Tìm cách để kiếm sống mà không phải hy sinh sự nhân ái, sự chăm sóc và sự quan tâm của bạn. Chịu tránh nhiệm về bản thân, bao gồm học cách để chấp nhận hậu quả xuất phát từ quyết định của chính mình sẽ giúp bạn gia tăng sự khôn ngoan.
  4. Đơn giản hóa cuộc sống của bản thân. Đối với nhiều người, ý nghĩa của cuộc sống được "tạo dựng" từ việc trở nên bận rộn quá mức và phức tạp hóa mọi vấn đề từ công việc đến tình yêu. Sự phức tạp có thể khiến một người nào đó cảm thấy như họ quan trọng và được cần đến nhưng nó không phải là sự thông thái. Thay vào đó, nó là một dạng của tác nhân gây xao nhãng cho bản thân và cho quá trình giải quyết vấn đề quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như suy nghĩ về mục đích của bản thân và về ý nghĩa của cuộc sống. Sự phức tạp khiến chúng ta không thể suy ngẫm, khiến bạn dễ bị tổn thương trước những điều không thể giải thích, và có thể làm bạn suy nghĩ về mọi thứ theo hướng khó khăn hơn bản chất thật sự của chúng. Hãy giữ cho mọi việc đơn giản và sự thông thái của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn có thể sẽ nghi ngờ một số quyết định của chính mình, bởi vì quyết định của bạn chỉ có giá trị như chính lý lẽ của bạn, những lý lẽ mà – theo thời gian – bạn có thể sẽ nghĩ rằng chúng không hề đáng giá. Nhưng nếu bạn không đưa ra quyết định, bạn sẽ không thể đạt được điều bạn muốn. Không có một bài viết nào có thể giúp bạn tìm hiểu về cách để cân bằng các nhu cầu này, điều này hoàn toàn tùy thuộc ở bạn.
  • Chúng ta có thể học cách để trở nên thông thái thông qua ba phương pháp sau: Một là, bằng sự suy ngẫm, đây là cách cao quý nhất; hai là, bằng sự bắt chước, đây là cách dễ dàng nhất; và ba là, bằng kinh nghiệm, đây là cách cay đắng nhất.
  • Nếu bạn sử dụng tư duy để đưa ra quyết định, hãy xem xét điều này: Khi bạn nghi ngờ quá nhiều về lý lẽ của chính mình, sẽ khó để bạn có thể đưa ra quyết định.
  • Hãy suy nghĩ trước khi hành động hoặc nếu không bạn sẽ phải hối tiếc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây