Trở thành người biết lắng nghe

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nghiên cứu cho thấy chúng ta thường chỉ nhớ 25% những gì chúng ta đã nghe. Phát huy khả năng lắng nghe, thực sự lắng nghe, sẽ giúp bạn xây dựng các mối quan hệ bền vững và có một trí nhớ tốt. Hãy xem hướng dẫn sau để trở thành một người biết lắng nghe.

Các bước[sửa]

Lắng nghe một cách Chủ động[sửa]

  1. Hướng sự tập trung vào người nói. Thay vì cho người đối diện biết "Tôi đang không tập trung", hãy nhìn thẳng vào họ. Nhìn vào mắt người nói để thể hiện sự tôn trọng và tập trung.
    • Một số người cảm thấy không thoải mái khi phải "giao tiếp bằng mắt quá nhiều". Hãy nhìn vào khu vực gần mắt, chẳng hạn như nhìn vào phần giữa mắt và mũi là một cách hay để bạn tập quen với việc giao tiếp bằng mắt.[1]
  2. Cho người khác biết bạn đang lắng nghe. Gật đầu để khuyến khích người đối diện tiếp tục nói. Hãy mỉm cười và sử dụng những từ như "vâng" hoặc "đúng rồi" để cho thấy là bạn đang tập trung, đang lắng nghe và muốn người nói tiếp tục.
  3. "Lắng nghe" ngôn ngữ cơ thể.[2] Việc giao tiếp còn được thể hiện thông qua tư thế và điệu bộ. Hãy tập trung vào dấu hiệu mà người ấy truyền cho bạn. Chẳng hạn, câu chuyện về tai nạn giao thông thì không có gì vui, nhưng nếu nó được người nói kể cùng với đôi mắt sáng kèm theo nụ cười toe toét và những cử chỉ điên cuồng, thì đó có nghĩa là một câu chuyện vui.
    • Bên cạnh đó, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn khi đang lắng nghe. Không cười toe toét khi nghe một câu chuyện buồn hoặc ngã người ra ghế và khoanh tay trước ngực vì điều đó cho thấy bạn không để tâm đến cuộc hội thoại và chỉ tập trung vào bản thân. Hãy ngồi thẳng lưng, hướng về người nói và nhìn vào mắt họ.
  4. Tránh bị sao lãng. Cho dù đó là vài lời xã giao với người nào đó, điện thoại hoặc ai đó dễ thương làm bạn không tập trung vào người nói sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn không hứng thú với những gì họ đang nói.
    • Thường thì thay vì lắng nghe, chúng ta hay chờ đến lượt để được nói. Suy đoán những gì người khác muốn nói hoặc chuẩn bị để phản ứng lại trước khi họ dừng lại có nghĩa là bạn chưa thật sự tham gia vào cuộc nói chuyện, bạn chỉ chờ đến lượt của bạn. Hãy chờ đến một thời điểm thích hợp để đưa ra phản hồi của bạn.
    • Làm nhiều việc một lúc khi bạn đang nói chuyện điện thoại thì có vẻ không ảnh hưởng gì nếu người khác không thể thấy bạn, nhưng nó vẫn sẽ làm bạn mất tập trung.
  5. Đừng ngắt lời. Kể cả khi người khác nói những điều mà bạn kịch liệt phản đối, hãy cứ lịch sự. Chờ đến một thời điểm thích hợp để nói lên ý kiến của bạn. Chủ động lắng nghe những ý kiến phản bác của người khác về chủ đề mà bạn đồng tình để có cơ sở đưa ra lý lẽ của bạn.

Cho Ý kiến[sửa]

  1. Tóm tắt hoặc lặp lại ý. Một trong những cách tốt nhất để người khác biết bạn đang lắng nghe là đôi lúc lặp lại những gì bạn vừa nghe. Những câu như "Vậy ý của bạn là…" hoặc "Theo những gì bạn nói thì..." sẽ khuyến khích người nói tiếp tục và để họ thấy rằng bạn đã lắng nghe họ nói. Bạn cũng sẽ cho họ cơ hội được làm rõ những điều mà bạn hiểu nhầm hoặc chuyển ý thành phản hồi của bạn.
  2. Đặt câu hỏi. Một cách khác để lắng nghe chủ động là đặt câu hỏi khơi gợi hoặc hỏi để làm sáng tỏ những thắc mắc. Khi bạn đặt câu hỏi, có nghĩa là bạn muốn nghe câu trả lời, khiến cho người nói cảm thấy thoải mái và "được lắng nghe".
    • Hãy đặt những câu hỏi để người nói cung cấp thêm thông tin: "Bạn học chuyên ngành nào?" sẽ ít thú vị hơn "Những năm tháng ở trường đại học của bạn như thế nào?"
    • Nếu câu chuyện bắt đầu đi vào ngõ cụt, hãy hỏi về những chi tiết cụ thể. Hỏi những câu như "Mọi người ở Paris thế nào?" hoặc "Bác của bạn có thích câu cá không?" sẽ khơi mào cho câu chuyện, mở ra một câu chuyện mới cho người nói.
  3. Sử dụng sự khéo léo. Khi đến lượt bạn đưa ra ý kiến, hãy đặt mình vào vị trí của người nói. Nói lên ý kiến một cách nhẹ nhàng, thẳng thắn, cởi mở và trung thực.
    • Nhắc lại những gì người khác nói hoặc nói những gì mà họ muốn nghe là cách nhanh nhất để thỏa hiệp, nhưng phớt lờ cảm xúc của họ thì vô cùng thô lỗ và khiến bạn trở thành một người không biết lắng nghe.
    • Nguồn gốc của từ "tact" (sự khéo léo) trong tiếng Latin là "touch" (sự tiếp xúc), bạn nên ghi nhớ điều này khi đưa ra ý kiến phản hồi. Sự thân thiết được thể hiện qua những cuộc trò chuyện. Vì người khác tin tưởng nên mới tâm sự với bạn và mong muốn được nghe phản hồi từ bạn nên hãy cư xử đúng mực.
  4. Đưa ý kiến một cách hợp lý. Khi một nhóm bạn đang nói về những câu chuyện hài hước ở trường tiểu học, sẽ rất lố bịch nếu bạn đột ngột đổi chủ đề và nói về việc bạn háo hức như thế nào khi được đi du học hoặc một câu chuyện kỳ lạ bạn vừa xem trên tivi.
    • Bạn không nhất thiết phải nói. Không sao cả nếu bạn không có nhiều điều thú vị để góp vào một chủ đề cụ thể nào đó, nhưng đổi chủ đề để bạn có thể góp lời là thô lỗ và tự đề cao bản thân. Hãy khuyến khích người nói tiếp tục và xem bạn sẽ rút ra được điều gì.

Lời khuyên[sửa]

  • Luôn luôn đặt câu hỏi khi chưa hiểu điều gì đó. Đừng tự suy diễn ý nghĩa hoặc ý định nào đó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây