Phương pháp kỷ luật tích cực/C5.3

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Bốn bước lắng nghe tích cực giúp trẻ khi gặp khó khăn

Bốn bước lắng nghe[sửa]

Bước 1: Phản hồi[sửa]

Phản hồi để xác nhận thông tin bằng cách nhắc lại hoặc tóm tắt nội dung câu chuyện, cảm xúc của người nói. Trẻ cần hiểu rằng bạn đang lắng nghe và hiểu trẻ.

Ví dụ 1:

Người nói: "Con không đi bác sĩ chữa ráng đâu!".

Phản hồi: "Con cảm thấy sợ khi phải đi bác sĩ chữa ráng à"?

Ví dụ 2:

Người nói: "Em rất sợ khi phải trình bày trước lớp"

Phản hồi: "Em thấy sợ khi phải trình bày trước lớp, khi nói trước đông người ư?"

Bước 2: Xác nhận cảm xúc[sửa]

Làm cho người nói thấy được cảm xúc của họ là bình thường, tự nhiên đối với con người. Những trẻ nhạy cảm cần thấy rằng các em không phải là người duy nhất có cảm xúc khó khăn như vậy.

Ví dụ 1: "Nhiều người cũng sợ như vậy. Chữa ráng đúng là khá đau".

Ví dụ 2: "Nhiều người cũng có cảm giác như vậy". "Trước khi làm giáo viên cô cũng có cảm giác như vậy khi phải nói trước đám đông".

Bước 3: Khích lệ[sửa]

Người nghe có nhiệm vụ tìm ra những điểm tốt, điểm mạnh, những lần ứng phó khó khăn thành công trước đây của người nói để khích lệ. Trẻ cần được khích lệ để có thêm sức mạnh.

Ví dụ 1: "Con là một người dũng cảm"; "Con có nhớ lần trước con đã từng...".

Ví dụ 2: "Em có nhớ đã tham gia hát tốp ca lần trước không? Lần đó, em đã rất tự tin trước đông người"

Bước 4: Cùng trẻ tìm giải pháp[sửa]

Sau khi lắng nghe tích cực và làm cho người nói cảm thấy cảm xúc của họ là bình thường (nhiều người khác trong hoàn cảnh đó cũng có cảm xúc tương tự) để họ có thể trở lại trạng thái bình tĩnh và làm cho họ cảm thấy được khích lệ và mạnh mẽ hơn, chúng ta có thể giúp người nói tìm ra cách giải quyết vấn đề của họ.

Ví dụ 1: "Lần sau con sẽ làm gì hay nói gì với bản thân?", "Con đã thử....chưa?"

Ví dụ 2: "Em sẽ nói gì với bản thân?", "Em sẽ chuẩn bị như thế nào?"

Hoạt động[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước chuẩn bị (3 phút) Hỏi: Khi bạn có chuyện buồn, tức giận, khó khăn các bạn thường làm gì? Nếu có ai đó lắng nghe, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Giảm bớt tức giận, căng thẳng, lo lắng?

(Lắng nghe tích cực là một kỹ năng giải quyết các khó khăn, căng thẳng, tức giận, xung đột. Lắng nghe tốt cũng là cách khích lệ trẻ tham gia trao đổi, chia sẻ, giải quyết những vấn đề trong quan hệ cha mẹ-con cái hoặc thầy-trò).

Bước 1 (4 phút) Cách làm giống như hoạt động 1. Cả lớp đứng theo vòng tròn. Một người nào đó chia sẻ câu chuyện của mình. Sau khi chia sẻ xong hãy tung quả bóng mềm cho một ai đó trong nhóm. Người nhận được quả bóng sẽ là người lắng nghe và phản hồi lại nội dung câu chuyện cũng như cảm xúc của người nói trong vòng tròn lớn (bước 1). Hãy àm một số lần như vậy cho tới khi học viên thành thạo.

Ví dụ, người nói: Tôi cảm thấy tức giận khi bố tôi về nhà muộn và sặc mùi rượu. Phản hồi: Bạn cảm thấy tức giận khi cha bạn uống rượu và về nhà muộn?

Bước 2 (5 phút) Khi học viên đã thạo bước 1, chuyển sang bước 2 xác nhận cảm xúc. Trong ví dụ trên, người nghe có thể nói “Nhiều người trong hoàn cảnh của bạn cũng cảm thấy như vậy”. Làm một số lần cho học viên thành thạo.
Bước 3 (5 phút) Khi học viên đã thạo bước 2 xác nhận cảm xúc, chuyển sang bước 3 khích lệ. Người nghe có nhiệm vụ tìm ra những điểm tốt của người nói để khích lệ họ.

Trong ví dụ trên, người nghe có thể nói “Bạn quan tâm đến cha của mình. Bạn là đứa con hiếu thảo”. Làm một số lần cho học viên thành thạo.

Bước 4 (5 phút) Sau khi học viên đã thạo phần khích lệ, chuyển sang bước 4 (bước cuối cùng) là giúp người nói tìm ra cách giải quyết vấn đề của họ.

Trong ví dụ trên, người nghe có thể nói “Bạn có thể làm gì? Bạn sẽ làm gì để giúp cha mình? Bạn đã thử làm.... chưa? “

Kết luận (8 phút) Tóm tắt lại 4 bước của quá trình lắng nghe tích cực để giúp trẻ khi gặp khó khăn, dựa trên phần Kiến thức đề xuất 3.

Kết thúc bằng một bài tập về nhà: Đề nghị mọi người thực hành các bước lắng nghe tích cực con cái, học sinh. Buổi sau trước khi bắt đầu bài mới hãy dành ít phút đề nghị vài người chia sẻ lại cho cả lớp.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này