Trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là một lựa chọn nghề nghiệp tuyệt vời với những ai muốn làm công việc sáng tạo. Đây là một trong số ít lĩnh vực mà độ tuổi và bằng cấp không quan trọng bằng con mắt nghệ thuật, sản phẩm chất lượng và kỷ luật cá nhân. Nhiếp ảnh là một lĩnh vực cạnh tranh cao, vì vậy hãy chuẩn bị tâm lý. Hoàn thiện tác phẩm của bạn và tạo một hồ sơ chứa những bức ảnh xuất sắc nhất.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tập trung vào nhiếp ảnh của bạn[sửa]

  1. Phát triển kỹ năng nhiếp ảnh. Không có “lối đi đúng” hay "lối đi sai" để trở thành nhiếp ảnh gia giỏi. Nhiều người đi học để lấy chứng chỉ, bằng cấp. Người khác lại tin rằng đại học chỉ phí thời gian nếu muốn trở thành nhiếp ảnh gia. Bạn có thể tự học nhiếp ảnh từ sách vở, tự thực nghiệm, hoặc muốn học từ một chuyên gia. Dù lựa chọn của bạn là gì, nếu cố gắng thì bạn có thể đạt được.
  2. Mua thiết bị phù hợp. Loại thiết bị bạn cần còn phù thuộc vào trường phái nhiếp ảnh bạn thực hiện,[1] nhưng bạn cần một hoặc hai thân máy và nhiều loại ống kính để sử dụng cho các tình huống khác nhau. Bạn cần phần mềm chỉnh sửa ảnh chất lượng.[2]
    • Bạn có thể phải bổ sung thiết bị ánh sáng hoặc tự tạo studio tại gia. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chuyên môn nhiếp ảnh của bạn.
  3. Sắm thiết bị vừa đủ. Thiết bị chất lượng là bước quan trọng để có bức ảnh đẹp, nhưng bạn không cần đổ hết tiền túi vào các thương hiệu mới hoặc thiết bị cao cấp trước khi chính thức bắt đầu sự nghiệp. Bạn có thể mua thiết bị đã qua sử dụng nhưng vẫn ở điều kiện tốt, mua mẫu máy ảnh cũ được giảm giá sau khi hãng cho ra mẫu mới, thuê hoặc thậm chí là mượn thiết bị cho tới khi sự nghiệp thành công.[3]
    • Khi cần sắm một bộ máy ảnh, hãy theo dõi các loại thuế để tìm thời điểm thích hợp.
    • Đầu tư vào ống kính thường quan trọng hơn đầu tư vào thân máy do ống kính có thể tái sử dụng khi bạn mua máy ảnh mới và thường cho chất lượng ảnh tốt hơn.
  4. Hiểu biết về máy ảnh. Trước khi đặt mua chiếc máy ảnh đầu tiên, bạn phải hiểu các thiết lập, thông báo lỗi hay trục trặc của máy ảnh. Bạn phải nắm rõ cách thay ống kính. Nếu bạn dò dẫm với thiết bị của chính mình thì nó sẽ làm bạn mất chuyên nghiệp và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
    • Đọc hướng dẫn sử dụng từ đầu đến cuối. Sách hướng dẫn cung cấp cho bạn nhiều chi tiết về chức năng và tính năng của máy ảnh theo cách các nguồn nhiếp ảnh chung không đề cập tới.[4]
    • Để trở nên thành thạo, bạn cần nghiêm tục thực hành tại nhà. Thử nghiệm ánh sáng và bóng đổ, thử nhiều thiết lập khác nhau trên máy, hiểu tường tận về chụp ảnh với các thiết bị có sẵn.[5]
  5. Nghiên cứu công nghệ máy ảnh và mẹo chụp ảnh. Đọc sách, tạp chí, bài viết trên mạng để tìm kiếm thông tin mới nhất về thiết lập máy ảnh, lời khuyên và mẹo chụp ảnh. Việc làm này dạy bạn những cách sử dụng máy ảnh và ống kính mới để chụp ảnh.
    • Cần chắc chắn bạn biết cách sử dụng thiết bị ảnh khác, ví dụ như flash xa hoặc ống kính khác. Nắm được kiến thức về các thiết bị ảnh sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng chụp ảnh rõ rệt.[6]
  6. Học cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa. Ngay cả bức ảnh đẹp nhất cũng cần chỉnh sửa đôi chút. Sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh chất lượng có thể biến một bức ảnh “đẹp” thành “siêu phẩm”.[7] Tuy nhiên, hãy cẩn trọng khi sử dụng hiệu ứng đặc biệt, khách hàng của bạn có thể không thích ảnh bị cách điệu hay chỉnh sửa quá đà.
  7. Tạo hồ sơ hoàn chỉnh. Để được một nhà tuyển dụng không phải là người nhà hay bạn bè chú ý, bạn cần cho họ thấy hồ sơ của bạn. Sử dụng ảnh từ nhiều buổi chụp với chủ đề khác nhau để làm nổi bật phạm vi tài năng của bạn. Đảm bảo rằng hồ sơ của bạn phải có nhiều ảnh, không chỉ 5-10 tấm. Mọi người muốn thấy những tấm ảnh đẹp mà bạn chụp.[8]
    • Nếu muốn hoàn thiện hồ sơ với ảnh chụp mẫu tạo dáng, bạn có thể thuê người mẫu không chuyên của công ty địa phương. Đề nghị in ảnh tặng để thuê người mẫu miễn phí.
  8. Tìm lĩnh vực của bạn. Thử nhiều trường phái ảnh khác nhau trước khi chọn kiểu yêu thích của bạn. Ví dụ, bạn tập trung vào ảnh chân dung, đám cưới, thể thao hay phong cảnh. Tìm lĩnh vực chuyên môn của bạn và coi đây là lợi thế kinh doanh.[8]
  9. Cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn. Có thể bạn muốn chụp những bức chân dung sáng tạo, nhưng khách hàng chỉ cần họ xinh đẹp. [9] Bạn cần ghi nhớ điều này, nhất là khi vừa bắt đầu, bạn cần kiếm tiền. Cách tốt nhất chính là in ảnh và bán cho khách hàng (hoặc in ảnh kỹ thuật số). Khách hàng sẽ muốn mua ảnh in nếu họ thấy thích!

Tạo doanh nghiệp[sửa]

  1. Thực tập cùng một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Nếu bạn là nhiếp ảnh gia nghiệp dư hoặc vừa mới bắt đầu, bạn nên thực tập hoặc học việc với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để hiểu được cách vận hành kinh doanh nhiếp ảnh.[10] Có thể bạn không bằng lòng với cách người hướng dẫn làm kinh doanh, nhưng việc này sẽ cho bạn những ý tưởng không tồi về “bức tranh toàn cảnh” khi làm kinh doanh nhiếp ảnh.
  2. Phát triển “kỹ năng giao tiếp”. Kinh doanh nhiếp ảnh chủ yếu là làm việc với mọi người. Bạn nên làm hết khả năng để giao tiếp với mọi người về tầm nhìn và mục tiêu buổi chụp ảnh của họ, học cách làm những vị khách nổi nóng hay thất vọng bình tĩnh trở lại, và tiếp tục lập lại công việc.[11]
  3. Đặt mục tiêu. Tạo mục tiêu dài hạn. Sau đó, đặt thêm mục tiêu ngắn hạn để tiến gần hơn tới mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn nên được tính toán và có thời gian biểu hoặc thời hạn cụ thể. Ví dụ, mục tiêu ngắn hạn có thể là chụp cho 5 khách hàng trong 3 tháng tới. Điều này giúp bạn đạt được mục tiêu lớn hơn bằng cách lôi kéo khách hàng quen thuộc trong 1 năm.
    • Viết mục tiêu ra giấy. Nghiên cứu chứng minh rằng bạn có nhiều khả năng hoàn thành mục tiêu hơn nếu bạn viết chúng ra giấy.[12]
  4. Lên lịch làm việc. Điều này phụ thuộc phần lớn vào khách hàng nên bạn cần sắp xếp và chuẩn bị. Khi lên lịch làm việc, cân nhắc thời gian cần thiết để hoàn thành buổi chụp và thời gian chỉnh sửa ảnh trước khi trả ảnh cho khách. Mỗi trường phái nhiếp ảnh sẽ yêu cầu thời gian cụ thể khác nhau. Ví dụ, bạn sẽ làm việc chủ yếu vào cuối tuần vào buổi tối nếu chụp ảnh đám cưới.[9]
    • Ghi nhớ rằng mỗi buổi chụp hình bao gồm thời gian di chuyển, thời gian chụp ảnh, thời gian chỉnh sửa, gặp gỡ, v, v. Vì vậy nó không đơn thuần là “buổi chụp hình 1 tiếng”.
  5. Quảng cáo việc kinh doanh. Tạo trang web, làm danh thiếp, liên hệ với địa phương và trao đổi về dịch vụ của bạn với mọi người bạn gặp. Hoạt động tích cực trên mạng xã hội cũng giúp bạn "đánh bóng" tên tuổi. Instagram là cách tuyệt vời để chia sẻ ảnh với nhiều người.
    • Chèn dấu mờ vào ảnh rồi quảng cáo trên mạng. Cho phép khách hàng chia sẻ ảnh có dấu mời bạn chụp trên mạng xã hội, đây chính là cách quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn. Cần đảm bảo sự tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web của bạn ở mức cao để tăng truy vấn tìm kiếm.
  6. “Đồng ý” các cơ hội việc làm mới. Nếu có cơ hội nhưng không nằm trong lĩnh vực của bạn, đừng từ chối bởi vì đây không phải là tình huống yêu thích của bạn. Bạn có thể thích thứ gì đó mà bạn từng nghĩ rằng nó nằm ngoài vùng an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên cảm thấy bị bắt ép làm gì đó chỉ vì hình ảnh của doanh nghiệp.[9]
  7. Kết nối với mọi người. Bạn nên nắm bắt cơ hội tạo dựng quan hệ.[13] Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như ảnh đám cưới, hãy tạo quan hệ với mọi người trong thành phố mà có liên hệ đến đám cưới. Nói chuyện và trao đổi danh thiếp với người tổ chức đám cưới, thợ làm bánh, nhà cung cấp thực phẩm, nhiếp ảnh gia khác, cửa hàng váy cưới, v,v.
    • Chuẩn bị tạo mối quan hệ (một cách chuyên nghiệp) tại sự kiện. Ví dụ, nếu bạn chụp ảnh đám cưới, hãy chụp ảnh đồ ăn và cho nhà cung cấp thực phẩm xem. Có thể họ sẽ dùng ảnh của bạn để quảng cáo cho cửa hàng họ, và đề tên bạn là tác giả.[9]
    • Đi xe buýt, xếp hàng trước cửa hàng, hoặc ngồi cùng bàn ở quán cà phê là những cơ hội tuyệt vời để quảng cáo việc kinh doanh của bạn.[14]
  8. Yêu cầu giới thiệu và tạo dựng khách quen. Nếu có người thích ảnh bạn chụp họ, hãy nhờ họ giới thiệu với bạn bè. Hơn nữa, cố gắng giữ khách quen; nếu bạn chụp ảnh chân dung cho em bé 6 tháng tuổi, hãy liên lạc với gia đình đó sau 4,5 tháng và hỏi xem họ có muốn chụp một bộ ảnh mừng em bé tròn 1 tuổi không. Việc kinh doanh của bạn có thể phát triển nhờ những lời truyền miệng.[11]

Quản lý việc kinh doanh[sửa]

  1. Giữ vững tinh thần. Bạn không thể từ nghiệp dư trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chỉ trong vài tuần.[15] Sẽ mất nhiều thời gian để thành lập và xây dựng việc kinh doanh trước khi kiếm đủ tiền để nuôi sống bản thân. Bạn có thể kiếm thêm nguồn thu nhập khác cho đến khi trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
    • Điều này có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn một thời gian, có thể phải làm việc ngoài giờ liên tục. Ví dụ, nhiều người xếp lịch chụp ảnh gia đình vào cuối tuần, khi bọn trẻ không tới trường.
  2. Sắp xếp tài liệu và tập tin. Trước khi bắt đầu làm việc như nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần có giấy phép kinh doanh và bắt đầu tạo doanh nghiệp. Nghiên cứu yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh tại địa phương và tài liệu bạn cần để hợp pháp hóa danh hiệu nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp .[16]
    • Trao đổi với luật sư doanh nghiệp cho để nghe tư vấn về những thứ bạn cần chuẩn bị. Ví dụ, bạn dự định chỉ kinh doanh nhiếp ảnh, bạn nên mua bảo hiểm doanh nghiệp, bao gồm bảo hiểm thiết bị và bảo hiểm sức khỏe cho bạn và nhân công.[16]
    • Bạn nên tỉ mỉ trong việc lưu trữ hồ sơ. Giữ lại hợp đồng, biên lai, thư điện tử của khách hàng và hóa đơn. Sắp xếp mọi thứ theo cách mà bạn thấy hợp lý (theo tháng, theo tên khách hàng hoặc theo địa điểm) và cân nhắc việc lưu trữ cả bản cứng và bản mềm của những tài liệu quan trọng.
  3. Quản lý tiền bạc. Lập tài khoản ngân hàng, tạo sổ kế toán và cân bằng ngân sách. Hàng tuần, bạn phải ghi chép các giao dịch tiền tệ vào sổ.[14]
    • Bạn cần có đủ tiền tiết kiệm để chi tiêu trong ít nhất 1 năm. Như vậy thì ngay cả khi việc kinh doanh thất bại hay gặp trục trặc, bạn vẫn có đủ tiền trang trải cuộc sống cho tới khi kiếm được việc khác.
    • Giữ lại biên lai của các chi tiêu liên quan đến việc kinh doanh. Kế toán có thể sử dụng biên lai để khấu trừ thuế cho chi tiêu doanh nghiệp.
    • Ghi nhớ rằng (tùy thuộc vào cách thức đăng ký doanh nghiệp) mà thu nhập của bạn có thể bị đánh thuế thu nhập cá nhân; bạn nên cân nhắc việc đóng thuế theo năm.[17]
  4. Thảo hợp đồng. Trước khi đi chụp với khách, hai bên nên trao đổi và ký hợp đồng. Hợp đồng bao gồm mọi khoản chi phí và trách nhiệm của 2 bên. Ví dụ, bạn có chịu trách nhiệm với hình ảnh vô tình bị xóa hay sau khi ký hợp đồng thì đây không còn là vấn đề của bạn.[9]
    • Thuê luật sư soạn thảo hợp đồng nếu muốn an toàn nhất. Tham gia nhóm nhiếp ảnh có thể cung cấp cho bạn cơ hội sử dụng hợp đồng được thảo sẵn từ thành viên khác trong nhóm.[9]
  5. Thiết lập đánh giá. Cân nhắc khoảng thời gian yêu cầu cho mỗi buổi chụp, giá cả mua thiết bị, giá in ấn và làm CD sản phẩm và kinh nghiệm của bản thân. Tránh định giá buổi chụp ảnh quá thấp hoặc quá cao. Hét giá quá cao sẽ làm mất khách, trong khi để giá thấp cũng có thể làm "mất giá" sản phẩm của bạn.[18]
    • Tìm những nhiếp ảnh gia khác ở địa phương và xem họ đưa ra mức giá như thế nào. Sau đó, so sánh kỹ thuật và khả năng của bản thân để định giá.

Lời khuyên[sửa]

  • Bí quyết để trở thành nhiếp ảnh gia thành công và không đánh mất đam mê sáng tạo là làm việc thường xuyên với những dự án cá nhân. Dành thời gian chụp những gì mình thích và nuôi dưỡng đam mê bằng cách thử nhiều kỹ thuật chụp khác nhau. Sự tự tin và chuyên nghiệp sẽ phát triển đồng thời. Điều này đúng với bất kỳ sở thích nào làm kinh doanh.
  • Đầu tư phần mềm chỉnh sửa ảnh tốt trên máy tính. Mặc dù các bước "chỉnh sửa" có thể thực hiện trên chế độ thủ công của máy ảnh trước khi chụp, nhưng khả năng chỉnh sửa ảnh nhanh cũng rất đáng đầu tư.
  • Thận trọng khi được trả tiền để chụp ảnh người khác, bạn cần thực hiện mong muốn của khách hàng chứ không phải nghệ thuật nhiếp ảnh của riêng bạn. Do đó, "khách hàng luôn là thượng đế".
  • Đừng ngại dùng máy kỹ thuật số để chụp ảnh trong thời gian rảnh. Chụp ảnh hàng ngày là hành động lý tưởng, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể đem theo máy ảnh đắt tiền và vướng bận lịch làm việc bận rộn.
  • Khởi nghiệp chậm rãi và đừng mong đợi việc kinh doanh sẽ phát triển nhanh một cách thần kỳ.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ xóa ảnh cho đến khi bạn cố gắng chỉnh sửa bằng phần mềm như Photoshop. Bạn không thể biết được tấm ảnh đó sẽ như thế nào sau khi chỉnh sửa, vì vậy đừng vội xóa ảnh. Quan sát góc độ và quan điểm khác nhau trước khi xóa ảnh.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.thephotoargus.com/freelance/choosing-areas-of-specialization-in-digital-photography/
  2. http://www.theguardian.com/small-business-network/2013/jun/26/starting-photography-studio-business
  3. http://photographyconcentrate.com/10-tips-to-save-money-on-camera-gear/
  4. http://www.outdoorphotographer.com/how-to/tip-of-the-week/top-ten-ways-to-become-a-better-photographer.html#.VTQB1_mjOSo
  5. http://petapixel.com/2013/06/25/how-i-transitioned-from-being-a-hobbyist-to-being-a-pro-photographer/
  6. http://blog.chasejarvis.com/blog/2012/03/how-to-become-a-pro-photographer-in-5-easy-steps/
  7. http://www.creativebloq.com/software/best-photo-editor-51411752
  8. 8,0 8,1 http://www.theguardian.com/small-business-network/2013/jun/26/starting-photography-studio-business
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 9,4 9,5 http://improvephotography.com/1521/20-tips-for-starting-a-portrait-photography-business/
  10. http://www.digitalcameraworld.com/2015/02/02/become-professional-photographer/
  11. 11,0 11,1 http://photographyconcentrate.com/26-things-i-wish-id-known-before-starting-my-photography-business-part-1/
  12. http://www.forbes.com/sites/85broads/2014/04/08/why-you-should-be-writing-down-your-goals/
  13. http://petapixel.com/2013/06/25/how-i-transitioned-from-being-a-hobbyist-to-being-a-pro-photographer/
  14. 14,0 14,1 http://digital-photography-school.com/how-to-know-you-are-ready-to-become-a-professional-photographer
  15. https://jaygoodrich.com/become-a-professional-photographer/
  16. 16,0 16,1 http://digital-photography-school.com/how-to-legally-become-a-professional-photographer/
  17. http://blog.photoshelter.com/2010/03/the-7-common-tax-mistakes-made-by-photographers/
  18. http://digital-photography-school.com/how-to-set-the-price-for-your-photography/

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này