Uống giấm táo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Giấm táo là một loại chất lỏng lên men từ trái táo. Chúng có hàm lượng axit axetic cao và được chứng minh có khả năng cải thiện tình trạng sức khỏe. Uống giấm táo pha với nước khoáng trước khi ăn tối hoặc một tiếng trước khi đi ngủ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cân, và bệnh tim.

Các bước[sửa]

Uống Giấm táo để Giảm cân[sửa]

  1. Mua giấm táo nguyên chất chưa lọc. Loại giấm đã lọc sạch và tiệt trùng bày bán ở siêu thị không có tác dụng như giấm chưa lọc.
    • Giấm táo hữu cơ Bragg là một trong những thương hiệu giấm táo có chất lượng tốt nhất.
    • Giấm chưa lọc chứa cặn lắng có tên gọi "giấm cái", một loại vi khuẩn còn sót lại từ quá trình lên men, tương tự như nấm con giống trong Kombucha (loại trà có đường, được lên men bằng nấm con giống, còn gọi là scoby, có cấu trúc như thạch jelly màu trắng đục). [1]
  2. Uống nước ép trái cây và giấm táo trước mỗi bữa ăn. Pha 1 cốc (237ml) nước bưởi và 2 thìa canh giấm táo. Khuấy đều hỗn hợp.
    • Thay nước ép bưởi bằng nước trái cây tùy theo sở thích của bạn. Tránh uống cocktail nước trái cây chứa nhiều đường, và chọn loại nước ép có nhiều Vitamin C nhằm bổ sung lợi ích đối với sức khỏe.
    • Giấm táo có hương vị mạnh, cho nên bạn cần pha với nước ép để giảm bớt mùi hăng.
    • Axit axetic trong giấm kích thích loại protein tan mỡ.[2]
    • Uống chất lỏng chứa lượng calo thấp và nước trước khi ăn có thể giúp bạn ăn ít hơn.
  3. Làm nước sốt rau trộn bằng giấm táo. Cho 2 thìa canh (30ml) giấm táo vào nước sốt.
    • Để bổ sung thêm lợi ích, tránh sử dụng dầu ăn trong nước sốt.
    • Trộn giấm với rau mùi tây, nước chanh và một tép tỏi bằng máy xay.
    • Bạn nên thường xuyên ăn nước sốt có hàm lượng calo thấp và rau quả tươi trong chế độ ăn uống lành mạnh nhằm giảm mức đường huyết và giảm cân.
  4. Ăn bữa nhẹ với giấm táo để kiềm chế cảm giác thèm ăn.
    • Một nghiên cứu tiến hành trong năm 2005 đã chỉ ra rằng nhóm người ăn giấm cùng với bánh mỳ giúp làm dịu cơn đói lâu hơn những người chỉ ăn bánh mỳ.[3]

Uống Giấm táo để Ngăn ngừa Tiểu đường[sửa]

  1. Cho 2 thìa canh (30ml) giấm táo chưa lọc vào cốc nước rồi uống trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ .
  2. Uống vào mỗi buổi tối để giảm nồng độ glucozơ xuống 4-6 phần trăm sau một đêm.
    • Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấm táo tốt cho người mắc bệnh tiểu đường loại II, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến thuốc insulin.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo nếu bạn đang uống thuốc tiểu đường.[4]
  3. Uống giấm táo trước bữa ăn để giảm insulin và glucozơ tăng đột biến.
    • Pha hỗn hợp 2 thìa canh (30ml) giấm táo, 180ml nước, 60ml nước ép nam việt quất nguyên chất và một ít nước chanh.[5]
    • Những người mắc chứng tiền đái tháo đường hưởng lợi nhiều nhất từ giấm táo. Một số kết quả cho thấy chúng giảm mức đường huyết xuống còn một nửa.[6]

Uống Giấm táo để Cải thiện Sức khỏe Tim mạch[sửa]

  1. Thay nước sốt rau trộn thông thường bằng nước sốt dầu ăn và giấm. Thay thế các loại giấm hằng ngày bằng giấm táo.
    • Những người sử dụng nước sốt dầu giấm cho món rau trộn ít có nguy cơ mắc bệnh tim hơn.
    • Nhân tố góp phần bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng chất béo "lành mạnh" thay cho chất béo bão hòa.
  2. Uống giấm táo với nước, trà hoặc nước trái cây nhằm giảm huyết áp cao, tác nhân gây bệnh tim.
    • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuột phản ứng tích cực với axit axetic.

Lời khuyên[sửa]

  • Giấm táo cũng là sản phẩm tẩy rửa không độc hại tuyệt vời cho gia đình và sản phẩm tươi.
  • Cân nhắc sử dụng giấm táo với khả năng chữa bệnh khác. Thoa giấm lên da có tác dụng khắc phục bệnh nấm da hoặc trị mụn.
  • Pha ngọt nước khoáng giấm táo bằng 1 thìa cà phê (5ml) mật ong hoặc 5 giọt dung dịch hoa stevia.[7]

Cảnh báo[sửa]

  • Không uống giấm táo trực tiếp. Hàm lượng axit mạnh làm ảnh hưởng đến thực quản kèm theo mùi vị khó chịu.
  • Không sử dụng giấm táo để bổ sung kali vì nó có thể làm giảm nồng độ kali. Những người bị viêm khớp hay loãng xương không nên sử dụng giấm táo.
  • Không uống giấm táo nếu bạn mắc bệnh trào ngược axit, ợ nóng thường xuyên hoặc loét dạ dày tá tràng.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Giấm táo chưa lọc
  • Thìa đo lường
  • Nước bưởi
  • Nước ép nam việt quất
  • Nước
  • Mật ong/dung dịch hoa stevia
  • Dầu, tỏi, rau mùi tây và chanh (để làm nước sốt rau trộn)
  • Nước táo

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây