Vượt qua sự chia tay

Từ VLOS
(đổi hướng từ Vượt qua Sự chia tay)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Kết thúc một mối quan hệ tình cảm không phải là chuyện dễ dàng, cho dù đó là quyết định của bạn hay của đối phương. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với cảm xúc đau đớn và muốn giải quyết chúng càng nhanh càng tốt. Có khá nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện để vượt qua nỗi đau và tiến bước, chẳng hạn như viết về cảm giác của bản thân, cho phép bản thân đau buồn, và thận trọng với các mối quan hệ thay thế khác sau khi chia tay. Bạn cần phải biết rằng để vượt qua sự chia tay trong tình cảm đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên trì. Nếu sau một thời gian, mọi việc không trở nên tốt hơn, hãy nhớ rằng bạn luôn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía bạn bè, gia đình, hoặc thậm chí từ chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Các bước[sửa]

Tiến bước[sửa]

  1. Giữ khoảng cách. Ngay cả khi bạn và người yêu cũ quyết định duy trì tình bạn, bạn nên giữ khoảng cách với người ấy sau khi chia tay. Điều này có nghĩa là không gặp gỡ nhau, không quây quần bên người thân của cô ấy/anh ấy, không gọi điện thoại, không gửi email, không gửi tin nhắn, không Facebook, không IM.[1] Bạn không nhất thiết phải mãi mãi ngừng trò chuyện với người ấy, nhưng bạn nên cắt đứt mọi liên lạc cho đến khi bạn hoàn toàn có thể quên đi người yêu cũ của bạn.
    • Nếu cô ấy/anh ấy cố gắng thuyết phục bạn duy trì sự gặp gỡ, bạn nên tự hỏi bản thân một cách thành thật rằng điều đó có đáng hay không. Nếu bạn chỉ muốn hồi tưởng lại quá khứ bằng cách gặp gỡ người yêu cũ, bạn sẽ dễ bị lôi kéo vào tình huống hiện tại và sẽ khó để bạn có thể từ bỏ người ấy.
    • Bạn có thể sẽ cần liên lạc với người ấy để xử lý một vài vấn đề trong cuộc sống chẳng hạn như dọn nhà, ký giấy tờ, v.v., nhưng hãy cố gắng giới hạn nó xoay quanh những điều thật sự cần thiết, và nên nhớ giữ cho cuộc gọi/gặp gỡ ngắn gọn và lịch sự.
  2. Sắp xếp không gian sống của bạn. Chia tay có thể là dấu hiệu cho sự khởi đầu mới. Vì vậy, dọn dẹp và sắp xếp không gian riêng tư của bạn sẽ khiến bạn cảm thấy như được làm mới và giúp bạn sẵn sàng đối mặt với điều mới mẻ đang chờ đợi bạn. Sự bề bộn có thể khiến bạn cảm thấy rối rắm và chán nản, và điều này sẽ chỉ làm tăng mức độ trầm cảm của bạn.[2] Giữ cho bản thân luôn bận rộn bằng việc dọn dẹp không gian sống và quá trình này không đòi hỏi bạn phải sử dụng quá nhiều năng lượng trí não, tuy nhiên, bạn cần phải duy trì sự tập trung để ngăn bản thân không suy nghĩ về nỗi đau.
    • Dọn dẹp phòng của bạn, treo một vài tấm áp phích mới, sắp xếp biểu tượng trên màn hình máy tính. Mặc dù dọn dẹp nghe có vẻ tầm thường, nó chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
  3. Loại bỏ tác nhân kích thích ký ức đau buồn. Nhiều yếu tố sẽ khiến bạn nhớ về người yêu cũ - một bài hát, một mùi hương, một âm thanh, một nơi nào đó. Giữ chúng quanh bạn sẽ khiến bạn khó có thể phục hồi sau một cuộc tay. Loại bỏ tất cả mọi điều khiến con tim bạn nhói đau hoặc buồn bã. Dọn sạch tác nhân kích thích khỏi môi trường sống sẽ tạo nên điều kỳ diệu cho bạn.[3]
    • Nếu bạn sở hữu một vài đồ vật lưu niệm, chẳng hạn như một chiếc đồng hồ hoặc một món đồ trang sức nào đó mà người yêu cũ tặng cho bạn, bạn hoàn toàn có thể giữ chúng. Nhưng trong thời điểm hiện tại, bạn nên cất chúng đi cho đến khi bạn hoàn toàn hồi phục sau cuộc chia tay.
  4. Bước ra ngoài xã hội và thực hiện một điều gì đó. Sau khi kết thúc mối quan hệ tình cảm, bạn có thể cho phép bản thân có một chút thời gian quanh quẩn trong nhà. Nhưng bạn nên nhớ rằng bạn cần phải bước ra thế giới sau khi bạn đã xử lý cảm xúc của bản thân. Lập kế hoạch, đi chơi cùng bạn bè, và vui vẻ! Ban đầu, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy lúng túng đôi chút, nhưng dần dần mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Bước ra khỏi nhà và tiến hành thực hiện hành động nào đó là rất quan trọng bởi vì bạn cần phải phát triển cũng như duy trì mạng lưới xã hội của bản thân sau khi chia tay. Hành động này sẽ giúp bạn tiến bước trong cuộc sống.[4]
    • Không nên cảm thấy như thể bạn cần phải thường xuyên đi chơi với người khác. Bạn có thể giao tiếp với xã hội và thực hiện một điều gì đó và tận hưởng sự tự do trong việc được làm bất kỳ điều gì mà bạn muốn. Đi đến quán cà phê yêu thích của bạn, đi mua sắm, hoặc đi du lịch ngắn ngày.
  5. Cẩn thận trước các mối quan hệ thay thế (rebound relationship) sau khi chia tay. Thông thường, con người thường sẽ nhanh chóng bước vào một mối quan hệ mới sau khi chia tay người yêu cũ; kiểu quan hệ tình cảm này được gọi là quan hệ thay thế (có nghĩa là bạn nhanh chóng tìm một người khác để "lấp đầy chỗ trống" của người yêu cũ). Đây là kiểu quan hệ tình cảm khá phổ biến, tuy nhiên không phải lúc nào cũng là ý hay. Khi bạn bước vào một mối quan hệ tình cảm khác ngay sau khi chia tay với người yêu, bạn có thể chỉ đang cố gắng che giấu cảm xúc tiêu cực của mình bằng sự hào hứng của mối quan hệ mới. Nếu nó không kéo dài, bạn sẽ phải đối mặt với nỗi đau của hai cuộc chia tay cùng một lúc. Bạn nên duy trì tình trạng độc thân cho đến khi bạn hoàn toàn giải quyết cảm xúc của bản thân và vượt qua sự chia tay.[4]
  6. Chăm sóc bản thân. Sau khi chia tay, con người thường ít nỗ lực chăm sóc bản thân mình, nhưng hành động này sẽ không khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn nên chắc chắn rằng bạn chú ý đến nhu cầu cơ bản của sức khỏe tinh thần, thể chất, và tâm hồn. Nếu trước đây bạn không quan tâm chăm sóc bản thân, bây giờ chính là thời điểm phù hợp để bạn bắt đầu. Bạn nên ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, dành thời gian để thư giãn, và tập thể dục thường xuyên để có thể cảm thấy tốt nhất.[5]
    • Sở hữu chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm việc dùng nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, và protein nạc. Tránh xa thức ăn vặt, thực phẩm chứa nhiều đường và nhiều mỡ.[6]
    • Ngủ từ 7 - 8 giờ mỗi đêm. Bạn nên nhớ rằng nhiều người thường ngủ ít hơn 7 giờ hoặc cần nhiều hơn 8 giờ để ngủ mỗi đêm. [7]
    • Tập thể dục trong vòng 30 phút mỗi lần, 5 lần mỗi tuần. Bạn có thể đi bộ 30 phút, đạp xe quanh khu phố, hoặc đi bơi.[8]
    • Thư giãn trong vòng ít nhất là 15 phút mỗi ngày. Bạn nên thử tập thiền, bài tập hít thở sâu, hoặc yoga để có thể thư giãn.[9]

Đối phó với Nỗi đau về mặt Cảm xúc[sửa]

  1. Cần biết rằng đau đớn là chuyện bình thường. Sau khi chia tay, bạn sẽ cảm thấy buồn bã, tức giận, sợ hãi, và các cảm xúc khác. Bạn có thể sẽ lo lắng rằng bạn sẽ cô độc suốt đời hoặc rằng bạn sẽ không thể nào có thể trở nên hạnh phúc. Nhưng bạn nên nhớ nhắc nhở bản thân rằng sau khi chia tay, đây là những cảm xúc khá bình thường và bạn cần phải giải phóng chúng trước khi có thể tiến bước.[5]
  2. Ngừng thực hiện thói quen thông thường trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể sẽ khá cần thiết sau khi chia tay. Nó có thể giúp bạn xử lý cảm xúc và cuối cùng, bạn sẽ có thể trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ đừng thực hiện bất kỳ một hành động nào đe dọa đến các mối quan hệ khác hoặc kế sinh nhai của bạn.[5]
    • Ví dụ, bạn có thể bỏ qua lớp thể dục thông thường trong vòng một tuần mà không cần lo lắng về hậu quả, nhưng bạn không thể nào nghỉ việc một tuần. Sử dụng óc phán xét của bạn và giải thích tình hình cho bạn bè được biết nếu bạn cần phải hủy bỏ một vài kế hoạch trong quá trình hồi phục.
  3. Cho phép bản thân đau buồn trước sự mất mát. Kết thúc một mối quan hệ tình cảm có thể để lại một lỗ hổng khá lớn trong trái tim bạn, và bạn sẽ cần đến khoảng thời gian để được phép đau buồn. Hãy cho phép bản thân được khóc than cho sự mất mát và trải nghiệm nỗi đau mà nó gây nên cho bạn. Nếu không, bạn sẽ khó có thể hồi phục một cách nhanh chóng và tiến bước. Bạn có thể khóc lóc, thét lên, la hét, hoặc bất kỳ một hành động nào mà bạn cần phải thực hiện để loại bỏ cảm xúc tiêu cực của mình.[5]
    • Cố gắng thiết lập thời gian cụ thể cho việc khóc than trước sự mất mát của mối quan hệ tình cảm. Dành một khoảng thời gian cụ thể để đối phó với cảm xúc của bản thân có thể cung cấp cho bạn lối thoát để trút bầu tâm sự trong khi vẫn giúp ngăn bạn không đắm chìm trong cảm xúc của mình.[4]
  4. Vây quanh bản thân bằng những người ủng hộ bạn. Bạn nên vây quanh bản thân bằng những người yêu thương bạn và người giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân. Vây quanh bản thân bằng bạn bè và người thân biết cảm thông vả ủng hộ bạn sẽ giúp bạn cảm thấy như bạn rất đáng giá, và bạn sẽ có thể dễ dàng đứng vững trên chính đôi chân mình khi có những người thân yêu bên cạnh.[5]
    • Không nên ngần ngại khi phải tìm đến sự hỗ trợ của bạn bè và người thân khi bạn cần trò chuyện với một ai đó hoặc cần một bờ vai để khóc.
  5. Tìm kiếm phương pháp lành mạnh để xoa dịu nỗi đau về mặt cảm xúc. Bản năng đầu tiên của bạn có thể sẽ là tìm đến với rượu bia, ma túy hoặc thức ăn để quên đi hoặc xóa mờ nỗi đau của bản thân, nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài dành cho bạn. Khi đối phó với nỗi đau trong cảm xúc, bạn nên tránh xa các biện pháp không lành mạnh. Thay vào đó, hãy tìm kiếm giải pháp để đối phó với nỗi đau theo cách có thể giúp bạn phát triển và hồi phục.[5]
    • Hình thành sở thích mới để giữ cho bản thân luôn bận rộn trong quá trình hồi phục sau khi chia tay. Bạn có thể tham gia một lớp học, câu lạc bộ, hoặc tự học cách để làm một điều gì đó. Theo đuổi sở thích có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân, giúp bạn tránh suy nghĩ về nỗi đau trong một khoảng thời gian ngắn, và giúp bạn xây dựng lòng tự trọng bằng cách phát triển kỹ năng mới.
  6. Xem xét trò chuyện với nhà trị liệu nếu nỗi đau trở nên quá lớn. Nhiều người có thể tự mình vượt qua nỗi đau khi chia tay, nhưng một vài người khác lại không có được khả năng này. Nếu bạn gặp vấn đề với việc đối phó với nỗi đau về mặt tinh thần hoặc nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị trầm cảm như là kết quả của sự chia tay, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt.[5]

Đối phó với Cảm xúc của Bản thân[sửa]

  1. Nhìn lại mối quan hệ của bạn. Xem xét mọi lý do dẫn đến sự chia tay giữa bạn và người yêu cũ. Bạn nên nhớ rằng ngay cả khi cả hai đã có khoảng thời gian vui vẻ bên nhau, bạn vẫn có thể gặp phải nhiều vấn đề. Suy nghĩ về lý do vì sao mối quan hệ của bạn phải đi đến hồi kết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do vì sao bạn cần phải tiến bước. Nó cũng có thể giúp bạn tránh lặp lại lỗi lầm tương tự trong tương lai nếu bạn có thể xác định được những yếu tố góp phần vào sự kết thúc của mối quan hệ. Bạn nên tự hỏi bản thân những điều sau:[5]
    • Mình có phải là người góp phần vào sự kết thúc của mối quan hệ hay không? Nếu có thì mình đã làm gì?
    • Mình có xu hướng lựa chọn một kiểu người nào đó để hẹn hò hay không? Nếu có, họ là người như thế nào? Họ có tốt với mình không? Tại sao có hoặc tại sao không?
    • Mình có gặp phải vấn đề tương tự trong mối quan hệ khác? Nếu có, nguyên nhân nào khiến mình gặp phải vấn đề này? Mình có thể làm gì khác đi đối với mối quan hệ khác trong tương lai?
  2. Viết về cảm xúc của bạn. Bạn có thể viết chúng vào nhật ký hoặc cố gắng diễn đạt chúng dưới dạng thơ ca. Điều quan trọng đó là bạn cần phải thành thật và không nên tự chỉnh sửa sự thật. Một trong những kết quả tốt nhất của hành động viết ra cảm xúc của mình đó chính là đôi khi, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên trước sự sáng suốt bất ngờ mà bạn nhận được khi trút bầu tâm sự của mình trên giấy. Khuôn mẫu sẽ xuất hiện rõ rệt hơn, và sự đau buồn của bạn cũng sẽ vơi đi, bạn sẽ dễ dàng rút ra bài học quý giá về cuộc sống từ trải nghiệm của bạn.
    • Mỗi ngày, bạn nên cố gắng viết về cảm xúc của mình sau khi chia tay cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu mỗi trang nhật ký bằng câu “Đã __ ngày sau khi chia tay và mình cảm thấy _____”. Sau đó bạn có thể trình bày một cách chi tiết hơn về cảm giác của bạn. Sử dụng câu gợi ý này sẽ giúp bạn có thể theo dõi sự tiến bộ trong cảm xúc của bản thân theo thời gian và giúp bạn có thể xử lý tốt những cảm xúc đó.[10]
    • Bạn có thể viết thư cho người yêu cũ, nhưng đừng gửi nó. Thỉnh thoảng, biện pháp này có thể giúp bạn trút bỏ cảm xúc của mình. Tuy nhiên, gửi nó đi không phải là ý hay. Lá thư này là dành cho bạn, vì vậy, bạn có thể viết bất kỳ điều gì mà bạn muốn nói và kết thúc nó. Nó sẽ không giúp ích được gì cho bạn nếu bạn không ngừng nhắc lại sự chia tay, vì vậy, bạn chỉ nên giả vờ rằng đây là lần cuối cùng bạn nói cho người ấy biết về cảm xúc của bạn.
    • Viết một câu chuyện. Suy nghĩ về thời điểm khi bạn bắt đầu mối quan hệ với người đó, và ghi chép về khoảng thời gian này từ đầu đến cuối. Điều này có thể sẽ khá đau đớn, nhưng nó sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn bao quát hơn. Khi bạn viết đến chương cuối cùng, hãy kết thúc câu chuyện bằng một lời ghi chú tích cực và viết vào câu "Hết".
  3. Đối phó với sự tức giận. Cảm xúc giận dữ có thể xuất hiện khi chúng ta bị mang tiếng xấu hoặc bị đối xử không công bằng. Khi bạn không thể liên lạc với người yêu cũ, cách tốt nhất để đối phó với cơn giận đó là thư giãn.[11].
    • Hít thở sâu và tập trung vào việc thả lỏng cơ bắp.[11]. Soft music can often help.
  4. Giữ vững quết định của mình. Nếu bạn là người quyết định chia tay, hãy nhớ rằng tập trung vào khoảng thời gian hạnh phúc mà bạn đã có với người ấy sẽ khiến bạn quên đi lý do vì sao bạn lại chia tay. Tương tự, bạn cũng không suy nghĩ lại về tình hình nếu quyết định chia tay là từ người ấy. Lãng mạn hóa phần tốt đẹp nhất của mối quan hệ và thuyết phục bản thân rằng phần tồi tệ thật ra cũng không quá tồi tệ là hành động khá phổ biến. Bạn không nên thực hiện điều này với bản thân. Bạn nên chấp nhận tình hình và tìm cách để tiến bước.
  5. Nhắc nhở bản thân về phẩm chất tiêu cực của người yêu cũ. Tập trung vào tất cả những điều mà bạn không thích về người yêu cũ có thể giúp bạn vượt qua sự chia tay một cách nhanh chóng hơn. Bạn có thể lập danh sách về hành động mà bạn không thích ở người ấy. Ví dụ, có thể là người ấy thường hay ợ hơi khá to sau khi ăn tối, hoặc tự mình lên kế hoạch mà không tham khảo ý kiến của bạn, hoặc quên ngày sinh nhật của bạn. Lên danh sách tất cả những điều nhỏ nhặt mà người yêu cũ của bạn đã làm và khiến bạn cảm thấy khó chịu. [10]
  6. Xem xét lý do vì sao bạn sẽ trở nên tốt hơn nếu không có người yêu cũ. Ngoài việc nhắc nhở bản thân về tất cả mọi hành động mà người ấy đã làm và khiến bạn khó chịu, suy nghĩ về những điều tích cực của sự chia tay cũng khá hữu ích. Bạn có thể lập một danh sách khác về tất cả các lý do vì sao bạn sẽ trở nên tốt hơn nếu không có người yêu cũ.[12]
    • Ví dụ, có lẽ là người ấy không khuyến khích nỗ lực ăn uống lành mạnh của bạn, vì vậy, bây giờ, bạn hoàn toàn có quyền tuân theo chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe và quan tâm chăm sóc nhiều hơn về bản thân. Hoặc người yêu cũ của bạn không bao giờ muốn bạn làm những việc mà bạn thích, do đó, vào lúc này, bạn hoàn toàn có thể tự do được thực hiện chúng. Lập danh sách mọi lý do khiến bạn trở nên tốt hơn khi chia tay người ấy.

Lời khuyên[sửa]

  • Cần nhớ rằng người ấy cũng có thể đang cố gắng xóa bỏ hình ảnh của bạn khỏi tâm trí. Bạn nên thận trọng với điều này và nên giữ khoảng cách. Nếu bạn đã quyết định không gặp mặt nhau thì bạn nên tuân theo quyết định này: hãy ngừng gặp gỡ nhau.
  • Bạn nên biết rằng bạn hoàn toàn có thể khóc và bộc lộ cảm xúc của bản thân. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn đối mặt với cảm xúc của mình hơn là cố gắng kìm nén chúng.
  • Bạn có thể tiến hành một buổi lễ tượng trung. Con người vẫn thường tổ chức tang lễ để tưởng nhớ người quá cố bị lạc mất xác, và bạn cũng có thể nói lời tạm biệt với mối quan hệ sẽ không bao giờ được giải quyết của bạn theo cách trang trọng một chút. Thu thập toàn bộ những gì nhắc nhở bạn về người ấy và đốt chúng, hoặc tặng chúng cho tổ chức từ thiện. Chuẩn bị sẵn bài điếu văn và đọc to nó.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn nhận thấy rằng bạn có xu hướng kiểm ra MySpace, Facebook, hoặc bất kỳ một tài khoản mạng xã hội nào của người yêu cũ, bạn nên sử dụng chương trình hoặc thiết lập trình duyệt chặn đường dẫn URL đến tài khoản của người ấy. Xóa bỏ tài khoản của người yêu cũ khỏi danh sách bạn bè của bạn cũng khá hữu ích. Ngay cả khi mọi việc đã chấm dứt một cách tốt đẹp, đọc được các bài đăng của người ấy sẽ vẫn gây đau đớn và khó chịu cho bạn.
  • Theo dõi hành vi rình rập hoặc đe dọa, và nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều gì, hãy nhanh chóng báo công an. Người đó có thể chỉ đang gặp khó khăn chứ không gây nguy hiểm cho bạn. Nhưng bạn cũng không nên liều lĩnh. Nếu cần thiết, bạn có thể yêu cầu đưa ra lệnh cách ly (cấm đến gần) hoặc lệnh bảo vệ và gọi công an mỗi khi có sự vi phạm; bạn sẽ phải cần đến những chứng cứ trên giấy tờ nếu hành động rình rập gia tăng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây