Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Vượt qua chứng trầm cảm
Từ VLOS
Nếu bạn bị trầm cảm, việc đó sẽ tồi tệ hơn việc trải qua một tuần hoặc thậm chí một tháng đen tối rất nhiều. Trầm cảm là trình trạng cơ thể suy nhược khiến bạn không thể tận hưởng cuộc sống. Nếu bạn trải qua cảm giác quá đau buồn, cô đơn, thấy cuộc sống vô nghĩa và không thể nghĩ ra điều gì có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn thì có lẽ bạn đã bị trầm cảm. Bạn muốn biết cách để vượt qua chứng trầm cảm và tận hưởng cuộc sống lần nữa, hãy làm theo các bước dưới đây.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận biết Trầm cảm[sửa]
- Hỏi ý kiến bác sĩ. Chỉ có sự đánh giá tổng thể của bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý mới có thể chuẩn đoán liệu bạn có bị trầm cảm hay không. Nhiều căn bệnh và loại thuốc có thể làm bạn xuống tinh thần. Vì thế, bác sĩ của bạn sẽ thực hiện nhiều bài kiểm tra khác nhau, kiểm tra bằng phương pháp thủ công và phỏng vấn để nắm bắt những triệu chứng cơ bản. [1]
-
Chuẩn
đoán
liệu
bạn
có
bị
trầm
cảm.
Để
vượt
qua
chứng
trầm
cảm,
việc
đầu
tiên
là
bạn
phải
chuẩn
đoán
để
biết
liệu
những
điều
đang
xảy
ra
với
bạn
có
phải
là
triệu
chứng
của
chứng
trầm
cảm.
Mặc
dù
chứng
trầm
cảm
biểu
hiện
khác
nhau
ở
từng
người
nhưng
có
một
vài
dấu
hiệu
có
thể
chứng
tỏ
bạn
mắc
chứng
bệnh
này.
Bạn
có
thể
bị
trầm
cảm
nếu:
[2][3]
- Bạn cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, cảm thấy bất lực hoặc tội lỗi mà không có lý do.
- Bạn cảm thấy thất vọng về hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống và không thể đưa ra điều gì giúp bạn thoát khỏi suy nghĩ ấy.
- Bạn cảm thấy thiếu năng lượng và mệt mỏi khi bạn làm bất cứ việc gì.
- Bạn cảm thấy thao thức, khó ngủ vào buổi tối và/hoặc khó thức dậy vào buổi sáng.
- Bạn không còn thấy thích thú khi tham gia hoạt động mà đã từng khiến bạn vui vẻ, như gặp gỡ bạn bè, theo đuổi sở thích hay dành thời gian riêng tư cho bản thân.
- Thói quen đi ngủ có sự thay đổi lớn, như việc mất ngủ, thức dậy vào sáng sớm hay ngủ quá nhiều.
- Bạn mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn quá nhiều mà không thể dừng lại.
- Bạn thấy ở một mình dễ dàng hơn là cố gắng giao tiếp với người khác.
- Bạn liên tục nổi cáu mà không có lý do.
- Bạn nghĩ đến việc tự tử. Nếu bạn có suy nghĩ này, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ ngay lập tức.
-
Tìm
hiểu
nguyên
nhân
có
thể
dẫn
đến
trầm
cảm.
Mặc
dù
y
học
chưa
đưa
ra
một
nguyên
nhân
chính
xác
khiến
con
người
bị
trầm
cảm,
các
bác
sĩ
thường
xem
xét
chứng
bệnh
này
dựa
trên
các
yếu
tố
về
di
truyền,
sinh
học,
tâm
lý
và
môi
trường.
Bác
sĩ
của
bạn
có
thể
đưa
ra
nguyên
nhân
bạn
bị
trầm
cảm
như
dưới
đây:
[4]
- Bạn nghiện ma túy hoặc rượu. Nếu bạn nghiện ma túy hoặc rượu, đó có thể là nguyên nhân khiến bạn trầm cảm. Bác sĩ có thể giúp kiểm tra liệu bạn có bị nghiện không và khuyên bạn nên làm gì sau đó.
- Nguyên nhân do di truyền. Nếu gia đình bạn có người mắc trầm cảm, nguy cơ mắc trầm cảm của bạn sẽ cao hơn. Bạn có thể thảo luận với mọi người để biết liệu có ai trong gia đình bị trầm cảm thậm chí chưa được chuẩn đoán; bạn cũng có thể nói chuyện với bố mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình để xem liệu có ai trong gia đình bị trầm cảm mà bạn không biết. [3]
- Sự mất cân bằng hóc môn. Nếu bạn gặp vấn đề với tuyến giáp hoặc sự mất cân bằng một hóc môn nào đó, đó có thể là nguyên nhân của chứng trầm cảm.
- Một căn bệnh khác. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm tra liệu bạn có mắc bệnh nào đó mà có thể gây ra hoặc dự báo chứng trầm cảm ở bạn, như chứng rối loạn lo âu là rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hoặc thậm chí là rối loạn tinh thần như chứng Tâm thần phân liệt. [3]
- Một tác dụng phụ của loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang uống thuốc để điều trị một căn bệnh nào đó, bác sĩ có thể cho rằng trầm cảm là một trong những tác dụng phụ của thuốc và có thể giới thiệu cho bạn một phương pháp khác có hiệu quả tương đương mà không có tác dụng phụ này. [5]
- Sự thay đổi theo mùa. Một số người bị trầm cảm do sự thay đổi thời tiết theo mùa. Ví dụ, triệu chứng của bệnh có thể kéo dài suốt mùa đông hàng năm. Loại trầm cảm này được gọi là Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD). [6]
-
Nguyên
nhân
do
hoàn
cảnh.
Trước
bài
đánh
giá
tâm
lý,
bạn
có
thể
suy
nghĩ
về
nguyên
nhân
gốc
rễ
của
chứng
trầm
cảm
bằng
cách
nghĩ
về
những
điều
khiến
bạn
tổn
thương
trong
cuộc
sống
hàng
ngày.
Đó
là
cơ
hội
tốt
để
bạn
thấy
rõ
những
điều
đang
xảy
ra
trong
cuộc
sống
của
mình
và
cách
bạn
phản
ứng
với
những
khó
khăn,
chúng
có
thể
là
những
điều
khiến
bạn
cảm
thấy
chán
nản.
Dưới
đây
là
một
vài
nguyên
nhân
có
thể
gây
ra
hoặc
khiến
chứng
trầm
cảm
tồi
tệ
hơn:
- Mất một người bạn hoặc một người yêu quý. Đau buồn khi mất người mà bạn yêu quý là bình thường. Mặc dù vậy, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn sau một khoảng thời gian. Nếu bạn dường như không thể vượt qua sự đau buồn này sau nhiều tháng thì bạn có thể bị trầm cảm.
- Quan hệ tình cảm đổ vỡ hoặc không trọn vẹn. Nếu bạn chia tay hoặc có một quan hệ tình cảm khiến bạn đau khổ, việc đó có thể khiến bạn bị trầm cảm.
- Sự nghiệp không như ý. Nếu bạn cảm thấy rất buồn, ngột ngạt hoặc thậm chí là một người vô dụng trong công việc hiện tại hoặc sự nghiệp của bạn thì công việc có thể là một nhân tố dẫn tới chứng trầm cảm.
- Không được những người xung quanh yêu quý. Nếu bạn sống với hai người bạn cùng phòng phá phách và khó ưa hoặc cảm thấy không vui vẻ trong chính ngôi nhà hoặc ở quê hương của bạn thì môi trường sống có thể dẫn tới chứng trầm cảm ở bạn.
- Vấn đề tài chính. Lo lắng về khoản tiền thuê nhà sắp phải trả hay làm thế nào để tháng tới nhận được lương có thể là một nguyên nhân của chứng trầm cảm nếu bạn liên tục nghĩ về nó.
- Hội chứng "Baby blues" (Trạng thái khóc lóc và ủ rũ sau sinh). Nhiều phụ nữ thường khóc lóc rất nhiều, cảm thấy lo lắng và tâm trạng bất ổn sau khi sinh. Hội chứng này nếu nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng giống như vậy. [7]
-
Nắm
bắt
các
phương
pháp
điều
trị.
Bác
sĩ
sẽ
đưa
ra
cho
bạn
nhiều
phương
pháp
điều
trị
trầm
cảm.
Tùy
theo
tình
trạng
bệnh,
bạn
có
thể
yêu
cầu
kết
hợp
giữa
điều
trị
bằng
thuốc
và
điều
trị
tâm
lý.
Trong
khi
thuốc
có
thể
giúp
làm
giảm
các
triệu
chứng
thì
việc
người
bệnh
hiểu
được
căn
bệnh
của
mình
và
có
những
biện
pháp
tích
cực
để
đương
đầu
với
căn
bệnh
cũng
rất
quan
trọng.
Nhìn
chung
khi
bệnh
còn
nhẹ,
người
bệnh
có
thể
được
chữa
khỏi
bằng
việc
điều
trị
tâm
lý
và
thay
đổi
lối
sống.
[8]
- Điều trị bằng thuốc tỏ ra hiệu quả trong việc trị chứng trầm cảm, thuốc trị trầm cảm bao gồm các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRIs), các chất ức chế serotonin và norepinephrine (SNRIs), thuốc chống loạn thần không điển hình, thuốc chống trầm cảm ba vòng và ức chế monoamine oxidase (MAOIs). [9]
- Một trong những phương pháp điều trị tâm lý được nghiên cứu nhiều nhất là liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT). Phương pháp này được chỉ định để phát hiện và thay đổi những suy nghĩ và cách ứng xử tiêu cực khiến triệu chứng trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Một số phương pháp điều trị hữu hiệu khác đối với chứng trầm cảm bao gồm liệu pháp tiếp nhận và cam kết (ACT), liệu pháp hành vi biện chứng (DBT), liệu pháp tâm động học và liệu pháp quan hệ liên cá nhân. [10]
- Một phương pháp khác áp dụng cho trường hợp trầm cảm nặng (hoặc trầm cảm kèm rối loạn tinh thần) là kích thích bộ não, phương pháp này được gọi là liệu pháp sốc điện. Nó thường được áp dụng trong trường hợp chữa trị bằng thuốc hoặc điều trị tâm lý tỏ ra không có hiệu quả. [11]
-
Viết
nhật
ký.
Viết
nhật
ký
có
thể
giúp
bạn
nói
ra
nỗi
phiền
muộn
và
cảm
nghĩ
của
mình,
giúp
bạn
kiểm
soát
cảm
xúc
của
bản
thân
từng
ngày.
Bạn
có
thể
đặt
mục
tiêu
viết
nhật
ký
ít
nhất
một
lần
một
ngày,
ưu
tiên
viết
vào
buổi
tối
vì
lúc
đó
bạn
có
thể
tổng
kết
tất
cả
những
gì
xảy
ra
với
bạn
trong
ngày.
Nhật
ký
như
một
người
bạn,
lắng
nghe
suy
nghĩ
của
bạn,
giúp
bạn
cảm
thấy
đỡ
cô
độc
hơn
và
nhận
ra
những
gì
khiến
bạn
vui
vẻ
cũng
như
những
gì
khiến
bạn
buồn
lòng.
[12]
- Viết nhật ký cũng giúp bạn tập trung và giúp tâm trí bạn thoát khỏi những nhiệm vụ khiến bạn căng thẳng trong cuộc sống.
Cải thiện Cuộc sống[sửa]
-
Từ
bỏ
những
quan
hệ
không
lành
mạnh
hoặc
gây
ảnh
hưởng
xấu
tới
bạn.
Nếu
ai
đó
khiến
bạn
vô
cùng
đau
khổ
thì
đã
đến
lúc
bạn
từ
bỏ
mối
quan
hệ
đó
để
bản
thân
bạn
không
cảm
thấy
tồi
tệ
nữa.
Nếu
bạn
không
thể
từ
bỏ
người
đó,
ví
dụ
một
người
thân
trong
gia
đình
thì
bạn
có
thể
dành
ít
thời
gian
cho
người
đó
nhất
có
thể.
[13]
- Nếu bạn có một mối quan hệ nào đó khiến bạn khổ sở, hãy nói chuyện nghiêm túc với họ. Nếu bạn cảm thấy đau khổ vì bạn biết chồng bạn đang lừa dối bạn hay người bạn thân lấy trộm tiền của bạn, bạn nên đối chất với người đó và tìm kiếm cách giải quyết vấn đề.
-
Duy
trì
những
quan
hệ
lành
mạnh.
Mặc
dù
bạn
muốn
ở
một
mình
và
tránh
xa
người
khác
nhưng
tâm
trạng
của
bạn
sẽ
tốt
hơn
nếu
bạn
dành
thời
gian
với
mọi
người.
Hãy
tin
cậy
vào
những
người
bạn
và
thành
viên
trong
gia
đình
hay
người
yêu
của
bạn
nếu
bạn
đang
yêu.
Dành
nhiều
thời
gian
gặp
gỡ
những
người
có
thể
giúp
bạn
cảm
thấy
lạc
quan
về
bản
thân
và
cuộc
sống.
Những
người
bạn
tốt
không
những
giúp
bạn
vượt
qua
chứng
trầm
cảm
bằng
việc
chia
sẻ
về
nó,
họ
còn
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
được
yêu
thương
và
giúp
đỡ.
[14]
- Nếu bạn có một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình đã từng mắc chứng trầm cảm, hãy nói chuyện với họ về chứng bệnh và lắng nghe lời khuyên của họ. Chỉ cần chia sẻ với ai đó có cùng vấn đề với bạn cũng có thể giúp bạn cảm thấy đỡ cô độc hơn rất nhiều.
- Nếu bạn đang yêu, hãy dành thời gian cho những giây phút lãng mạn hoặc dành thời gian riêng tư với người yêu của bạn. Hãy nâng niu bản thân và tình yêu của bạn bằng việc tạo ra những khoảng thời gian đặc biệt bên nhau.
- Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Gia đình của bạn sẽ khiến bạn cảm thấy được yêu thương và chia sẻ, vì thế hãy cố gắng dành thật nhiều thời gian cho họ. Nếu gia đình của bạn ở một đất nước khác, hãy dành thời gian gọi điện cho họ nhiều nhất có thể.
-
Tham
gia
những
sự
kiện
và
hoạt
động
mà
bạn
yêu
thích.
[15]
Một
thời
gian
biểu
dày
đặc
sẽ
ép
bạn
phải
năng
động,
tập
trung
và
liên
tục
nghĩ
về
việc
tiếp
theo
trong
danh
sách
công
việc
của
bạn.
Bạn
có
thể
lên
kế
hoạch
cho
từng
ngày
khi
bắt
đầu
một
tuần
mới
hoặc
đơn
giản
là
lên
kế
hoạch
cho
từng
ngày
vào
tối
hôm
trước.
Dù
bạn
chọn
bất
cứ
cách
nào,
bạn
cũng
cần
đưa
ra
mục
tiêu
theo
bảng
kế
hoạch
này.
Dưới
đây
là
một
số
việc
mà
bạn
nên
dành
thời
gian
làm:
- Có những người bạn giúp bạn lạc quan và được chia sẻ.
- Tập thể dục.
- Có sở thích và đam mê của riêng mình.
- Dành thời gian thư giãn, viết nhật ký hoặc thời gian riêng tư.
- Dành thời gian làm điều gì đó có vẻ ngớ ngẩn nhưng khiến bạn cười vui vẻ.
- Các hoạt động ngoài trời. Đừng dành tất cả thời gian của bạn ở trong nhà. Thay vì đó, hãy ra ngoài đón ánh nắng mặt trời hoặc làm bài tập về nhà hàng ngày hoặc đọc sách ở một quán cà phê để cảm thấy đỡ cô độc hơn.
-
Tìm
kiếm
đam
mê
mới.[16]
Bạn
có
thể
không
thích
công
việc
hiện
tại
của
bạn
nhưng
bây
giờ
có
thể
chưa
phải
là
lúc
để
bạn
thay
đổi
công
việc.
Theo
đuổi
một
đam
mê
mới
có
thể
giúp
bạn
cảm
thấy
bạn
có
nhiều
hơn
một
mục
đích
trong
cuộc
sống
và
cho
bạn
một
lý
do
để
bạn
thức
dậy
vào
buổi
sáng.
Đam
mê
có
thể
là
bất
cứ
thứ
gì
mà
bạn
thực
sự
quan
tâm,
thậm
chí
nó
có
thể
không
phải
là
thứ
bạn
giỏi.
Dưới
đây
là
một
số
cách
để
tìm
kiếm
đam
mê
mới:
- Khám phá khả năng nghệ sĩ ở bạn. Đăng ký một lớp hội họa hoặc vẽ tranh màu nước, hoặc làm đồ sành sứ, đồ gốm.
- Thể hiện bản thân thông qua việc viết lách. Hãy thử viết một vài bài thơ, câu chuyện ngắn hoặc thậm chí là chương đầu tiên của một tiểu thuyết.
- Tìm kiếm hứng thú với một ngôn ngữ nước ngoài.
- Khám phá một môn thể thao mới. Tham gia một lớp karate, khiêu vũ hay yoga.
- Khám phá một môn thể thao đồng đội mới như bóng chuyền hoặc bóng đá. Bạn sẽ tìm thấy tình cảm mới khi kết bạn với nhiều người.
- Khám phá tình yêu của bạn dành cho việc đọc sách bằng việc tham gia một câu lạc bộ sách.
-
Hào
phóng
hơn.
Trở
lại
cuộc
sống
hàng
ngày
sau
thời
gian
trầm
cảm
bằng
cách
hào
phóng
với
những
người
bạn
yêu
quý
và
cả
những
người
xung
quanh
bạn.
Nếu
bạn
hào
phóng,
bạn
sẽ
thấy
tự
tin
hơn
và
xây
dựng
được
quan
hệ
tốt
hơn
với
những
người
xung
quanh
bạn.
[17][18]
- Giúp đỡ một người bạn thân. Điều này không có nghĩa là bạn phải làm giúp họ một việc gì đó to lớn - nếu bạn thân của bạn có một tuần căng thẳng, bạn có thể đề nghị đón họ đi ăn trưa hoặc giặt là quần áo giúp họ. Tâm trạng của bạn sẽ tốt hơn khi bạn giúp đỡ họ.
- Làm tình nguyện viên ở thư viện ở nơi bạn sống. Giúp đỡ người lớn và trẻ em khám phá niềm vui của việc đọc sách.
- Làm tình nguyện viên ở một trung tâm dành cho người già, một tổ chức của thanh niên hoặc trung tâm dành cho người vô gia cư và nhận thấy sự khác biệt mà bạn đã tạo ra.
- Làm tình nguyện viên cộng đồng bằng việc làm sạch công viên. Chỉ cần dành thời gian cho thiên nhiên cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. [19]
Tạo Thói quen Lành mạnh[sửa]
-
Cải
thiện
thói
quen
đi
ngủ.
Cải
thiện
thói
quen
đi
ngủ
có
tác
động
mạnh
mẽ
trong
việc
cải
thiện
sức
khỏe
tinh
thần
của
bạn.
[20]
Lập
thời
gian
biểu
cho
giấc
ngủ
phù
hợp
với
bạn.
Dưới
đây
là
một
vài
việc
bạn
có
thể
thực
hiện:
- Đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định hàng ngày. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và dễ đi vào giấc ngủ vào buổi tối cũng như dễ thức dậy vào buổi sáng. [21]
- Nhanh chóng ra khỏi giường. Bật dậy khỏi giường và uống ngay một cốc nước thay vì tắt đồng hồ báo thức và ngủ tiếp năm lần trước khi bạn mò ra khỏi giường.
- Tạo thói quen ngủ nghỉ hợp lý. Thư giãn trong một tiếng trước khi đi ngủ bằng việc tắt ti vi, tắt điện thoại hoặc máy tính bảng, tránh âm thanh ầm ĩ và đọc sách trong giường.
- Hạn chế hoặc loại bỏ cafêin trong thực đơn của bạn, đặc biệt là vào buổi chiều. Cafêin sẽ làm bạn khó ngủ.
- Tránh ngủ trưa lâu hơn ba mươi phút, trừ khi bạn thực sự cần ngủ - nó sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy chệnh choạng và mệt mỏi hơn.
-
Tập
thể
dục.
Ba
mươi
phút
tập
thể
dục
mỗi
ngày
sẽ
có
tác
dụng
lớn
với
sức
khỏe
thể
chất
và
tinh
thần
của
bạn.
Tập
thể
dục
mang
đến
cho
bạn
nhiều
năng
lượng
hơn
và
giúp
bạn
cảm
thấy
khỏe
khoắn
suốt
cả
ngày.
[22][23]
Lên
kế
hoạch
tập
luyện
phù
hợp
với
bạn
và
bám
sát
kế
hoạch
đó.
- Thậm chí đi dạo 20 phút mỗi ngày có thể giúp bạn vừa tập thể dục vừa suy nghĩ.
- Tìm một phòng tập hoặc một người bạn cùng tập. Nó sẽ giúp trải nghiệm của bạn thú vị hơn.
- Đặt ra mục tiêu khi tập luyện. Bạn có thể đặt mục tiêu là 5 km khi tập luyện môn chạy bộ hoặc mục tiêu thực hiện một động tác yoga khó.
-
Cải
thiện
chế
độ
ăn
uống.
Một
chế
độ
ăn
uống
bổ
dưỡng
và
cân
bằng
cũng
có
thể
giúp
bạn
hết
trầm
cảm.
Thậm
chí
nếu
bạn
cảm
thấy
ngon
miệng,
bạn
có
thể
được
cho
phép
ăn
ba
bữa
một
ngày.
Bạn
không
cần
cố
gắng
giảm
cân
hay
bảo
vệ
sức
khỏe
một
cách
thái
quá
khi
bạn
đang
điều
trị
bệnh,
thường
xuyên
ăn
thức
ăn
bổ
dưỡng
sẽ
giúp
cải
thiện
sức
khỏe
thể
chất
và
tinh
thần
của
bạn.
[24]
- Không bỏ bữa — đặc biệt là bữa sáng. Ăn ba bữa một ngày sẽ cung cấp năng lượng bạn cần để bạn lạc quan và tập trung.
- Tăng cường hoa quả và rau xanh vào thực đơn của bạn. Thay thế chúng cho thức ăn nhiều đường hoặc thức ăn rác không có lợi cho sức khỏe.
- Chế độ ăn hàng ngày cân bằng giữa hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá và protêin không mỡ.
- Đôi khi có thể chiều chuộng bản thân một chút. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu đôi khi bạn nhượng bộ với những mong muốn của chính bạn.
-
Suy
nghĩ
một
cách
tích
cực.
Suy
nghĩ
một
cách
tích
cực
giúp
bạn
nhìn
cuộc
sống
và
thế
giới
với
ánh
mắt
tràn
trề
hi
vọng
thay
vì
thất
vọng.
Suy
nghĩ
tích
cực
hơn,
bạn
sẽ
học
được
cách
nhận
ra
những
suy
nghĩ
tiêu
cực
và
nhanh
chóng
loại
bỏ
chúng
bằng
những
suy
nghĩ
tích
cực
bất
cứ
khi
nào.
Để
có
được
suy
nghĩ
tích
cực,
hãy
tìm
ít
nhất
năm
điều
khiến
bạn
cảm
thấy
vui
vẻ
và
hạnh
phúc
mỗi
ngày.
[25]
- Nếu bạn hành động tích cực, bạn sẽ suy nghĩ tích cực. Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống và dành thời gian làm những điều khiến bạn cảm thấy vui vẻ.
- Nếu bạn dành nhiều thời gian hơn nghĩ về những điều khiến bạn mỉm cười và ít thời gian hơn nghĩ về những điều khiến bạn bực mình hoặc những điều bạn không thích, bạn sẽ thấy mình suy nghĩ tích cực hơn.
-
Cải
thiện
ngoại
hình
của
bạn.
Không
vệ
sinh
cá
nhân
là
một
biểu
hiện
thường
thấy
của
chứng
trầm
cảm.[26]
Mặc
dù
bạn
sẽ
không
thể
hết
trầm
cảm
bằng
việc
cải
thiện
ngoại
hình
của
bạn,
tuy
vậy
nếu
bạn
dành
thời
gian
chăm
chút
ngoại
hình
và
vệ
sinh
cá
nhân
hàng
ngày,
bạn
sẽ
cảm
thấy
tự
tin
hơn.
Tắm
gội
và
đánh
răng
hàng
ngày.
- Ăn mặc chỉnh tề khi bạn gặp mọi người dù bạn đang cảm thấy tồi tệ thế nào. Điều này sẽ giúp bạn tự tin và trân trọng bản thân hơn.
- Nếu bạn nghĩ béo phì là một nguyên nhân khiến bạn trầm cảm, hãy đặt mục tiêu cải thiện cân nặng của bạn, điều này sẽ cải thiện tâm trạng và ngoại hình của bạn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/depression/index.shtml
- ↑ http://www.webmd.com/depression/guide/detecting-depression
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.nimh.nih.gov/health/publications/depression/complete-index.shtml
- ↑ http://www.healthline.com/health/depression/causes#Symptoms2
- ↑ http://www.webmd.com/depression/guide/medicines-cause-depression
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seasonal-affective-disorder/basics/definition/con-20021047
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-depression/basics/definition/con-20029130
- ↑ http://www2.nami.org/Content/NavigationMenu/Mental_Illnesses/Depression/Depression_Treatment,_Services_and_Supports.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/basics/treatment/con-20032977
- ↑ http://www.adaa.org/finding-help/treatment/therapy
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/topics/brain-stimulation-therapies/brain-stimulation-therapies.shtml
- ↑ http://www.webmd.com/depression/features/writing-your-way-out-of-depression
- ↑ https://www.uky.edu/hr/sites/www.uky.edu.hr/files/wellness/images/Conf14_ConfrontToxic.pdf
- ↑ http://www.takingcharge.csh.umn.edu/enhance-your-wellbeing/relationships/why-personal-relationships-are-important
- ↑ https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=1546
- ↑ http://psychcentral.com/lib/6-clues-for-finding-your-purpose-and-passion/
- ↑ http://news.health.com/2014/12/02/giving-tuesday-health-benefits-of-generosity/
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/5_ways_giving_is_good_for_you
- ↑ http://www.medicaldaily.com/benefits-ecotherapy-being-nature-fights-depression-improves-mental-health-and-well-being-261075
- ↑ http://www.apa.org/helpcenter/sleep-disorders.aspx
- ↑ http://healthysleep.med.harvard.edu/need-sleep/whats-in-it-for-you/mood
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2014/01/15/3-ways-to-beat-depression-through-exercise/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC474733/
- ↑ http://www.healthywomen.org/content/article/eating-beat-stress-and-depression
- ↑ http://www.psychologytoday.com/articles/200308/depression-doing-the-thinking
- ↑ https://www.washington.edu/counseling/resources/resources-for-concerned-others-family-friends-faculty-staff/additional-resources/depression/