Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Vượt qua việc không thể nhìn bản thân trong gương
Từ VLOS
Sẽ rất khó để soi gương nếu bạn đang gặp rắc rối với sự tự ti. Chiếc gương cho chúng ta thấy hình ảnh phản chiếu của bản thân, và sẽ thật khó để đối diện với hình ảnh đó nếu ta không yêu thương chính mình. Bạn có thể vượt qua sự tự ti này bằng cách thay đổi đôi chút về hành vi và quá trình suy nghĩ.
Các bước[sửa]
Thay đổi suy nghĩ của bạn[sửa]
- Xác định nguyên nhân. Tự hỏi vì sao bạn không thể soi gương. Bạn có làm điều gì trái với giá trị của mình và buồn rầu vì việc đó không? Bạn không hài lòng với vẻ ngoài của bản thân? Bạn phải thành thật với bản thân về điều đang quấy rầy mình trước khi có thể vượt qua chúng.
-
Đánh
giá
hành
động
của
bạn
thay
vì
con
người
bạn.
Điều
quan
trọng
là
bạn
cần
tách
biệt
hành
động
của
bạn
và
con
người
bạn.
Cảm
giác
tội
lỗi
hay
tồi
tệ
về
hành
động
của
bản
thân
cho
thấy
bạn
là
người
tốt
và
hiểu
rõ
mình
đã
mắc
sai
lầm.
Bạn
có
thể
đối
mặt
với
cảm
giác
tội
lỗi
vô
dụng
bằng
cách
chấp
nhận
mình
đã
sai,
rút
ra
bài
học
kinh
nghiệm
và
vượt
qua
điều
đó.[1]
- Cảm giác tội lỗi và hổ thẹn có thể và thường xảy ra cùng lúc. Sự hổ thẹn là cảm giác bạn có khi thấy bản thân tồi tệ, đáng khinh hoặc sai lầm. Để không còn tủi hổ, hãy tránh xây dựng quan hệ với những người không thể nhận ra giá trị con người bạn và củng cố quan hệ với những người nhận ra giá trị bên trong của bạn.[2]
- Thách thức lối suy nghĩ tiêu cực. Thật dễ dàng để cho phép những suy nghĩ tiêu cực làm thuyên giảm sự tự tin ở bạn. Quan trọng là bạn phải tránh chăm chú vào những điều tiêu cực, ngừng chỉ trích bản thân và không bỏ qua những thành tích mà bạn đạt được.[3]
-
Cố
gắng
yêu
thương
bản
thân
hơn.
Tích
cực
hành
động
để
yêu
thương
và
chấp
nhận
bản
thân.
Việc
đó
sẽ
giúp
bạn
tự
nhìn
được
chính
mình
trong
gương.
Có
nhiều
cách
để
bạn
yêu
thương
con
người
mình:[4]
- Viết về điểm mạnh của bạn. Suy nghĩ về những điều mà bạn làm tốt. Bạn có thể là người tử tế, biết cảm thông, hoặc là người chơi thể thao tuyệt vời. Nếu gặp khó khăn khi suy nghĩ về những điểm mạnh của mình, hãy hỏi mọi người xung quanh.
- Trò chuyện với con người tuyệt vời nhất bên trong bạn. Tưởng tượng bạn đang trò chuyện cùng con người tốt đẹp nhất hay lý tưởng nhất bên trong mình. Suy nghĩ về những lời khuyên mà người đó sẽ dành cho bạn. Bạn có thể nhận ra rằng một phần con người bạn cũng có những điều thông minh, tử tế và sâu sắc để chia sẻ cho bản thân.[4]
- Tha thứ cho bản thân. Nếu không thể soi gương bởi bạn đã làm điều khiến mình xấu hổ, hãy cố gắng nhắc nhở bản thân rằng chúng ta đều mắc sai lầm. Mặc dù nói dễ hơn làm, thay vì hành hạ bản thân vì những lỗi lầm trong quá khứ, hãy nghĩ về cách thức tránh lặp lại chúng trong tương lai và bạn có thể sửa chữa hậu quả ra sao.[4]
-
Ngừng
so
sánh
bản
thân
với
người
khác.
Tập
trung
vào
chính
mình
và
cách
thức
cải
thiện
những
điều
quan
trọng
với
bản
thân
thay
vì
nghĩ
"Ồ
nhìn
cô
ấy
kìa,
cô
ấy
xinh
đẹp
hơn
mình
bao
nhiêu,
vì
sao
mình
không
thể
có
vẻ
ngoài
như
vậy?"
Cảm
giác
thấp
kém
hơn
người
khác
liên
quan
chặt
chẽ
tới
sự
hổ
thẹn,
chứng
trầm
cảm
và
lo
âu
xã
hội.[5]
- Để tránh tự so sánh mình với người khác, hãy thử cách sau đây. Giả sử bạn nghĩ rằng ai đó nấu ăn giỏi hơn bạn nhiều, điều này khiến bạn ghen tỵ và cảm thấy bản thân thật tồi tệ. Hãy thay đổi suy nghĩ đó bằng cách tập trung vào những điều mà bạn làm tốt. Sau đó, thay vì so sánh bản thân với người khác, hãy so sánh kỹ năng hiện tại của bạn đã khá hơn so với 2 năm trước ra sao. Tập trung vào quá trình phát triển và cải thiện của bản thân thay vì so sánh bản thân với người khác.
-
Nhớ
rằng
khi
so
sánh
bản
thân
với
người
khác,
chúng
ta
thường
lý
tưởng
hóa
người
đó
theo
những
cách
thức
phi
thực
tế.
Trái
lại,
khi
so
sánh
người
khác
với
chính
mình,
chúng
ta
cũng
không
nhìn
thấy
hình
ảnh
thực
tế
của
bản
thân.
Mọi
người
thường
thấy
một
phiên
bản
có
phần
tiêu
cực
của
chính
họ,
từ
đó
không
tự
khen
ngợi
nhiều
như
mức
họ
xứng
đáng
được
nhận
và
điên
cuồng
tự
phê
bình
trong
trí
não.
Để
giảm
bớt
tác
động
của
hành
vi
này,
bạn
cần
tách
mình
khỏi
hoạt
động
đó
và
tự
khen
ngợi
trong
tư
tưởng
về
những
điều
bạn
đã
làm
rất
tốt.
- Để giảm thiểu tối đa việc so sánh bản thân với người khác, đầu tiên, bạn phải nắm bắt những thời điểm mình có suy nghĩ so sánh. Ví dụ, nếu bạn nghĩ, "Chà, mình muốn có sự nghiệp tuyệt vời như cô bạn của mình." Khi thấy bản thân suy nghĩ như vậy, bạn có thể nói "Mình dám chắc cô ấy đã làm việc rất vất vả để đạt được vị trí như ngày hôm nay. Không biết mình có thể làm gì để phát triển trong sự nghiệp yêu thích." Sau đó, bạn có thể lên kế hoạch hành động để phát triển sự nghiệp theo hướng đúng đắn.
- Nhắc nhở bản thân rằng tất cả mọi người đều đẹp đẽ và cuộc sống là một món quà. Bạn đặc biệt và đẹp đẽ theo cách riêng của mình. Tổ hợp gen và môi trường bạn lớn lên đã hòa hợp để tạo ra bạn, một con người đặc trưng với nhân sinh quan và tính cách khác biệt. Hãy kiểm soát điều này và sử dụng chúng để đem lại sức mạnh cho chính bạn; làm mọi điều với những thứ bạn có, học cách trân trọng chúng và tận hưởng khi được là chính mình.
Thay đổi hành vi của bạn[sửa]
-
Yêu
thương
người
khác.
Hướng
sự
chú
ý
của
bạn
ra
ngoài
thay
vì
vào
trong.
Định
hướng
bản
thân
tập
trung
yêu
thương
và
giúp
đỡ
người
khác.
Việc
yêu
thương
và
giúp
đỡ
người
khác
sẽ
tăng
cường
sự
tư
tin
ở
bạn
và
khiến
bạn
cảm
thấy
tốt
hơn
về
bản
thân.[6][7]
Tình
yêu
này
còn
có
thể
sẽ
được
hồi
đáp,
khiến
bạn
càng
cảm
thấy
tích
cực
và
thoải
mái
hơn
với
chính
mình.[8]
Có
một
vài
cách
để
bạn
quan
tâm
hơn
tới
người
khác.
Bạn
có
thể:
- Mua vé xem phim cho những người xếp hàng mua vé sau bạn.
- Dành thời gian cho một mục đích nhân đạo mà bạn quan tâm.
- Mua một chiếc chăn ấm áp và lành lặn hoặc bữa ăn cho một người vô gia cư.
- Dành thời gian suy nghĩ về những điều khiến một người trở nên đặc biệt đối với bạn. Viết cho người đó một lá thư với nội dung trên và cảm ơn người đó vì đã là một phần cuộc sống của bạn.
-
Cố
gắng
thay
đổi
những
điều
bạn
có
thể
tác
động.
Bạn
có
thể
không
soi
gương
vì
không
thích
vẻ
ngoài
của
mình.
Mặc
dù
thông
thường
vẻ
ngoài
của
bạn
sẽ
luôn
như
vậy,
và
xét
về
mặt
tâm
lý,
điều
quan
trọng
là
bạn
cần
học
cách
yêu
thương
con
người
bên
trong
mình,
trong
một
vài
trường
hợp
bạn
vẫn
có
thể
thực
hiện
một
số
bước
để
tích
cực
thay
đổi
vẻ
ngoài.
- Nếu gặp khó khăn để chấp nhận vẻ ngoài của bản thân và bạn đang thừa cân, hãy thực hiện các bước cần thiết để giảm lượng mỡ trên cơ thể. Thử ăn những bữa ít hơn đôi chút, cụ thể là ít hơn khoảng 10-15% lượng thức ăn bình thường; cố gắng hết sức để tập thể dục đều đặn.
- Nếu không thích vẻ ngoài của mình, hãy thử chỉnh trang lại toàn diện. Mua một vài bộ quần áo mới, cắt tóc, thử một vài loại đồ trang điểm mới. Nhìn mình trong gương và xem bạn thấy sao!
-
Tìm
kiếm
hỗ
trợ
từ
những
người
xung
quanh.
Nếu
những
suy
nghĩ
tiêu
cực
xuất
phát
từ
điều
gì
đó
bạn
làm
hoặc
suy
nghĩ
của
bạn
về
bản
thân,
việc
trò
chuyện
với
người
khác
về
cảm
xúc
của
mình
có
thể
sẽ
có
lợi
cho
bạn.
Hãy
để
cảm
xúc
của
bạn
được
biết
tới
và
điều
này
sẽ
giúp
chữa
lành
những
vết
thương
cảm
xúc.[9]
- Trò chuyện cùng một người bạn về những điều đang quấy rầy bạn. Bạn có thể nhận ra rằng việc trút bớt gánh nặng trong lòng và chia sẻ mọi băn khoăn sẽ giúp ích cho mình.
-
Trò
chuyện
với
chuyên
gia
trị
liệu.
Tìm
chuyên
gia
tâm
lý
trị
liệu
tại
nơi
bạn
sinh
sống
để
giúp
bạn
vượt
qua
từng
vấn
đề.
- Để tìm kiếm chuyên gia trị liệu, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến với cụm từ sau "chuyên gia tâm lý trị liệu (hoặc bác sĩ tâm lý trị liệu) + tên tỉnh thành."
- Tại Hoa Kỳ, bạn có thể tìm chuyên gia trị liệu tại trang trực tuyến sau: http://locator.apa.org/index.cfm?event=search.text
-
Mở
rộng
tư
thế
của
bạn.
Nếu
cảm
thấy
bản
thân
nhỏ
bé
và
không
muốn
nhìn
vào
gương,
hãy
thử
mở
rộng
tư
thế
của
bạn.
Nhiều
nghiên
cứu
cho
thấy
bằng
cách
‘tạo
tư
thế
tràn
đầy
sức
mạnh’
trong
2
phút,
bạn
có
thể
thực
sự
cảm
thấy
mạnh
mẽ
và
tự
tin
hơn.[10]
- Để mở rộng tư thế, hãy ngửa cổ ra phía sau đôi chút, mở rộng vòng tay hoặc đặt tay lên hông, duỗi thẳng hai chân và/hoặc giãn nở ngực.
- Bắt đầu từ những bước nhỏ. Đứng trước gương và tự nhủ bạn sẽ chỉ nhìn hình ảnh phản chiếu của bản thân trong 2 giây. Ngước nhìn gương, nhìn thẳng vào mắt bạn khi đếm tới 2. Khi đã làm được như vậy, hãy tăng thời gian lên 3 giây, sau đó là 4, rồi 5 giây. Đây là liệu pháp tiếp xúc và có thể là kỹ thuật hiệu quả giúp bạn vượt qua những vấn đề âu lo.[11]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2007/11/27/5-tips-for-dealing-with-guilt
- ↑ http://psychcentral.com/search/?Match=1&Terms=shame&x=0&y=0
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/self-esteem/art-20045374
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://psychcentral.com/lib/therapists-spill-12-ways-to-accept-yourself/
- ↑ http://www.brown.uk.com/depression/gilbert.pdf
- ↑ http://www.researchgate.net/profile/Richard_Ryan2/publication/41087502_When_Helping_Helps_Autonomous_Motivation_for_Prosocial_Behavior_and_Its_Influence_on_Well-Being_for_the_Helper_and_Recipient/links/02e7e53274d556c5f8000000.pdf
- ↑ http://www.inderscience.com/info/inarticle.php?artid=55643
- ↑
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/where-science-meets-the-steps/201501/5-ways-silence-shame
- ↑ http://www.ted.com/talks/amy_cuddy_your_body_language_shapes_who_you_are?language=en
- ↑ http://www.psychiatrictimes.com/anxiety/exposure-therapy-anxiety-disorders