Vận động “lật đổ” số pi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Khi nói đến việc tính toán với đường tròn người ta liên tưởng ngay đến số pi. Hằng năm có cả 2 ngày để vinh danh nó là 14.3 hoặc ngày 22.7 vì giá trị của pi là 3,14159... hoặc 22:7.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia toán học cho rằng số lượng ngỡ như hằng số để tham chiếu khi tính toán từ chu vi đến diện tích đường tròn là sai và cần phải thay thế bằng một giá trị khác gọi là “tau”.

Các nhà toán học đã mở đợt vận động để các sách giáo khoa được viết lại để sử dụng tau mà giá trị vào khoảng 6,28, tức là gấp đôi số pi hiện có. Thậm chí nhiều người hăng hái tuyên bố cũng có ngày dành để tôn vinh giá trị tau là 28.6 hàng năm.

Giáo sư toán học Kevin Houston tại Đại học Leeds nói rằng, đã nhiều năm các nhà khoa học nhận ra rằng pi không phải là con số tự nhiên nhất khi chúng ta liên kết đến một đường tròn. Số lượng thích hợp hơn phải là 2pi, hay tau. Trên thực tế tau đã được ứng dụng tính toán trong các phương trình khoa học và kỹ thuật. Ông nhấn mạnh rằng các nhà toán học ngày nay không đo cung đường tròn bằng đơn vị độ mà thường đo bằng radian và cả đường tròn có số đo là 2pi radian. Do vậy khi cần tính một phần tư đường tròn thì người ta phải dùng đến nửa pi hoặc một phần tư của 2pi radian.

Theo báo Daily Mail, tiến sĩ Houston đã sáng tác một đoạn video rồi đưa lên trang mạng YouTube để chứng minh dùng tau tối ưu hơn pi trong nhiều trường hợp nghiên cứu khoa học.

Quay trở lại lịch sử, được biết rằng pi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “perimeter”, có nghĩa là đường tròn và nhà toán học William Jones đã tách chữ cái đầu tiên của từ này để đặt tên cho pi vào năm 1706. Xa hơn nữa thì người Ai Cập cổ đại và người Babylon cũng đã biết giá trị gần đúng của số pi, trong khi đó thì một phiên bản khác cũng xuất hiện trong Kinh thánh.

Có thể xem đoạn video của Kevin Houston nói rằng pi là một con số sai lầm:

Xem thêm[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này