Vai trò của hợp tác đại học và tiến bộ khoa học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vào những những năm đầu của thế kỷ 20, các đại học Đức luôn dẫn đầu thế giới về những công trình nghiên cứu có tính đột phá trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên đặc biệt là Vật lý và Hóa học. Cũng chính vì thế Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển cũng đã từng phải thường xuyên xướng tên các nhà khoa học Đức trong các lễ công bố giải thưởng Nobel. Tương tự như vậy, thung lũng Silicon đã trở thành cái nôi của những công nghệ tiên tiến và đại học Chicago (Hoa Kỳ) trở thành trung tâm của các giải Nobel kinh tế.

Càng về sau, xu hướng "tập trung hóa" không còn nữa. Kết quả của sự phân tán đóng góp khoa học trên thế giới và đặc biệt là tại Mỹ này bắt nguồn từ đâu? Câu hỏi này được Jones cùng các đồng nghiệp tại ĐH Northwestern và ĐH California giải đáp sau một nghiên cứu thống kê hơn 4 triệu công trình khoa học công bố trong 30 năm qua. Trong các công trình đó, xu hướng hợp tác ngày một tăng. Các bài báo đơn tác giải hay/và được tiến hành tại một cơ sở nghiên cứu đơn lẻ ngày càng ít đi, thay vào đó là các công trình do nhiều nhóm tác giả từ nhiều cơ sở nghiên cứu cùng đóng góp. Các công trình do hợp tác giữa các đại học lớn và tương đương về tiềm năng khoa học thường có hệ số ảnh hưởng và đóng góp khoa học công nghệ lớn hơn. Xu hướng hợp tác này ngày càng thể hiện rõ.

Đây thực sự là thách thức đối với những đại học chưa có vị thế trong nền khoa học thế giới tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới.

Tóm tắt nghiên cứu[sửa]

Multi-University Research Teams: Shifting Impact, Geography, and Stratification in Science (Science 21 November 2008: Vol. 322. no. 5905, pp. 1259 - 1262)

This paper demonstrates that teamwork in science increasingly spans university boundaries, a dramatic shift in knowledge production that generalizes across virtually all fields of science, engineering, and social science. Moreover, elite universities play a dominant role in this shift. By examining 4.2 million papers published over three decades, we found that multi-university collaborations (i) are the fastest growing type of authorship structure, (ii) produce the highest-impact papers when they include a top-tier university, and (iii) are increasingly stratified by in-group university rank. Despite the rising frequency of research that crosses university boundaries, the intensification of social stratification in multi-university collaborations suggests a concentration of the production of scientific knowledge in fewer rather than more centers of high-impact science.

26.11.2008. Nguyễn Bá Tiếp, các bài khác

Liên kết đến đây