Vai trò của hiểu và biết trong hoạt động của hệ thần kinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Người Việt nam có thói quen sử dụng từ láy hoặc từ ghép. Các từ này được tạo ra bằng cách lặp từ, các từ biến thanh, các từ khác âm cùng nghĩa, v.v...Cách nói này làm cho ý nghĩa câu nói thay đổi, câu nói trở nên nhẹ nhàng hơn hoặc nhấn mạnh được ý nghĩa. Nhưng có nhiều trường hợp việc sử dụng cách nói này làm mất đi ý nghĩa của các từ, ví dụ từ xá trong đường xá, phố xá đã không còn có nghĩa “một con đường” nữa mà chỉ còn là một từ phụ trợ. Tương tự, chữ hại đã không được hiểu đúng khi nó được ghép với chữ độc, nó bị hiểu là một thành phần độc trong khi nguyên lý tác dụng của nó lên cơ thể sinh vật là ngược lại với chất độc. (Xem:Ý nghĩa triết học của mối quan hệ đặc biệt giữa vật chất và năng lượng). Chữ hiểu và chữ biết được được sử dụng cùng với nhau thành cụm từ hiểu biết. Mặc dù có nhiều lúc hai chữ này không đi cùng nhau nhưng việc thường xuyên ghép chúng lại với nhau đã làm cho ý nghĩa riêng của từng chữ không còn đầy đủ, chúng không được phân biệt rõ ràng với nhau. Sự không phân biệt rõ này có thể dẫn đến việc sử dụng chúng không hợp lý hoặc phát huy ý nghĩa của chúng. Vấn đề này cho thấy ảnh hưởng không nhỏ của việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và trong tư duy. Tác giả không đi sâu phân tích vấn đề này về phương diện ngữ nghĩa (đã có các nhà ngôn ngữ làm việc này) mà tiếp cận vấn đề trên phương diện sinh học liên quan đến hai từ hiểu và biết. Bài viết này nằm trong hệ thống loạt bài nghiên cứu về hoạt động của hệ thần kinh.

Để có thể có sự hiểu và biết về một đối tượng nào đó thì yêu cầu trước tiên là đối tượng phải được ghi nhớ trong hệ thần kinh, sau đó là sự tổ chức, sắp xếp, liên kết các điểm ghi nhớ về đối tượng. Sự ghi nhớ có hai dạng: ghi nhớ bản năng và ghi nhớ mới. Ghi nhớ bản năng có trong tất cả các loài động vật có hệ thần kinh. Ghi nhớ bản năng là các ghi nhớ được truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau thông qua hệ thống di truyền. Ghi nhớ bản năng là các ghi nhớ đảm bảo sự sinh tồn cho cá thể và cho loài. Nhớ ghi nhớ bản năng giúp cho động vật tìm được đúng loại thức ăn, trốn tránh nguy hiểm. Ghi nhớ bản năng thể hiện rõ và phát huy tác dụng trong các loài động vật mà con non mới sinh không có sự chăm sóc, dạy dỗ và bảo vệ của cha mẹ, chúng tự biết tìm loại thức ăn phù hợp với chúng, phản ứng trốn chạy hay phòng vệ trước những đe dọa, những nguy hiểm mà không biết những nguy cơ đó có thực sự đe dọa tới sự tồn tại của chúng hay không và không có phản ứng trước những món ăn, những mối nguy hiểm thực sự được che đạy dưới một vỏ bọc nào đó. Sự ngụy trang của nhiều loài sinh vật đánh lừa được ghi nhớ bản năng.

Ghi nhớ bản năng giúp cho động vật nhận biết một số đối tượng nào đó. Các tế bào ghi nhớ bản năng được kích hoạt bởi kích thích đến từ các tế bào thần kinh cảm giác tương ứng. Hoạt động thần kinh dựa vào ghi nhớ bản năng là các phản xạ không điều kiện, nói cách khác, phản xạ không điều kiện là phản xạ được thiết lập từ mối liên kết trực tiếp giữa tế bào thần kinh cảm giác với tế bào ghi nhớ. Sự liên kết trực tiếp giữa tế bào ghi nhớ với các tế bào cảm giác giúp cho việc hiển thị đối tượng đã biết. Như vậy, biết là phản xạ không điều kiện. Các tế bào ghi nhớ đối tượng mới có liên kết trực tiếp với một các tế bào thần kinh cảm giác cũng hoạt động theo phương thức này. Nếu các tế bào cảm giác thuộc các cơ quan khác nhau liên kết trực tiếp với một hoặc nhiều tế bào ghi nhớ về cùng một đối tượng thì tế bào ghi nhớ có thể được kích hoạt bởi kích thích riêng rẽ từ các tế bào cảm giác. Điều này xảy ra khi đối tượng có nhiều thành phần có thể tác động lên các cơ quan cảm giác khác nhau của cơ thể nhưng có chung tế bào ghi nhớ.

Các đối tượng trong tự nhiên rất đa dạng, mỗi đối tượng có thể chứa đựng rất nhiều yếu tố, chi tiết khác nhau, sự thể hiện các yếu tố đó trong những lần tác động lên hệ thần kinh cũng không đầy đủ và đồng thời khiến cho sự ghi nhớ của hệ thần kinh về đối tượng khó hoặc không phản ánh đúng về đối tượng, điều này dẫn đến sự nhầm lẫn trong nhận biết và sai lạc trong hoạt động thần kinh. Để khắc phục, sự tiến hóa đã cho hệ thần kinh của nhiều loài động vật khả năng ghi nhớ mới và sự liên kết ghi nhớ. Sự ghi nhớ mới hình thành trong qua trình sinh trưởng của các loài, các cá thể có và còn khả năng ghi nhớ. Sự ghi nhớ mới giúp cho hệ thần kinh ghi nhớ được các đối tượng mới có ảnh hưởng đến sự sinh tồn, trên cơ sở đó hệ thần kinh sẽ định ra các ứng xử phù hợp với từng đối tượng. Ứng xử phù hợp làm tăng cơ hội sinh tồn và phát triển cho từng cá thể và cho loài trong môi trường sống và đặc biệt hữu ích trong môi trường sống mới (nơi có nhiều đối tượng mới), đây là ưu thế vượt trội của ghi nhớ mới so với ghi nhớ bản năng. Quá trình tiến hóa đã đẩy khả năng ghi nhớ mới lên mức rất cao trong bộ não của con người. Khả năng ghi nhớ rất cao đó khiến hệ thần kinh không chỉ ghi nhớ những đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến đến sự sinh trưởng (những đối tượng được chú ý hay ghi nhớ chủ động), mà còn ghi nhớ các đối tượng khác không hoặc chỉ có ảnh hưởng gián tiếp (những đối tượng không được chú ý hay ghi nhớ thụ động), ghi nhớ được đối tượng không chỉ ở dạng tĩnh, mà còn ghi nhớ được sự vận động của đối tượng. Để đảm bảo khả năng sinh tồn cao nhất, nhiều loài động vật còn dùng phương thức ghi nhớ cưỡng bức (dạy dỗ, rèn luyện, khuyến khích, bắt buộc). Sự ghi nhớ mới không chỉ được thực hiện bởi kích thích từ các tế bào thần kinh cảm giác, mà còn từ các kích thích từ các tế bào ghi nhớ mới trước đó hoặc là sự kết hợp của nhiều kích thích đến từ nhiều tế bào thần kinh đang hoạt động tạo nên sự ghi nhớ mới thức cấp. Phương thức ghi nhớ này giúp cho hệ thần kinh ghi nhớ được những đối tượng phức tạp, có nhiều thành phần, nhiều chi tiết và có sự tác động khác nhau sau mỗi lần tác động, các thành phần, các chi tiết của đối tượng chưa xuất hiện trong những lần tác động trước sẽ được hệ thần kinh bổ xung vào hệ thống ghi nhớ chứ không ghi nhớ đối tượng ở dạng là đối tượng mới. Phương thức ghi nhớ này giúp cho các chi thiết, các thành phần của đối tượng mặc dù không được ghi nhớ cùng nhau nhưng vẫn có thể được kích hoạt để hiển thị ở mức cao nhất đối tượng. Sự hiển thị này là biểu hiện hiểu của hệ thần kinh về đối tượng và là khía cạnh sinh học của hiểu thông qua phương thức ghi nhớ của hệ thần kinh. Hiểu phân biệt với biết ở chỗ biết ghi nhớ đối tượng bằng kích thích trực tiếp từ các tế bào thần kinh cảm giác, còn hiểu ghi nhớ đối tượng bằng sự kết hợp giữa kích thích đến từ các tế bào thần kinh cảm giác và các tế bào ghi nhớ về các thành phần, các chi tiết trước đó của cùng đối tượng hoặc của các đối tượng khác. Trong một số trường hợp, sự ghi nhớ mới còn không cần kích thích từ các tế bào thần kinh cảm giác mà hệ thần kinh tự động bổ xung các thành phần, các chi tiết còn thiếu của đối tượng bằng cách lấy các thành phần, các chi tiết đó của đối tượng khác để lắp chỗ thiếu đó. Sự bổ xung này là sự tự hiểu hay tự nhận thức. Lượng thông tin mà biết ghi nhớ về đối tượng không vượt quá lượng thông tin do đối tượng cung cấp, còn hiểu có thể ghi nhớ vượt quá dựa trên khả năng liên kết thông tin. Để thực hiện được những việc này, hệ thần kinh cần có khả năng tạo được các mối liên kiến giữa các điểm ghi nhớ. Nếu không có sự liên kết này thì chỉ có các tế bào thần kinh ghi nhớ mới có liên kết trực tiếp với các tế bào thần kinh cảm giác được kích hoạt khi có yêu cầu hoạt động thần kinh, còn các tế bào ghi nhớ khác về đối tượng là không, đối tượng không được hiển thị đầy đủ và nếu trong các thành phần không được hiển thị này có các yếu tố có tác động tiêu cực thì hoạt động thần kinh sẽ không có kết quả hoặc kết quả xấu. Đây là biểu hiện và hậu quả của biết mà không hiểu. Biết đơn giản chỉ là sự chuyển hóa các tế bào thần kinh để ghi nhớ, còn hiểu là sự tổ chức, sắp xếp và liên kết các tế bào ghi nhớ. Muốn hiểu thì trước hết là phải biết, là phải có các đầu mối cho sự hình thành liên kết. Biết là tiền đề cho hiểu. Hiểu làm cho biết rõ ràng hơn, đúng đắn hơn. Hiểu quan hệ với biết nhưng mối quan hệ này không phải là tuyến tính. Nguyên nhân của mối quan hệ không tuyến tính này nằm ở khả năng thiết lập các liên kết giữa các tế bào thần kinh.Thông qua các mối liên kết, các tế bào ghi nhớ mới có thể được kích hoạt từ rất nhiều nguồn kích thích khác nhau và sự kích thích này là phản xạ có điều kiện và các phương thức hoạt động cao cấp (nếu có) của hệ thần kinh. Phản xạ có điều kiện là sự thiết lập và kích hoạt sự ghi nhớ mới từ ít nhất là hai cơ quan cảm giác, hoạt động sáng tạo là sự thiết lập và kích hoạt sự ghi nhớ mới từ ít nhất một cơ quan cảm giác kết hợp với một sự ghi nhớ trước đó, còn hoạt động trí tuệ là sự thiết lập và kích hoạt sự ghi nhớ mới từ ít nhất hai sự ghi nhớ trước. Khi sự kích hoạt từ bên ngoài là không đầy đủ thì sự kích hoạt bên trong sẽ giúp cho đối tượng được nhận biết rõ hơn. Tắc kè sẽ không nhận ra con mồi nếu nhìn thấy chỉ riêng cái đầu của con mồi, con người có thể nhận ra con châu chấu chỉ với một chiếc cánh. Tắc kè đã không hiểu đằng sau sự che khuất là thân hình con mồi cho nên nó bỏ qua bữa tiệc, con người nhận ra châu chấu bởi không chỉ sự kích thích đến từ chiếc cánh đã kích hoạt sự ghi nhớ về toàn bộ con châu chấu, mà còn kích hoạt sự ghi nhớ về một số những con có cánh khác để so sánh, phân biệt. Phương thức hoạt động càng cao thì số đối tượng có thể được kích hoạt càng nhiều (tất nhiên là các đối tượng phải được ghi nhớ trong hệ thần kinh). Như vậy hiểu giúp cho hệ thần kinh nhận ra đối tượng với một lượng thông tin cần thiết nào đó, còn biết chỉ nhận ra đối tượng với đầy đủ thông tin. Trong phương thức hoạt động trí tuệ và tự nhận thức thì đối tượng còn có thể được nhận ra khi hệ thần kinh chưa có một thông tin nào về đối tượng trước đó. Khả năng này giúp hệ thần kinh nhận rõ đối tượng và hiểu vấn đề rất nhanh mà không cần có nhiều thông tin về đối tượng. Trong nhiều trường hợp sự liên kết với rất nhiều ghi nhớ từ các đối tượng khác nhau còn dẫn đến cách nhìn nhận, cách hiểu khác nhau giữa các hệ thần kinh về cùng một đối tượng , có cách nhìn nhận và hiểu đúng với những cái vốn có của đối tượng, nhưng cũng có cách hiểu sai lạc, gán cho đối tượng những cái mà đối tượng không có hoặc không thuộc về đối tượng, có trường hợp sự liên kết đó còn dự báo được sự xuất hiện của đối tượng mới. Hiểu cung cấp khả năng nhận ra nhiều đối tượng hơn mới hơn biết do có nhiều mối liên kết được thiết lập giữa các tế bào hoặc nhóm tế bào ghi nhớ về nhiều đối tượng khác nhau (liên kết ngang), còn trong trường hợp hệ thần kinh chỉ tạo được các liên kết trong một đối tượng (liên kết đọc, xem: Vai trò của liên kết ghi nhớ trong hoạt động thần kinh thì hiểu chỉ có tác dụng giúp cho hệ thần kinh nhận rõ và đúng đối tượng hơn biết. Biết có thể nhận nhầm, nhận sai đối tượng khi thiếu thông tin. Hiểu có thể khắc phục được tính thiếu thông tin này và do đó nâng cao hiệu quả hoạt động thần kinh. Hiểu là một bậc tiến hóa của sinh giới trong lĩnh vực hoạt động thần kinh.

Số lượng các đối tượng mà mỗi cá nhân được hoặc phải tiếp xúc hàng ngày và trong cả cuộc đời là rất nhiều. Con số này còn phải nhân lên rất nhiều lần khi trong mỗi đối tượng lại có thể hàm chứa rất nhiều thành phần, nhiều chi tiết khác nhau và các thành phần, các chi tiết có những mối quan hệ hay liên kết với những mức độ nào đó. Các đối tượng khác nhau cũng có thể có những mối liên hệ gần hoặc xa, lỏng lẻo hay bền chặt. Đặc biệt hơn, có những đối tượng chỉ được thể hiện thông qua các đối tượng khác, chúng không thể nhận biết được bằng trực quan hay kiểm chứng được bằng thực nghiệm, chúng ẩn trong các đối tượng khác như bản chất ẩn trong hiện tượng, ý thức nằm trong hành vi, hiểu thể hiện ra bên ngoài bằng biết,...thậm trí chúng còn bị thể hiện sai như hiện tượng phản ánh sai bản chất, hành động không đúng với suy nghĩ, lời nói không đi cùng với việc làm (nói một đằng làm một nẻo). Có nhiều đối tượng khác nhau nhưng biểu hiện bên ngoài giống nhau như chất độc và chất hại đều có thể làm chết sinh vật nhưng nguyên lý tác dụng lại ngược nhau, hoặc cùng tác dụng tẩy rửa, nhưng axit và kiềm tác động theo hai cách khác nhau. Nếu không có hiểu thì các đối tượng này sẽ không thể được nhận ra hoặc bị quy về cùng một dạng. Do các đối tượng có thể phân tích được ra các thành phần, các chi tiết, các mối liên hệ, các đặc điểm, các tính chất, các trạng thái v.v...gọi chung là các yếu tố, thì các yếu tố đó, dù nhỏ nhất, đơn sơ nhất cũng là một đối tượng ghi nhớ của hệ thần kinh. Điều này đòi hỏi hệ thần kinh phải có khả năng ghi nhớ rất lớn mới có thể ghi nhớ hết được. Nhưng điều này là không thể bởi tính giới hạn về số lượng cũng như khả năng dễ hay khó chuyển hóa, tính chất khác nhau giữa các tế bào thần kinh. Số lượng tế bào thần kinh không nhiều hạn chế lượng thông tin được ghi nhớ. Khả năng khó chuyển hóa làm cho nhiều thông tin không được ghi nhớ, số lượng các tế bào thần kinh có tính chất giống nhau sẽ chỉ cùng ghi nhớ về một thông tin và do đó số lượng đối tượng ghi nhớ cũng sẽ bị giảm sút. Các tế bào ghi nhớ cần một số điều kiện nên trong một số trường hợp ghi nhớ, các tế bào ghi nhớ không ở gần nhau, do đó hệ thần kinh không ghi nhớ theo kiểu chụp ảnh hay quay phim (Hệ thần kinh không chụp lại thế giới tự nhiên mặc dù nó vẫn phản ánh thế giới tự nhiên). Một phương pháp để hệ thần kinh nâng cao khả năng ghi nhớ là sử dụng lại các ghi nhớ đã có sẵn để ghi nhớ những điểm tương tự có trong các đối tượng mới. Phương pháp này không chỉ tiết kiệm các phần tử nhớ mà còn đem đến nhiều lợi ích khác như sự tưởng tượng, khả năng tư duy, tính sáng tạo. Tuy nhiên không phải hệ thần kinh nào cũng thực hiện điều này. Khi hệ thần kinh không hoặc ít có khả năng tạo ra các liên kết giữa các ghi nhớ cũ và ghi nhớ mới (các ghi nhớ cũ khó được kích hoạt bởi sự kích thích của đối tượng mới) thì hệ thần kinh phải thực hiện ghi nhớ đối tượng mới bằng các điểm ghi nhớ mới mặc dù có thể có một số trùng lặp với các ghi nhớ cũ). Sự liên kết ghi nhớ chỉ có trong các yếu tố của một đối tượng, sự kích thích từ các đối tượng khác không hoặc ít có khả năng kích hoạt sự ghi nhớ này. Hệ thần kinh chỉ nhận biết hoặc nhận thức về riêng từng đối tượng. Các trường hợp này gọi là học cái gì thì chỉ biết cái đó. Nếu khả năng ghi nhớ kém thì có cái đã được học rồi nhưng vẫn không biết. Khi các đối tượng bị biến đổi bởi sự tác động của các đối tượng khác có liên quan thì các hệ thần kinh dạng “học cái gì biết cái đó” sẽ không hiểu chuyện gì đã xảy ra (cái tạo nên sự biến đổi đó). Việc sử dụng các điểm ghi nhớ cũ để ghi nhớ về đối tượng mới có nhiều khả năng xảy ra: ghi nhớ cái tương tự và ghi nhớ những yếu tố chưa xuất hiện, yếu tố có thể là của đối tượng và yếu tố không phải và không thể là của đối tượng. Những yếu tố chưa xuất hiện là những yếu tố của đối tượng, chúng chưa xuất hiện bởi một số lý do nào đó như bị che khuất, sự vận động của đối tượng chưa đến giai đoạn phát sinh yếu tố...Chúng được lấy từ các yếu tố tương tự của các đối tượng khác...Những yếu tố có thể là của các đối tượng là những yếu tố của các đối tượng khác nhưng có thể liên kết logic với đối tượng mới với một số điều kiện nào đó như các yếu tố có tính tương tự hoặc thông qua một vài sự biến đổi nào đó để có tính tương tự. Yếu tố không phải là của đối tượng dẫn đến các hành vi sai lạc hoặc là sự biến dạng của giấc mơ theo cách gọi của Freud. Những yếu tố không thể là của đối tượng tạo nên ảo giác (nếu hệ thần kinh hoạt động theo phương thức sáng tạo) hoặc hoang tưởng nếu hệ thần kinh hoạt động theo phương thức trí tuệ. Sự liên kết đảm bảo tính logic dẫn đến sự tự nhận thức hoặc sự sáng tạo. Sự tự nhận thức là việc hệ thần kinh biết nhiều hơn những cái mà nó được học, học một biết hai và hơn thế. Sự sáng tạo là tạo ra các đối tượng mới hoặc tạo cho các đối tượng cũ các đặc điểm, tính chất mới, các mối liên hệ mới phù hợp với các quy luật khách quan.

Hiểu có mối quan hệ với các dạng liên kết ghi nhớ mới trong hệ thần kinh và do đó có mối quan hệ với các phương thức hoạt động thần kinh. Các đặc điểm, tính chất, trạng thái của từng dạng liên kết, từng phương thức hoạt động đều được chuyển cho hiểu. Liên kết dọc tạo nên sự hiểu về một đối tượng. Hệ thần kinh ghi nhớ được càng nhiều các yếu tố của đối tượng thì càng hiểu sâu sắc về đối tượng. Liên kết ngang đưa đến sự hiểu về mối quan hệ giữa các đối tượng. Nếu không có liên kết ngang thì dù từng đối tượng có được hiểu rất sâu sắc thì hoạt động thần kinh cũng không mang lại hiệu quả cao. Đây là nguyên nhân của việc có nhiều người có trình độ học vấn cao nhưng chỉ biết áp dụng rất giáo điều, máy móc các kiến thức đã tiếp thu, còn một số khác không được học nhiều nhưng rất sáng tạo trong làm việc. Liên kết dọc và hiểu về từng đối tượng thể hiện trình độ, còn liên kết ngang (và do đó là cơ sở cho liên kết phức hợp) thể hiện năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Liên kết dọc có thể được tạo nên bằng quá trình học tập và rèn luyện, liên kết ngang mang dấu ấn cá nhân. Đánh giá về khả năng làm việc trí óc nếu chỉ dựa trên trình độ thì có thể chỉ tìm được những người làm việc theo các bài bản định sẵn. Người giỏi là người nắm chắc các kiến thức trong trình độ của mình, còn người tài là những người sử dụng rất tốt các kiến thức được tiếp thu (trong một số trường hợp người tài còn tạo nên tri thức). Người giỏi có thể đào tạo được, nhưng người tài cần có sự phát hiện (bao gồm cả sự tự phát hiện). Hiệu quả hoạt động thần kinh sẽ được nâng cao khi có sự kết hợp giữa lượng tri thức với sự liên kết tri thức, kết hợp giữa trình độ và năng lực, giữa giỏi và tài. Tuy nhiên, sự kết hợp này không có tính phổ biến cao. Nhiều người tài rơi vào hoàn cảnh không được học, không có tri thức và không được phát hiện thì cái tài bị thui chột, những người giỏi nhưng không hiểu thế nào là tư duy sáng tạo không được thường xuyên bổ xung tri thức mới thì hoạt động thần kinh sẽ bị trì trệ hóa, hiệu quả làm việc thấp. Tài hay giỏi thể hiện ở sự liên kết tri thức liên kết các đối tượng ghi nhớ. Khi hệ thần kinh trong mỗi cá thể không thể tự thực hiện được việc liên kết tri thức thì có thể áp dụng một số biện pháp bổ xung. Các biện pháp này bao gồm việc khái quát hóa, các đối tượng được ghi nhớ dưới dạng đơn giản nhất như chỉ ghi nhớ trong não những yếu tố quan trọng (các khái niệm), còn các yếu tố khác được ghi nhớ bên ngoài hệ thần kinh (bằng sách vở, bản vẽ hay các phương tiện kỹ thuật). Để tạo liên kết thì sự thảo luận, bàn bạc là phương pháp hữu hiệu để những hệ thần kinh không có khả năng tự tạo liên kết có thể liên kết được trí thức đã ghi nhớ, còn những người có khả năng tạo liên kết nhưng chưa có đủ tri thức sẽ có cái để liên kết với những cái đã có. Một biện pháp tạo liên kết khác là ghi nhớ xen kẽ các đối tượng khác nhau. Biện pháp này có thể tạm thời làm chậm việc tiếp nhận kiến thức, nhưng có thể tạo được sự liên kết giữa các đối tượng. Việc ghi nhớ riêng rẽ từng bài học có thể làm cho bài học được hiểu sâu, nhưng các đối tượng trong bài học trong thực tế có rất nhiều mối quan hệ với các đối tượng khác và do các mối quan hệ đó mà chúng có thể bị biến đổi hoặc thể hiện không giống như trong bài học, do đó mặc dù có thuộc làu bài học về nhận biết đối tượng thì người học cũng không nhận ra được đối tượng. Điều này có nghĩa là người học cần có bài thêm bài học mới. Nhưng không thể dạy cho ai đó quá nhiều bài học và không ai trong suốt cuộc đời học được tất cả mọi bài học. Phương pháp giáo dục hiện đại không phải là dạy cho người học các bài học mà dạy cho họ cách tìm ra bài học cho mình.

Xem thêm:Vai trò của liên kết ghi nhớ trong hoạt động thần kinh

Liên kết đến đây