Viết đoạn mở đầu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đoạn mở đầu hay giúp người độc hiểu qua được nội dung bạn định viết. Nó bao quát phạm vi của những tranh cãi, đặt ra những câu hỏi sẽ được trả lời ở phần thân, nêu quan điểm. Nếu bạn muốn viết một đoạn mở đầu hay nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hãy đọc bài hướng dẫn này. Bạn sẽ học được cách viết đoạn mở đầu, đoạn thân và cách kết bài.

Các bước[sửa]

Lời khuyên Cơ bản khi Viết Mở đầu Tiểu luận[sửa]

  1. Làm độc giả hứng khởi với câu đầu tiên xuất sắc. Câu đầu tiên có thể lôi kéo độc giả và làm họ muốn đọc tiếp. Nếu câu đầu mà đã nhàm chán và sáo rỗng thì độc giả sẽ không có động lực đọc tiếp. Hãy chọn giọng điệu phù hợp ngay từ đầu với câu mở đầu đầy hứng khởi.
    • Đặt một câu hỏi. Một câu hỏi hay sẽ khơi dậy trí tò mò của độc giả và khiến họ đọc tiếp để tìm câu trả lời.
      • Ví dụ: "Điểm chung của cá heo và máy bay chiến đấu là gì?"
    • Dẫn dắt với cơ sở lập luận và thống kê. Cơ sở lập luận tốt sẽ đưa vấn đề bàn luận của bạn vào đúng ngữ cảnh.
      • Ví dụ: "Tiếp tục sơn Cây Cầu Vàng, 365 ngày một năm. Mỗi lớp sơn dùng hết khoảng 190000 lít sơn."
    • Sử dụng trích dẫn. Câu trích dẫn từ một người nổi tiếng (hay tai tiếng) có thể kích thích độc giả nếu họ biết điều gì đó về nhân vật này.
      • Ví dụ: "Machiavelli đã từng viết: 'Chẳng bao giờ đạt được những điều lớn lao mà không kinh qua nguy hiểm.'"
    • Định nghĩa từ khóa hoặc cụm từ. Nếu từ khóa hay cụm từ bạn dùng không thông dụng, đặc biệt hoặc mang tính kỹ thuật, bạn cần định nghĩa nó.
      • Ví dụ: "Merriam-Webster định nghĩa sự kiên trì là 'sự bền bì duy trì tìm kiếm thứ gì đó có giá trị hoặc xứng đáng.'"
  2. Bàn luận ngắn gọn về nội dung bạn định nói ở phần còn lại của tiểu luận. Sau bước khởi đầu dài 1,2 câu, bạn sẽ muốn giải thích ngắn gọn về nội dung của tiểu luận. Điều này được coi là bản đồ, chỉ dẫn của độc giả khi họ đọc tiếp.
    • Bạn không cần phải viết là "Tiểu luận này viết về x" nếu bạn không muốn. Bạn có thể tóm tắt và lịch sự và không cần nói rõ những gì bạn sẽ viết.
      • Ví dụ: "Những người định cư đầu tiên ở Mỹ đã trải qua một loại các dịch bệnh ở thế kỷ 17. Những căn bệnh này đã khiến họ phải thử nghiệm các loại thuốc cây nhà lá vườn."
    • Đừng cho không bất cứ chi tiết nào trong phần tóm tắt sơ lược. Nó được gọi là tóm tắt sơ lược cũng có lý do của nó. Bạn muốn cung cấp cho độc giả lượng thông tin vừa đủ những không đề cập đến bất kỳ dấu hiệu lập luận nào hay chủ đề của tiểu luận.
  3. Viết luận điểm. Luận điểm là phần quan trọng nhất trong đoạn mở đầu. Luận điểm là phần lập luận của bạn trong một câu văn. Nếu có người yêu cầu bạn miêu tả vị trí của bạn bằng một câu, bạn nên nói với họ câu luận điểm. Dưới đây là hai ví dụ về tuyên bố luận điểm:
    • "Cái gọi là 'gap years' (khoảng thời gian một năm dành cho các hoạt động cộng đồng để bổ sung kinh nghiệm sống) đã trở nên cần thiết vì những lý do tích cực: chúng giúp sinh viên trẻ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong môi trường vui vẻ trước khi vào đại học, nơi mà họ sẽ khó có thể học được những kỹ năng này."
    • "Trang web Charlotte của E. B. White đã tranh luận gay gắt rằng phụ nữ xứng đáng được hưởng quyền bình đẳng và được tham gia những vào những quyết định xã hội giống nam giới, mặc dù các nhân vật trong cuốn sách đều là động vật.
  4. Không nên mắc những lỗi này khi viết luận điểm. Câu luận điểm là câu giới thiệu quan trọng nhất, bạn cần chắc chắn viết đúng cấu trúc và không mắc những lỗi thông thường sau:
    • Luận điểm không phải là cơ sở lập luận hay quan sát. Luận điểm thể hiện lập trường của bạn, điều mà người khác có thể lập luận phản đối.
    • Không nên viết luận điểm dưới dạng liệt kê, câu hỏi, hay như một bàn đạp để nói về điều khác. Luận điểm phải tập trung vào một ý tưởng, một lập luận về ý kiến, hoặc một tuyên bố.
    • Trừ khi được sự cho phép, còn không thì bạn không nên viết luận điểm theo ngôi thứ nhất (dùng đại từ "tôi" trong câu "tôi nghĩ...").
  5. Nếu cần, bạn có thể chuyển luận điểm xuống đoạn đầu tiên của phần thân bài. Thông thường, luận điểm là câu cuối của đoạn mở đầu. Nhưng điều này không bắt buộc. Đôi khi, bạn cần viết thêm 1,2 câu sau luận điểm, do đó bạn nên chuyển câu luận điểm xuống phần thân bài.
    • Ví dụ: "Sau khi loài voi được bảo vệ trong môi trường sống diện rộng tại những vùng trọng điểm ở Châu Phi, số lượng loài đã tăng lên đáng kể."

Viết Mở đầu cho một Bài tiểu luận Cá nhân[sửa]

  1. Bắt đầu với phần mở đầu. Như đã đề cập ở trên, phần mở đầu có thể là bất cứ thứ gì bạn muốn — đặc biệt là tiểu luận cá nhân — miễn là đúng văn cảnh và phù hợp với nội dung tiểu luận. Bạn có thể tham khảo một vài phần mở đầu sau đây:
    • "Tôi đang đi bộ trên đường khi xảy ra thảm họa."
    • "Mặc dù mẹ tôi không biết gì vào thời điểm đó, bà vẫn sẵn sàng đưa ra một tuyên bố chính trị vào sáng ngày 4 tháng 6 năm 1976, mặc dù không nói điều gì."
    • "Tôi đã mắc một vài sai lầm khi còn trẻ, nhưng sai lầm đã dạy tôi bài học đắt giá nhất đó là lần đầu tiên tôi vi phạm pháp luật."
  2. Đừng lo lắng khi đề cập quá cụ thể về bản thân. Tiểu luận cá nhân rất mạnh mẽ bởi vì trong đó chúng ta chia sẻ những thông tin không thường được tiết lộ. Có thể là bất cứ điều gì: một nỗi ám ảnh hay một cuộc tình. Đừng sợ đưa ra một số thông tin về câu chuyện bạn kể trong phần mở đầu. Nếu không muốn chia sẻ quá nhiều thì hãy chỉ nói những sự thật.
  3. Tiểu luận cá nhân không cần phải có luận điểm truyền thống. Mặc dù phần mở đầu có thể cần luận điểm, nhưng nó không giống với luận điểm trong bài tiểu luận giải thích hay lập luận. Phần mở đầu tiểu luận cá nhân có thể là một câu chuyện, một lời giải thích sự kiện. Miễn là nó giúp bạn kể chuyện, hay cung cấp một số thông tin đóng vai trò nhất định trong câu chuyện, thì phần mở đầu không cần có luận điểm truyền thống.

Viết Mở đầu cho một Bài báo cáo Thí nghiệm[sửa]

  1. Bạn cần hiểu sự khác nhau giữa tóm tắt và giới thiệu. Tóm tắt là phần sơ lược của thí nghiệm. Nó giả định rằng độc giả đã biết về một chút về chủ đề đó, nhưng không tự tìm hiểu. Tóm tắt thường có độ dài 200 từ.[1] Trong khi đó mở đầu nêu chi tiết về dạng thí nghiệm, đối tượng và tầm quan trọng, cùng các thông tin nền tảng chung để hiểu về các thí nghiệm. Không nên thêm kết quả thí nghiệm vào.
  2. Giải thích ngắn gọn thí nghiệm. Dù bạn làm việc với các mô hình nhiệt độ, sao chép DNA/RNA, hay kiến tạo, bạn cũng nên viết một phần mở đầu giải thích đầy đủ về thí nghiệm. Phần mở đầu tốt sẽ giúp làm rõ các yếu tố khác để xác định mức độ thành công của thí nghiệm.
  3. Giải thích đối tượng thí nghiệm. Bạn muốn chứng minh điều gì khi làm thí nghiệm? Những đối tượng này phải liên quan nhưng không đồng nghĩa với giả thuyết của bạn. Đối tượng sẽ được phân tích trong phần kết luận, và nhất thiết phải được làm rõ.
  4. Cung cấp dự đoán về mặt lý thuyết về kết quả thí nghiệm nếu có thể. Liệt kê những dự đoán về mặt lý thuyết có thể hữu dụng với những gì thí nghiệm mang lại, đặc biệt nếu kết quả thí nghiệm là một phát hiện mang tính đột phá. Việc này cho thấy một sự tương phản giữa điều chúng ta mong đợi và những gì diễn ra trên thực tế.

Viết Mở đầu cho một bài Phê bình Văn học hoặc Phim ảnh[sửa]

  1. Mở đầu với một tuyên bố. Tuyên bố này có thể là về tác phẩm hay một kết luận liên quan đến chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm. Tuyên bố có lợi là nó nghe có vẻ thẩm quyền và thu hút sự chú ý của độc giả. Một vài ví dụ về câu đầu tiên trong phần tuyên bố:
    • "Phần minh hoạ bộ phim "Cái cây cuộc đời" của Terrance Malick là một trong những điều tuyệt vời nhất của phim."
  2. Nếu có thể, hãy thêm luận điểm vào phần mở đầu. Luận điểm có thể là câu phân tích hoặc thuyết trình về tác phẩm bạn bình luận. Nói chung, bạn có thể xác nhận hay từ chối một công việc nghệ thuật, hoặc tránh đưa ra một phán xét chung chung, thay vào đó tập trung vào nội dung. Bởi vì có rất nhiều người đọc bài phê bình và chờ đợi phán xét về bộ phim bạn nói tới, do đó tốt nhất là bạn nên đề cập đến nó một chút trong phần mở đầu.
  3. Đặt bài bình luận vào bối cảnh văn học hoặc phim ảnh nếu cần thiết. Rất nhiều độc giả của những bài bình luận nghệ thuật nghiêm túc mong đợi các nhà phê bình đưa các nội dung nghệ thuật vào bài viết. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là viết về cuốn sách hay bộ phim đã tạo ảnh hưởng tới tác phẩm, dù liên quan tới một phong trào nghệ thuật hay cảm hứng chính trị. Nhiều độc giả đánh giá cao việc bạn thêm điều này vào phần mở đầu.

Viết Mở đầu cho một Tài liệu Nghiên cứu[sửa]

  1. Bắt đầu giới thiệu đề tài. Tài liệu nghiên cứu có thể thuộc lĩnh vực khoa học hoặc nhân văn, nên dù đề tài là gì, hãy tóm tắt và đưa độc giả một tài liệu đầu mối để họ có thể hiểu được bạn đang nghiên cứu đề tài gì thuộc lĩnh vực khoa học và Nhân văn. Hãy tham khảo một vài ví dụ:
    • "Các học giả chuyên môn đã nghiên cứu song song ngôn ngữ và văn hóa từ khi mối liên kết giữa hai lĩnh vực này mới được hình thành."
    • "Xuyên suốt thế kỷ 20, quan điểm về sự sống trên một hành tinh khác đã có sự thay đổi lớn."
  2. Cân nhắc việc nêu rõ định hướng của tài liệu nghiên cứu . Nếu tài liệu nghiên cứu của bạn phức tạp và liên quan tới nhiều dạng vật chất, thì tốt nhất bạn nên nói rõ trong phần mở đầu nội dung tiếp theo của tài liệu nghiên cứu. Điều này giúp độc giả nắm được lập luận cơ bản về tài liệu nghiên cứu trước khi đọc, và giúp họ dễ hiểu hơn.
  3. Thêm luận điểm vào vị trí rõ ràng. Thông thường là ở phần cuối, hãy thêm một luận điểm rõ ràng và củng cố luận điểm bằng luận chứng nếu có thể. Bởi vì tài liệu nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào luận chứng, nếu thêm vào phần mở đầu sẽ giúp củng cố lập luận của bạn.

Lời khuyên[sửa]

  • Không dùng mẫu sẵn, từ ngữ sáo rỗng (lạm dụng biểu cảm một cách sáo rỗng), hay kết cấu nhàm chám khi viết phần mở đầu,

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây