Fomanđêhít

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Formol[sửa]

Formol hay formalin là tên thương phẩm của formaldehyde, một aldehyde đơn giản nhất có công thức phân tử H2CO, có thể tồn tại dưới dạng C3H6O3 (trioxane) và dạng polymer paraformaldehyde. Trong nước, formol ở dạng H2C(OH)2. Formol là sản phẩn trung gian khi đốt methal hay các hợp chất chứa Carbon khác. Nó cũng có mặt trong khói của các đám cháy rừng, khói xe, khói thuốc lá. Trong không khí, formaldehyde được tạo ra do phản ứng của oxy với methane hay các hydrocarbon dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.

Ở nhiệt độ phòng, formalin ở dạng khí, dễ hoà tan trong nước với nồng độ khoảng 37%, bền vững với methanol 10-15%. Trong nước, đa phần formaldehyde được chuyển thành dạng hydrate hoá CH2(OH)2 hay methanediol. Người ta thường cho một lượng nhất định methanol vào để hạn chế phản ứng trùng hợp. Formalin cũng thường tạo polymer dạng vòng gồm ba phân tử; 1,3,5-trioxane hoặc polymer dạng thẳng.

Trong công nghiệp, formol được sản xuất từ phản ứng oxi hoá methanol. Các chất được sử dụng để xúc tác cho phản ứng bao gồm bạc, hỗn hợp oxit sắt với molybdenum và vanadium. Phản ứng sảy ra ở nhiệt độ cao vài trăm độ. Formol cần thiết cho tổng hợp rất nhiều chất hữu cơ khác. Nó có hầu hết các tính chất của các aldehyde khác như khả năng tham gia vào các phản ứng thay thế vòng benzen, phản ứng với các alkene, có khả năng biến đổi tạo axit formic và methanol nếu có mặt của các chất xúc tác cần thiết.

Formaldehyde được dùng để tổng hợp các polymer và nhiều hoá chất, sản xuất nhựa chịu nhiệt dùng trong chế biến gỗ và vật liệu lát trong xây dựng, giấy vệ sinh..., sử dụng ở nồng độ thấp trong công nghệ sản xuất và rửa phim màu âm bản,v.v.

Formalin có thể được giải phóng với một lượng nhỏ từ các phản ứng phân huỷ các một số loại nhựa dẻo dùng trong công nghiệp do các tác động nhiệt và hoá học.

Formalin trong sinh học[sửa]

Formaldehyde và các dẫn chất của nó rất ít được sản xuất trong cơ thể sinh vật, có chăng cũng chỉ là các sản phẩm trung gian của quá trình biến đổi chất đổi chất với một lượng cực nhỏ (vi sinh vật sinh methane có thể sinh lương formaldehyde lớn hơn). Chính vì vậy, formaldehyde ngoại lai (có mặt trong môi trường) sẽ là chất lạ đối với cơ thể.

Dung dịch formalin có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn và nấm (kể các các bào tử) nên có được sử dụng để tiêu trùng. Chính vì lý do này mà nhiều người đã sử dụng nó để giữ thực phẩm. Nó còn được sử dụng làm chất bảo quản vaccin. Trong y học, formaldehyde được sử dụng để làm khô da cục bộ (trong điều trị mụn cóc).

Formalin được sử dụng để cố định mô và các tế bào vì khả năng tạo liên kết không thuận nghịch giữa các amino acid của protein với các nguyên tử nitơ của các amino acid hay của DNA qua liên kết -CH2-; sử dụng trong điện ly trên gel vì khả năng ngăn cản RNA tạo thành các cấu trúc thứ cấp. Trong cơ thể động vật, formalin chuyển thành axit formic dẫn đến làm toan huyết (tăng tính acid của máu).

Trong phòng thí nghiệm người ta còn dùng formaldehyde để cố định mô sinh vật, dùng để ướp xác do khả năng cố định các mô và tế bào, tạo độ chắc cho các loại cơ và nhiều loại mô trong cơ thể. Mặc dù nhiều loại aldehyde khác cũng có tính chất này nhưng không thể hoàn hảo như formalin.

Ảnh hưởng do formalin[sửa]

- Có mù hăng rất khó chịu, đặc biệt trong trường hợp formalin bay hơi từ dung dịch cố định xác động vật;

- Kích thích da, làm khô biểu bì, có khả năng xâm nhập qua da tổn thương vào máu...

- Kích thích niêm mạc mắt, gây chảy nước mắt, có khi chảy liên tục; giảm thị lực do kích thích lên giác mạc, tuyến lệ...

- Kích thích niêm mạc mũi, chảy nước mũi;

- Gây đau đầu, mệt mỏi. Tiếp xúc với formalin nhiều giờ đồng hồ có thể dẫn đến ức chế, ngủ "mê mệt". Cảm giác "ngủ sâu" do formalin hoàn toàn khác với giấc ngủ ta có được sau những ngày lao động chân tay mệt mỏi.

- Làm khô, rát họng, khó thở;

- Làm nặng thêm các trường hợp đang bị hen, suyễn;

- Gây dị ứng (có người phải chuyển công việc vì dị ứng nặng với formalin).

- Nếu cơ thể trong tình trạng mệt mỏi nhưng phải ở trong môi trường không khí có nồng độ formalin cao sẽ dễ bị ngất do các ảnh hưởng của formalin đến hô hấp, tuần hoàn ... (đặc biệt vào mùa hè).

- Gây toan huyết, trúng độc.

- Mối, mọt cũng biết "chừa lại" phòng giữ các dụng cụ ướp mô động vật trong khi các phòng lận cận bị chúng "gây tổn thất nặng nề". Formalin bay hơi từ các dụng cụ chứa đã ngăn cản chúng, đã làm chúng "sợ"!

Tất cả những biểu hiện trên đều là những hiện tượng thường thấy và đã thấy trong các giờ học giải phẫu học sử dụng tiêu bản giữ trong formalin.

Nếu phải tiếp xúc với formalin nhiều ngày, người ta có thể bị "trơ", các biểu hiện trên mất dần nhưng tác động lâu dài thì thật khó lường.

- Căn cứ vào các bằng chứng khoa học, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (U.S Environmental Protection Agency), Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer), Liên hiệp châu Âu (European Union) đã xếp formalin vào dang sách những chất gây ung thư và có những quy định cụ thể về sử dụng hoá chất này.

Một số nước châu Âu đã áp dụng quy định hạn chế sử dụng formalin, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm qua sử lý formalin, hạn chế sử dụng formalin trong ướp xác và đang cân nhắc tiến tới cấm hoàn toàn sử dụng formalin kể cả sử dụng trong ướp xác từ nhiều năm nay. Từ ngày 22 tháng 9 năm 2007, Liên hiệp châu âu đã chính thức cấm hoàn toàn sử dụng formadehyde vì nguy cơ gây ung thư của hoá chất này.

Cơ chế gây độc của formalin[sửa]

Veterinary

Liên kết đến đây