Viết một báo cáo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn vừa được giao phải viết một bài báo cáo nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Đừng lo, wikiHow sẽ giúp bạn! Hãy làm theo các bước sau đây để viết một bài báo cáo cơ bản mà không phải mất nhiều thời gian.

Các bước[sửa]

Lựa chọn đề tài[sửa]

  1. Hiểu công việc được giao. Nếu giáo viên, chuyên gia, hay cấp trên đưa cho bạn một bài hướng dẫn viết báo cáo, hãy đọc chúng thật kỹ. Công việc yêu cầu điều gì? Bạn có cần thông báo đến người đọc về đề tài không? Nhìn chung, nếu đang viết báo cáo cho cấp học tiểu học và trung học, bạn sẽ được yêu cầu phải trình bày đề tài mà không được đưa ý kiến chủ quan vào. Các công việc còn lại yêu cầu bạn phải thuyết phục người đọc về cách nhận thức đề tài, hoặc là phân tích nó. Hãy hỏi giáo viên bất cứ câu hỏi nào phát sinh càng sớm càng tốt.[1]
    • Nhớ là nếu mục đích của bạn chỉ để gửi thông báo đến người đọc, thì không nên đưa ý kiến cá nhân hay các yếu tố mang tính thuyết phục vào báo cáo.
  2. Chọn đề tài yêu thích. Cảm thấy say mê với một đề tài nào đó sẽ khiến bạn viết tốt nhất có thể. Tất nhiên, đôi lúc bạn không có quyền chọn đề tài. Nếu rơi vào trường hợp này, hãy cố gắng tìm vài thứ liên quan đến đề tài được giao mà gây được cảm hứng cho bạn. Luôn phải đảm bảo rằng các ý tưởng của bạn được viết theo yêu cầu của giáo viên để báo cáo đi đúng hướng.[2]
    • Nếu báo cáo yêu cầu viết về một sự kiện cụ thể của những năm 1965 tại Việt Nam, và bạn không thích lịch sử cho lắm nhưng bù lại bạn thị lại thích âm nhạc và điện ảnh, hãy tập trung báo cáo theo hướng âm nhạc-điện ảnh của những năm 1965 và lồng vào các sự kiện xảy ra vào thời điểm đó. Nhưng hãy nhớ là phải đưa vào thật nhiều chi tiết khác mà đề tài yêu cầu.
  3. Chọn đề tài gốc. Nếu đang phải viết báo cáo để trình bày trước lớp, hãy chọn đề tài nguyên bản và thu hút. Nếu là người thứ 3 phải báo cáo về "Khi hậu Sapa" vào ngày hôm đó, có khả năng bạn sẽ không còn được mọi người chú ý nữa. Để tránh tình trạng lặp lại, hãy hỏi giáo viên xem đề tài nào đã được chọn.
    • Nếu đề tài bạn muốn đã được người khác chọn, hãy cố gắng tìm một khía cạnh khác về nó để trình bày. Lấy ví dụ như, nếu bạn muốn làm báo cáo về "Khí hậu Sapa", nhưng ai đó đã chọn đề tài đó rồi, thì bạn có thể tập trung vào mảng du lịch hay thiên nhiên của Sapa. Có thể tranh luận khí hậu đặc biệt của Sapa đã góp phần như thế nào vào du lịch nơi đây, những điều khác biệt mà bạn cảm nhận được ở nơi này, hay bất cứ thay đổi gần đây diễn ra ở đó. [3]
  4. Hãy nhớ là bạn có thể thay đổi đề tài. Nếu lúc bắt đầu nghiên cứu đề tài đã chọn và nhận ra mình không thể tìm được bất cứ thông tin nào về nó cả, hay là đề tài quá rộng, thì bạn luôn luôn có thể thay đổi đề tài, miễn là chưa hết hết hạn nộp đề tài.
    • Nếu thấy đề tài quá rộng hãy chọn lấy một phần cụ thể trong đề tài đó để tập trung vào nó. Ví dụ, bạn muốn làm báo cáo về Các hội chợ trên thế giới, nhưng rồi nhận ra là có quá nhiều thứ để nói, và có quá nhiều sự đổi thay để có thể gói gọn trong một đề tài, hãy chọn lấy một hội chợ cụ thể, ví dụ như Triển lãm Hàng hóa Quốc tế Thái Bình Dương-Panama, và tập trung vào nó.

Nghiên cứu đề tài[sửa]

  1. Nghiên cứu đề tài. Đảm bảo rằng bạn đã có đủ nguồn thông tin cho bài viết của mình (bài hướng dẫn của bạn nên bao quát số lượng nguồn thông tin nên có theo yêu cầu của giáo viên).[4]
    • Nếu viết báo cáo về một nhân vật cụ thể, hãy nghiên cứu cuộc đời của nhân vật đó – thời thơ ấu của họ như thế nào? Điều quan trọng mà họ đã làm? Cuộc sống gia đình của họ ra sao?
    • Nếu viết báo cáo về một sự kiện, hãy tìm hiểu những sự kiện khác đã dẫn đến sự kiện đó, điều gì đã thực sự xảy ra trong sự kiện đó, và hậu quả của nó là gì.
  2. Đến thư viện. Thư viện là một nơi rất tốt để tìm thông tin. Tìm cơ sở dữ liệu của thư viện để xem có sách hay tài liệu liên quan đến đề tài của bạn không. Nếu gặp khó khăn, hãy nhờ thủ thư giúp đỡ.
    • Nếu tìm thấy một quyển sách hay có thể gói gọn đề tài của bạn, hãy nhìn vào phần tài liệu tham khảo (thường được liệt kê phía cuối cuốn sách). Những nguồn này thường dẫn bạn đến nhiều thông tin hữu ích hơn.
  3. Chắc chắn các nguồn bạn lấy trên mạng được nhiều người biết đến. Nếu sử dụng internet để tìm kiếm thông tin cho đề tài, luôn luôn phải đảm bảo phải kiểm chứng thông tin tìm được. Chọn lấy các thông tin được thu thập bởi chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực bạn đang nghiên cứu, các trang mạng của cơ quan chính phủ, và tờ báo giàu thông tin. Tránh các diễn đàn và những nguồn không đáng tin cậy.[1]
    • Nếu đang viết báo cáo về một nhân vật cụ thể, một công ty, hay một nơi nào đó, hãy tìm vào các trang mạng của họ.
  4. Lưu lại tất cả các thông tin bạn tìm. Viết mỗi nguồn vào một thẻ thông tin (flashcard). Viết tất cả thông tin bạn có thể tìm được trên nguồn đó (ví dụ như tác giả, ngày xuất bản, nhà xuất bản/trang mạng, nơi xuất bản, số trang nơi bạn tìm thấy thông tin, và những thứ tương tự) để có thể dễ dàng viết phần tài liệu tham khảo sau này.

Trước khi viết báo cáo[sửa]

  1. Bắt đầu với các luận điểm. Các câu luận điểm là ý chính trong báo cáo của bạn. Luận điểm sẽ tóm tắt những gì bạn muốn chứng minh trong bài với người đọc. Tất cả các câu sau trong phần thân bài phải liên kết với luận điểm, vì thế hãy đảm bảo rằng nó đủ rộng để bao quát toàn bộ bài viết của bạn. Nếu chỉ đơn giản là báo cáo trên một đề tài cụ thể, hãy viết câu luận điểm không chứa thông tin dựa trên ý kiến. Nếu viết báo cáo với mục đích thuyết phục ai đó về đề tài, hoặc để phân tích sâu vào đề tài, câu luận điểm nên bao hàm vấn đề tranh luận mà bạn định chứng minh trong báo cáo.[2]
    • Ví dụ về luận điểm báo cáo đi thẳng vào vấn đề (Luận điểm 1): Ba hội trường chính của Triễn lãm Hàng hóa Quốc tế Thái Bình Dương-Panama chứa đầy các tác phẩm hiện đại ngày nay và là đại diện tiêu biểu cho tinh thần đổi mới của thời đại Cấp tiến.
    • Ví dụ về luận điểm thuyết phục hoặc phân tích (Luận điểm 2): Triễn Lãm Hàng hóa Quốc tế Thái Bình Dương-Panama lúc đầu với mục đích là để tán dương tinh thần Cấp tiến, nhưng thực chất nó ẩn chứa sự phân biệt chủng tộc sâu đậm và nguyên tắc cầm quyền thuộc về người da trắng, khiến hầu hết khách đến xem lựa chọn cách làm ngơ hoặc là tán dương nó.
  2. Lập dàn ý. Dàn ý sẽ giúp bạn hình dung ra bài viết của mình sẽ như thế nào. Dàn ý có thể viết ở dạng liệt kê thẳng, lưới thông tin hay sơ đồ khái niệm. Hãy bắt đầu với luận điểm và rồi chọn ra ba ý lớn liên quan đến câu luận điểm bạn muốn đưa vào bài. Viết các chi tiết cho mỗi ý lớn đó.
    • Các ý lớn của bạn phải bổ trợ được cho luận điểm. Chúng nên là chứng cứ hỗ trợ cho tranh luận của bạn.
    • Ví dụ về ý chính cho Luận điểm 1: Triển lãm tại tòa nhà Court of the Universe, Triễn lãm tại tòa nhà Court of the Four Seasons, Triển lãm tại tòa nhà Court of Abundance.
    • Ví dụ về ý chính cho Luận điểm 2:Phân biệt chủng tộc ở ‘Joy Zone’ (khu vui chơi), bức tượng ‘The End of the Trail’ (Phía cuối Con đường), và sự hiện diện của bài giảng ‘Race Betterment’ (Cải tiến Giống loài) tại hội chợ.
  3. Quyết định xem bạn sẽ định dạng bài viết như thế nào. Cấu trúc của bài viết phụ thuộc vào đề tài bạn chọn. Nếu viết báo cáo về một nhân vật, sẽ hợp lý hơn nếu cấu trúc bài báo cáo theo thứ tự thời gian.
    • Đối với Luận điểm 1, bài báo cáo sẽ được cấu trúc dưới dạng một bài hướng dẫn về hội chợ theo không gian--báo cáo sẽ thảo luận cách trưng bày chính của mỗi toà nhà lớn tại hội chợ (tòa nhà Court of the Universe, tòa nhà Court of the Four Seasons, và tòa nhà Court of Abundance.)

Tiến hành viết báo cáo[sửa]

  1. Viết phần giới thiệu. Lời mở đầu là nơi bạn giới thiệu đề tài và đặt luận điểm. Lời mở đầu của bạn nên gây thu hút nhưng cũng không quá ủy mị, mục tiêu của nó là lôi kéo người đọc sao cho họ muốn đọc hết bài báo cáo của bạn. Bạn nên cung cấp một số thông tin nền cho đề tài và sau đó đặt luận điểm để người đọc hiểu bài báo cáo nói về cái gì. Khi đọc lại bài hãy để ý các chữ đầu câu và cố gắng không để chúng bị lặp lại.
    • Ví dụ Mở đầu của Luận điểm 1: Triễn lãm Hàng hóa Quốc tế Thái Bình Dương-Panama (PPIE) năm 1915 lập ra với mục đích chúc mừng sự thành lập của kênh đào Panama và sự cải tiến kỹ thuật đạt được tại bước ngoặt của thế kỷ. Ba hội trường chính của PPIE chứa đầy các tác phẩm hiện đại ngày nay và là đại diện tiêu biểu cho tinh thần đổi mới của thời đại Cấp tiến.[5]
  2. Viết phân thân bài. Thân bài là nơi bạn đưa ra các chứng cứ hỗ trợ luận điểm. Mỗi phần của thân bài phải chứa một câu chủ đề và các chứng cứ hỗ trợ câu chủ đề đó. Câu chủ đề giới thiệu ý lớn của thân bài cũng như liên kết ngược lên luận điểm.[1]
    • Ví dụ cho câu chủ đề của Luận điểm 1: Tại PPIE, tòa nhà Court of the Universe là tâm điểm của buổi triễn lãm và là đại diện cho các thành tựu to lớn nhất mà con người đạt được, cũng như sự hội tụ văn hóa Đông Tây
    • Đối với báo cáo về một nhân vật nào đó, câu chủ đề có thể như sau: “John Doe đã có một tuổi thơ khắc nghiệt và nó đã góp phần định hướng cuộc đời ông.” Hiển nhiên bạn cần phải thêm vào các thông tin cụ thể liên quan tới nhân vật đang đề cập.
  3. Hỗ trợ câu chủ đề. Sau khi đã viết câu chủ đề trong phần thân bài, hãy cung cấp các chứng cứ tìm thấy trong nghiên cứu của bạn có thể hỗ trợ câu chủ đề. Chứng cứ có thể diễn tả các thứ được nêu ra trong câu chủ đề, dẫn lời các chuyên gia về nó, hay nêu ra nhiều thông tin hơn nữa về các chủ đề đã nêu.
    • Với câu chủ đề liệt kê ở trên về toà nhà Court of the Universe, phần thân bài nên tiếp tục liệt kê các trưng bày có tại triễn lãm, cũng như giải thích Tòa Nhà đó đã đại diện cho sự hội tụ Đông Tây như thế nào
    • Với báo cáo viết về một nhân vật, hãy cung cấp các chứng cứ chứng minh John Doe đã có một tuổi thơ đầy khó khăn và các trải nghiệm đó đã dẫn dắt ông trở thành một người nổi tiếng như thế nào.
  4. Viết kết luận. Phần này sẽ tóm tắt luận điểm một lần nữa, và cung cấp cảm nghĩ cuối cùng của bạn về đề tài. Phần này nên nhắc lại người đọc về những gì nên rút ra được từ bài báo cáo của bạn.[1]
  5. Trích dẫn nguồn. Giáo viên hoặc chuyên gia sẽ cho bạn biết nên trích dẫn theo kiểu MLA, APA hay Chicago khi viết bài. Hãy định dạng bất kỳ trích dẫn nào bạn dùng, cũng như các thư mục theo đó.
  6. Định dạng báo cáo. Cố gắng làm theo các hướng dẫn định dạng bài viết. Nếu không có hướng dẫn, hãy theo hướng rõ ràng và cổ điển. Định dạng chuẩn của báo cáo học thuật ở Mỹ là cỡ chữ 12, font chữ Times New Roman hoặc Arial, các dòng cách nhau khoảng đôi, và cách các lề 2.54 cm.

Hoàn thành Báo cáo[sửa]

  1. Đọc qua báo cáo từ góc độ của người ngoài. Các ý bạn đã viết đã rõ ràng xuyên suốt chưa? Chứng cứ bạn nêu ra đã hỗ trợ cho luận điểm chưa? Nếu bạn là một ai khác lần đầu tiên đọc bài này, thì liệu có hiểu được đề tài sau khi đọc báo cáo không?
  2. Nhờ người khác đọc báo cáo. Có thêm các cặp mắt khác sẽ rất hữu ích trong việc đảm bảo các ý của bạn đã rõ ràng và bạn viết không hề vụng về. Hãy nhờ người khác giúp đỡ, hỏi họ có hiểu những gì mình nói trong báo cáo không? Có thứ gì cần bổ sung hãy loại trừ không? Có thứ gì cần thay đổi không?
  3. Đọc ra soát lại bài báo cáo. Kiểm tra các lỗi chính ta, ngữ pháp và dấu câu. Có câu nào vụng về cần viết lại hay không?[2]
  4. Đọc to bài báo cáo. Việc đọc to sẽ giúp bạn xác định được các phần bị viết lủng củng trong bài (như tính liền mạch trong các câu.)
  5. Để bài viết qua một bên trong vài ngày. Nếu có thời gian để cho bài viết sang một bên cũng như giải phóng đầu óc trước khi đọc lại, thì đây là một việc nên làm. Nghỉ ngơi sau khi viết sẽ giúp phát hiện nhiều hơn các lỗi sai và các phần vô nghĩa khi đọc lại.

Lời khuyên[sửa]

  • Trong khi viết, hãy giả định rằng người đọc chỉ biết một ít hoặc là không biết gì đến đề tài của bạn. Bổ sung các chi tiết và định nghĩa về đề tài vào bài viết.
  • Không được sao chép bài người khác. Điều này không chỉ nói lên bạn lười biếng, nó còn được gọi là đạo văn, là bất hợp pháp.
  • Hãy dựa trên nhiều hơn một nguồn thông tin mà bạn có.
  • Tập trung vào ý chính bạn muốn chuyền tải. Đảm bảo rằng ý tưởng đã được thiết lập tốt ngay từ ban đầu.
  • Đừng trì hoãn nghiên cứu cho tới phút cuối. Việc viết báo cáo sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ, đặc biệt là khi bạn bắt đầu thêm màu sắc, tranh ảnh, tạo khung, viết đề mục… sau khi thông tin đã được viết hoàn chỉnh.
  • Chọn đề tài mà bạn nắm rõ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây