Viết theo Định dạng MLA

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Định dạng MLA (Modern Language Association – Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại) là một trong những phong cách viết chính được sử dụng trong viết học thuật và viết chuyên nghiệp. Khi viết nghiên cứu hoặc bài báo khoa học theo phong cách MLA, bạn hãy ghi nhớ những quy tắc sau đây.

Các bước[sửa]

Trang Bìa[sửa]

  1. Không được đính kèm trang bìa bên ngoài vào nếu không có yêu cầu cụ thể. Theo các quy tắc định dạng MLA tiêu chuẩn, trang bìa, hay trang tiêu đề riêng, không cần thiết và không được đưa vào hầu hết các bài viết khoa học.
    • Với suy nghĩ đó, đôi khi giáo viên hướng dẫn sẽ yêu cầu sinh viên tạo trang bìa cho bài viết theo phong cách MLA, đặc biệt là đối với những bài viết dài. Loại thông tin cần được đưa vào trong trường hợp này cũng theo quy định.
  2. Căn giữa tiêu đề. Tiêu đề của bạn phải được căn giữa và để ở vị trí một phần ba của trang tính từ trên xuống.[1]
    • Tiêu đề phải đầy đủ thông tin nhưng cũng mang tính sáng tạo.
    • Nếu bạn đưa thêm tiêu đề phụ, hãy để nó cùng dòng với tiêu đề chính và ngăn cách với tiêu đề chính bằng dấu hai chấm.
    • Chữ cái đầu tiên của tất cả các từ quan trọng phải viết hoa. Không viết hoa những tiểu từ như “các”, “một”, hay “và”, nếu chúng không phải là từ đầu tiên của tiêu đề chính hoặc tiêu đề phụ.
  3. Ghi đầy đủ họ tên của bạn. Bạn phải ghi đầy đủ họ tên của mình ở giữa trang, căn giữa, và đằng trước là từ “Người viết”.
    • Gõ “Người viết” trên một dòng, ấn phím “Enter”, và điền đầy đủ họ tên ở dòng tiếp theo.
    • Tên của bạn phải viết theo định dạng "Họ, Tên".
  4. Kết thúc bằng tên lớp, tên giáo viên hướng dẫn, và ngày nộp bài. Ở hai phần ba trang giấy tính từ trên xuống, bạn phải cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết này.
    • Đánh tên lớp và khóa học vào một dòng.
    • Dòng tiếp theo, ghi tên giáo viên hướng dẫn.
    • Dòng cuối cùng, đánh ngày nộp bài viết theo định dạng Ngày, Tháng, Năm.

Định dạng MLA Chung[sửa]

  1. Căn lề 2,5 cm. Lề trên, dưới, trái, và phải phải được căn lề rộng 2,5 cm.
    • Đối với hầu hết các chương trình soạn thảo, bạn có thể thay đổi lề bằng cách vào "Page Layout" (Bố trí trang) nằm ở bên dưới trình đơn "File". Trong hộp thoại "Margins" (Lề), bạn có thể thay đổi lề sang kích thước phù hợp.
  2. Tạo khoảng cách đôi giữa các dòng. Từ trang đầu tiên trở đi, toàn bộ bài viết của bạn phải được căn dòng gấp đôi. Lưu ý rằng không được để thừa dấu cách ở cuối mỗi đoạn.
    • Để thay đổi khoảng cách giữa các dòng, bạn vào “Page Layout” nằm ở bên dưới trình đơn “File”. Trong hộp thoại “Line Spacing” (Khoảng cách dòng), chọn khoảng cách là “2.0”.
  3. Sử dụng phông chữ 12. Phông chữ và kích cỡ chữ tiêu chuẩn cho các bài báo theo phong cách MLA là 12-point Times New Roman.
    • Nếu bạn muốn sử dụng phông chữ khác thay vì Times New Roman, hãy chọn một phông chữ đơn giản, dễ đọc, và không quá to.
  4. Tạo dòng chữ chạy đầu trang. Dòng chữ chạy đầu trang sẽ xuất hiện trên mỗi trang ở cùng một vị trí. Nó bao gồm tên bạn và số trang, và phải nằm ở góc trên cùng bên phải của trang.
    • Vào thanh công cụ "Header and Footer" (Đầu trang và Cuối trang) trong trình soạn thảo, thường là ở bên dưới trình đơn "View" (Xem). Đánh tên bạn và ấn vào biểu tượng số trang trong hộp tùy chọn để tự động điền số trang hiện tại cho trang tương ứng.

Định dạng Trang Đầu tiên[sửa]

  1. Đánh đề mục vào góc trên cùng bên trái. Đề mục nhất thiết phải có tất cả thông tin như trên trang bìa. Đánh tên đầy đủ của bạn, tên giáo viên hướng dẫn, tên khóa học, và ngày nộp vào góc trên cùng bên trái.
    • Đánh tên đầy đủ của bạn vào dòng đầu tiên.
    • Trên dòng tiếp theo, đánh chức danh và tên giáo viên hướng dẫn.
    • Trên dòng thứ ba, đánh tên lớp, khóa học.
    • Đánh ngày nộp bài vào dòng cuối cùng theo định dạng Ngày, Tháng, Năm.
  2. Căn giữa tiêu đề. Ở dòng phía sau dòng ngày tháng, bạn phải đánh tên tiêu đề bài viết. Tiêu đề này phải được căn giữa.
    • Không được phóng to, in nghiêng, gạch chân, hay in đậm tiêu đề.
    • Tiêu đề trang phải đầy đủ thông tin và mang tính sáng tạo.
    • Nếu có tiêu đề phụ, đánh nó trên cùng một dòng với tiêu đề chính và ngăn cách với tiêu đề chính bằng dấu hai chấm.
    • Chữ cái đầu tiên của tất cả các từ quan trọng phải được viết hoa. Không viết hoa những tiểu từ như “các”, “một”, hoặc “và”, nếu chúng không là từ đầu tiên của tiêu đề chính hoặc tiêu đề phụ.
  3. Viết thân bài. Ngay sau dòng tiêu đề, căn lề trái văn bản và bắt đầu viết đoạn văn mở đầu cho bài viết.

Thân Bài[sửa]

  1. Lùi đầu dòng đối với dòng đầu tiên của mỗi đoạn. Dòng đầu tiên của mỗi đoạn phải được lùi vào 1,25 cm.
    • Bạn có thể nhấn phím “Tab” trên bàn phím để lùi đầu dòng.
    • Không cần thiết phải cách đoạn bằng dòng trống. Bản thân việc lùi dòng này đủ để đánh dấu bắt đầu một đoạn mới.
  2. Tách thân bài báo thành các đề mục nhỏ nếu phù hợp. Nếu bài báo của bạn dài, giáo viên hướng dẫn có thể yêu cầu bạn phải tách thân bài thành các đề mục khác nhau.
    • Lời khuyên cho viết đề mục theo phong cách MLA là đánh số mỗi phần bằng một chữ số Ả rập và một dấu chấm. Tiếp theo dấu chấm là dấu cách sau đó mới đến tên đề mục.[2]
    • Chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong tên đề mục đều phải viết hoa.
    • Tên đề mục thường phải căn giữa và nằm riêng một dòng.
  3. Ghi số nếu bài viết có hình ảnh hoặc bảng biểu. Khi bài viết MLA của bạn có tranh ảnh hoặc bảng biểu, hãy căn giữa số liệu và đánh số, dán nhãn, hoặc trích nguồn thông tin.
    • Sử dụng "Hình 1", "Hình 2", v.v. cho các hình minh họa. Sử dụng "Bảng 1", "Bảng 2", v.v. cho bảng biểu.
    • Dán nhãn nhanh cho số liệu bằng những từ miêu tả như "hoạt hình" hoặc "bảng thống kê".
    • Cung cấp tên tác giả, số liệu được xuất bản ở nguồn nào, ngày xuất bản, và số trang.
    • Tất cả thông tin phải gói gọn trong một dòng duy nhất bên dưới hình ảnh.

Trích dẫn Trong Văn bản[sửa]

  1. Sử dụng trích dẫn trong dấu ngoặc đơn cho tất cả các tài liệu đi mượn. Bất cứ khi nào bạn trích dẫn trực tiếp, diễn giải, hoặc tóm tắt trong bài viết, bạn phải trích dẫn nguồn của tài liệu đó bên trong dấu ngoặc đơn sau khi trình bày tài liệu.
    • Nếu có, ghi tên tác giả và số trang của tài liệu trích dẫn.
    • Nếu tài liệu đến từ nguồn trực tuyến và không có số trang, bạn chỉ cần phải đưa tên tác giả vào.
    • Nếu không có tên tác giả, hãy trích một phần viết tắt của tiêu đề tài liệu nguồn.
    • Lưu ý rằng nếu bạn đã giới thiệu tên tác giả trước đó, bạn không cần phải ghi tên tác giả trong dấu ngoặc đơn nữa.
  2. Định dạng các trích dẫn trong văn bản. Hầu hết các trích dẫn đều nằm trong văn bản, nghĩa là không yêu cầu phải có định dạng đặc biệt nào và chúng có thể được xử lý như văn bản thông thường.
    • Luôn luôn đưa trích dẫn vào trong câu. Đừng bao giờ viết theo kiểu "trích dẫn lửng lơ", một loại trích dẫn không nằm trong câu nào và không có dẫn dắt.
    • Đằng sau các trích dẫn nằm trong dấu ngoặc đơn phải có dấu phẩy và dấu chấm. Dấu ngoặc đơn phải nằm bên ngoài dấu đóng ngoặc kép.
  3. Định dạng đoạn trích. Nếu trích dẫn dài hơn ba dòng , bạn phải tách nó ra khỏi phần còn lại của văn bản dưới dạng đoạn trích.[3]
    • Để bắt đầu đoạn trích, nhấn phím "Enter" để chuyển sang một dòng mới.
    • Mỗi dòng của đoạn trích phải được lùi vào trong thêm 1,25 cm.
    • Bạn không cần phải viết dấu ngoặc kép đối với đoạn trích, nhưng vẫn phải có trích dẫn trong ngoặc đơn.

Trang Chú thích[sửa]

  1. Căn giữa tiêu đề "Chú thích". Không in nghiêng, in đậm, hoặc gạch chân đề mục này.[4]
    • Nếu bạn chèn bất cứ chú thích (endnote) nào vào bài viết, các chú thích này sẽ tự nhảy sang một trang riêng bên dưới phần chính của bài viết. Không được chọn chúng là lời chú cuối trang (footnote) vì làm như vậy chúng sẽ nhảy xuống phần cuối mỗi trang viết.
  2. Đánh số các chú thích. Nếu bạn chèn chú thích bằng cách sử dụng công cụ endnote trong word, việc đánh số sẽ được thực hiện tự động cho bạn.
    • Nếu không, hãy đánh số các chú thích bằng chữ số Ả Rập tương ứng với phần được ghi chú trong bài báo.
    • Dòng dầu tiên của mỗi chú thích phải được lùi vào 1,25.
  3. Chỉ đưa những thông tin ngắn gọn nhưng quan trọng vào trong chú thích. Chú thích phải được sử dụng để thảo luận những thông tin không liền mạch với đoạn văn bản mà nó liên quan.
    • Chú thích không được dài quá ba hoặc bốn dòng. Tránh các diễn giải rườm rà. Chú thích không phải là lúc thích hợp để đưa ra các điểm hoàn toàn mới.

Phụ lục[sửa]

  1. Căn giữa đề mục "Phụ lục". Không in nghiêng, in đậm, hoặc gạch chân đề mục này.
    • Nếu có nhiều phụ lục, ghi chúng là “Phụ lục A”, “Phụ lục B”, v.v.
  2. Bổ sung những thông tin liên quan nhưng không cần thiết. Thông tin trong phần phụ lục phải liên quan đến bài viết nhưng không quan trọng hoặc cần thiết đối với lập luận của bạn.
    • Phụ lục là cách để đưa những thông tin liên quan mà không làm ảnh hưởng đến lập luận chính của bài viết.

Trang Tài liệu Tham khảo[sửa]

  1. Căn giữa đề mục “Tài liệu Tham khảo”. Không in nghiêng, in đậm, hoặc gạch chân đề mục này.
    • Trang “Tài liệu Tham khảo” phải liệt kê tất cả các tài liệu mà bạn đã trích dẫn trực tiếp trong thân bài.
    • Tất cả bài viết theo định dạng MLA phải có trang “Tài liệu Tham khảo”.
  2. Tài liệu trích dẫn được sắp xếp theo thứ tự chữ cái. Tất cả trích dẫn phải được liệt kê theo thứ tự chữ cái của tên tác giả.
    • Nếu không rõ tác giả, sắp xếp tài liệu trích dẫn theo thứ tự chữ cái của từ đầu tiên của tên bài báo hay tên sách.
  3. Trích dẫn sách.[5] Định dạng cơ bản để trích dẫn sách bao gồm tên tác giả, tên sách, thông tin xuất bản, và phương tiện xuất bản.
    • Viết tên tác giả theo định dạng "Họ, Tên". Theo sau là dấu chấm.
    • In nghiêng tên sách và viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ. Theo sau là dấu chấm.
    • Viết tên thành phố nơi xuất bản đằng sau dấu hai chấm, kế đến là tên nhà xuất bản. Theo sau đó là dấu phẩy và năm xuất bản. Kết thúc bằng dấu chấm.
    • Cuối cùng là ghi phương tiện xuất bản, "In" hoặc "eBook". Kết thúc bằng dấu chấm.
  4. Trích dẫn bài báo tạp chí. Một bài báo tạp chí thông thường phải có tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí, thông tin phát hành, và phương tiện xuất bản.
    • Viết tên tác giả theo định dạng Họ, Tên. Đằng sau là dấu chấm.
    • Đưa tên bài báo vào trong dấu ngoặc kép và sau đó là dấu chấm. Chữ cái đầu tiên của mỗi từ phải viết hoa.
    • In nghiêng tên tạp chí và sau đó là dấu chấm. Chữ cái đầu tiên của mỗi từ phải viết hoa.
    • Ghi số phát hành, đằng sau là năm xuất bản bên trong dấu ngoặc đơn. Đặt dấu hai chấm đằng sau năm xuất bản và sau đó là số trang. Theo sau là dấu chấm.
    • Sau cùng là phương tiện xuất bản và dấu chấm cuối cùng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]