Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xác định lượng đạm cần thiết
Từ VLOS
Hầu như mọi cơ quan trong cơ thể, từ những tế bào riêng lẻ đến hệ miễn dịch, đều sử dụng đạm (protein). Đạm cũng chịu trách nhiệm xây dựng mô cơ mới. Biết cơ thể mình cần đạm là tốt, nhưng việc biết lượng đạm mình cần là bao nhiêu có thể giúp bạn đạt được chế độ dinh dưỡng cân bằng và một cơ thể khỏe mạnh.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xác định nhu cầu đạm của cơ thể[sửa]
-
Tính
toán
mức
hoạt
động
của
bạn.
Mức
hoạt
động
quyết
định
lượng
calorie
mà
bạn
cần
trong
một
ngày.
Đạm
đóng
góp
một
phần
trong
lượng
calorie
đó,
vì
vậy
mức
hoạt
động
của
bạn
cũng
quyết
định
lượng
đạm
mà
bạn
nên
ăn.[1]
- Lối sống ít vận động là khi bạn không hề tập thể dục ngoài các hoạt động thường ngày.[2]
- Hoạt động trung bình bao gồm các hoạt động thường ngày cộng với đi bộ 2,5 – 5 km mỗi ngày với vận tốc 5 - 6,5 km/giờ hoặc tập luyện với các bài tập cường độ tương đương.[2]
- Nếu là người hoạt động, bạn đi bộ ít nhất 5 km mỗi ngày với vận tốc 5 -6,5 km/giờ hoặc tập luyện với các bài tập cường độ tương đương.[2]
- Các vận động viên tập luyện để thi đấu thể thao và tập các bài tập cường độ cao.
- Cân trọng lượng cơ thể. Công thức tính lượng đạm cần thiết một phần dựa trên cân nặng cơ thể. Cân trọng lượng cơ thể theo đơn vị pound (1 pound = 0,453 kg) và ghi lại con số đó.[1]
-
Nhân
trọng
lượng
cơ
thể
với
mức
độ
hoạt
động
của
bạn.
Mỗi
mức
hoạt
động
có
một
số
nhân
để
tính
lượng
đạm
cần
thiết.
Kết
quả
sẽ
là
số
lượng
đạm
bạn
cần,
tính
theo
gram.[1]
- Với lối sống ít vận động hoặc vận động ở mức trung bình, con số nhân là 0,4. Do đó nếu cân nặng 140 pound, bạn cần 56 gram đạm mỗi ngày.[1]
- Với lối sống vận động nhiều, con số nhân là 0,4 đến 0,6. Do đó nếu cân nặng 140 pound, bạn cần từ 56 đến 84 gram đạm mỗi ngày.[1]
- Vận động viên đang xây dựng cơ bắp hoặc các vận động viên trẻ cần 0,6 đến 0,9 gram cho mỗi pound trọng lượng cơ thể. Nếu cân nặng 140 pound, bạn cần 84 đến 126 gram đạm mỗi ngày.[1]
Nạp chất đạm cho cơ thể[sửa]
-
Ăn
thịt.
Thịt
là
một
trong
những
nguồn
cung
cấp
đạm
tốt
nhất,
vì
đó
là
loại
đạm
hoàn
toàn,
nghĩa
là
nó
cung
cấp
đầy
đủ
các
amino
a-xít
mà
cơ
thể
cần
từ
một
nguồn.[3]
Trong
1
ounce
thịt
có
7
gram
đạm.[1]
Ăn
nhiều
loại
thịt
để
có
thể
nạp
đủ
các
dưỡng
chất
và
các
hương
vị
khác
nhau.
Tránh
sự
đơn
điệu
và
cố
gắng
làm
phong
phú
các
bữa
ăn.
- Tốt nhất là bạn nên chọn phần thịt nạc như gà hay cá, vì quá nhiều mỡ trong khẩu phần ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi ăn gà, nên loại bỏ da để giảm mỡ.[4]
-
Thử
ăn
trứng.
Trứng
cũng
là
nguồn
đạm
hoàn
toàn
rất
tốt.
Một
quả
trứng
lớn
cung
cấp
7
gram
chất
đạm.[1]
Nhớ
rằng
trứng
có
thể
dùng
trong
các
món
ngọt
hoặc
món
mặn!
Trứng
được
sử
dụng
khá
linh
hoạt.
Trứng
khuấy
với
rau
củ
và
phô
mai
cheddar
tách
béo
hoặc
lòng
trắng
trứng
đánh
với
yến
mạch
cắt
nhỏ
với
hương
vị
quế
sẽ
cho
món
bánh
xèo
giàu
đạm
nhanh
chóng!
Bạn
có
vô
số
các
lựa
chọn.
- Để có món ăn nhanh dễ dàng và giàu đạm, bạn hãy luộc vài quả trứng vào đầu tuần. Bóc ra và trữ trong tủ lạnh để ăn ngay khi cần.
- Uống chất đạm. Một ly sữa có 8 gram đạm.[4] Sữa cũng cung cấp tinh bột, đó là lý do vì sao một số người uống sữa sau khi làm việc nặng như một thức uống giúp hồi phục.[5] Để tăng hiệu quả, hãy thêm vào sữa một thìa bột đạm (với lượng đường dưới 5 g) và bạn sẽ có một ly sữa giàu đạm.
- Sử dụng rau củ. Bạn có thể lấy đạm từ các nguồn thực vật. Những nguồn chính là đậu lăng và các loại đậu khác. Ví dụ, một cup đậu có khoảng 16 gram đạm. Bạn cũng có thể ăn đậu lăng hoặc các loại đậu khác để có cùng lượng đạm tương tự.[6]
-
Bơ
từ
các
loại
quả
hạch,
như
bơ
đậu
phộng
cũng
có
thể
bổ
sung
đạm
cho
chế
độ
ăn.
Ví
dụ,
một
thìa
canh
bơ
đậu
phộng
có
4,5
gram
đạm.[8]
- Để kết hợp bơ đậu phộng vào chế độ ăn, bạn có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mì nướng làm từ lúa mì nguyên hạt, hoặc thêm một thìa canh bơ đậu phộng vào ly sinh tố.
Theo dõi lượng đạm[sửa]
-
Tính
toán
lượng
khẩu
phần.
Bước
đầu
tiên
để
theo
dõi
lượng
đạm
là
phải
hiểu
về
khẩu
phần.
Cách
dễ
nhất
để
tính
toán
khẩu
phần
là
đo
lường
bữa
ăn.
Bạn
nên
cân
thịt
hoặc
đong
các
loại
thực
thẩm
như
đậu
bằng
cup
đo
lường.
- Cân thịt theo đơn vị ounce (1 ounce = 28,3 gram), và nhân với lượng đạm trong mỗi ounce. Ví dụ, 3 ounce thịt có 21 gram đạm, vì mỗi ounce thịt có 7 gram đạm.[1] Nhớ rằng khi theo dõi lượng đạm, tốt nhất là cân đạm ở dạng còn sống và trung thành với phương pháp đó.
- Đong đậu bằng cup đo lường, và nhân số cup với số gram trong mỗi cup. Ví dụ, ¾ cup đậu có 12 gram đạm vì 0,75 nhân với 16 là 12.[6]
- Nếu không muốn tốn thời gian để đo lường, bạn có thể học cách đo bằng mắt. Ví dụ, 3 ounce thịt có kích cỡ bằng khoảng 1 bộ bài tây; 3 ounce cá to cỡ quyển séc. Nửa cup đậu cỡ bằng bóng đèn tròn, trong khi 2 thìa canh bơ đậu phộng bằng khoảng quả bóng gôn.[9]
-
Ghi
nhật
ký
ăn
uống.
Nhật
ký
ăn
uống
giúp
bạn
biết
mình
đã
ăn
gì
trong
cả
ngày.
Nó
khiến
bạn
lưu
ý
đến
từng
miếng
ăn
vào.
Bạn
chỉ
cần
ghi
lại
món
ăn
và
mọi
khẩu
phần
ăn
hàng
ngày,
bao
gồm
cả
lượng
đạm
nạp
vào.[10]
- Nếu có vấn đề về việc ăn quá độ, bạn cũng có thể ghi lại những hoạt động và cảm giác có liên quan đến ăn uống, chẳng hạn như “cảm thấy buồn và xem ti vi”. Như vậy, bạn có thể nhận ra chiều hướng nào khiến bạn ăn nhiều hơn.[10]
- Cộng lại toàn bộ lượng đạm trong cả ngày. Khi đã ghi lại lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày, bạn hãy cộng lại toàn bộ số lượng đó. So sánh với lượng đạm mà bạn nên ăn để điều chỉnh thêm hoặc bớt.
- Không ăn quá nhiều đạm. Ý tưởng ăn nhiều đạm để xây dựng cơ bắp cho lớn hơn nghe có vẻ hấp dẫn, tuy nhiên cơ thể bạn thực sự không cần lượng đạm dư thừa. Thực tế là, nếu bạn tiêu thụ nhiều đạm hơn mức cần thiết, chất đạm thường sẽ được chuyển thành mỡ.[8] Tệ hơn, nó sẽ gây áp lực cho thận.
Lời khuyên[sửa]
- Một buổi trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa ăn uống có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các lựa chọn tốt nhất để nạp chất đạm. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lập thực đơn riêng để bạn có thể đạt được lượng đạm thích hợp.
Cảnh báo[sửa]
- Luôn luôn tham khảo bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn hoặc bắt đầu một kế hoạch ăn uống mới.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 http://www.rice.edu/~jenky/caryn/protein.html
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://www.health.gov/dietaryguidelines/dga2005/healthieryou/html/chapter4.html
- ↑ http://health.utah.gov/wic/pdf/forms_and_modules/Staff_Training_Modules/Basic%20Nutrition/basic%20nutrition%20module%205.11_files/Page322.htm
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://www.cdc.gov/nutrition/everyone/basics/protein.html
- ↑ 5,0 5,1 http://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/best-sources-protein
- ↑ 6,0 6,1 http://www.med.umich.edu/umim/food-pyramid/legs.html
- ↑ http://www.npr.org/sections/thesalt/2012/05/03/151932410/man-cannot-live-on-rice-and-beans-alone-but-many-do
- ↑ 8,0 8,1 8,2 http://dining.illinoisstate.edu/nutrition/nutrition_tips/protein.shtml
- ↑ http://www.webmd.com/diet/healthtool-portion-size-plate
- ↑ 10,0 10,1 http://www.realsimple.com/health/nutrition-diet/healthy-eating/keep-food-journal