Xác định nhóm máu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn cần biết mình thuộc nhóm máu gì vì lý do sức khỏe, để xin visa đi nước ngoài, hoặc chỉ để biết về cơ thể mình. Bạn có thể đoán nhóm máu của mình dựa vào nhóm máu của bố mẹ, nhưng chắc chắn bạn phải đi kiểm tra máu để biết chính xác. Hãy đọc bài viết để biết về những cách bạn có thể sử dụng cho việc xác định nhóm máu của mình.

Các bước[sửa]

Xét nghiệm máu tại cơ sở y tế[sửa]

  1. Hỏi bác sĩ chăm sóc sức khỏe để biết nhóm máu. Nếu bác sĩ đã lưu nhóm máu của bạn vào hồ sơ, thì bạn chỉ cần hỏi họ. Tuy nhiên, họ chỉ lưu lại nhóm máu của bạn nếu bạn đã từng cho máu hoặc đã từng kiểm tra máu. Các lý do phổ biến mà bạn có thể đã từng kiểm tra nhóm máu bao gồm:
    • Khám thai
    • Phẫu thuật
    • Hiến nội tạng
    • Truyền máu
  2. Yêu cầu được xét nghiệm máu. Nếu nhóm máu của bạn không được lưu vào hồ sơ, hãy bắt đầu kiểm tra máu. Bạn có thể gọi điện hoặc đến văn phòng bác sĩ và yêu cầu được xét nghiệm máu để xác định nhóm máu.
    • Bạn có thể nói "Tôi muốn biết mình thuộc nhóm máu nào. Liệu bác sĩ có thể yêu cầu một xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu của tôi không?"
  3. Đến phòng khám. Nếu bạn không có bác sĩ chăm sóc sức khỏe riêng, bạn có thể kiểm tra tại phòng khám sức khỏe. Đến trung tâm y tế gần nhất và yêu cầu xét nghiệm máu.
    • Bạn có thể gọi đến trung tâm y tế trước để biết họ có cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu hay không.

Nhận biết nhóm máu theo cách khác[sửa]

  1. Hiến máu. Đây là cách dễ dàng để vừa xác định nhóm máu mà vừa giúp người khác! Hãy tìm đến trung tâm hiến máu địa phương hoặc chờ cho đến khi trường bạn, nhà thờ hoặc trung tâm cộng đồng tổ chức hoạt động hiến máu. Khi bạn tham gia hiến máu, hãy hỏi nhân viên để biết bạn thuộc nhóm máu nào sau khi đã hiến xong.
    • Họ không thể nói cho bạn biết ngay, bởi vì máu của bạn cần thời gian để kiểm tra. Hãy nhờ họ gọi lại để báo cho bạn biết một vài ngày sau đó.
    • Bạn có thể gọi điện trước để đảm bảo rằng họ sẽ cho bạn biết nhóm máu của mình trước khi chọn một nơi để hiến tặng.
    • Nhớ rằng bạn phải đáp ứng một vài yêu cầu về tiêu chuẩn đặc biệt trước khi bạn có thể hiến máu. Ngoài ra còn có một vài tiêu chí khác khiến bạn không hội đủ điều kiện hiến máu như hành vi nguy cơ cao, đi du lịch đến một quốc gia khác, bị bệnh hoặc tiếp nhận điều trị bệnh mãn tính trước đó.[1]
  2. Đến trung tâm dịch vụ xét nghiệm máu ở đất nước bạn đang cư trú. Trung tâm dịch vụ xét nghiệm máu thường cung cấp cho mọi người nhiều cách miễn phí để xét nghiệm máu và xác định nhóm máu của họ.
    • Ở Canada , bạn có thể truy cập trang web chính thức về xét nghiệm máu của nước này. Tìm xem nơi nào đang tổ chức sự kiện "Bạn thuộc nhóm máu gì?". Đây là sự kiện quảng cáo được tổ chức thường xuyên trong cộng đồng bởi Dịch vụ Xét nghiệm Máu Canada. Kết quả sẽ có ngay, và bạn sẽ biết bạn thuộc nhóm máu phổ biến hay hiếm gặp, bạn có thể nhận nhóm máu nào, và bạn có thể hiến máu cho ai. Bạn sẽ biết về nhóm máu ABO, cũng như biết yếu tố Rh dương tính hay âm tính có trong máu của mình.
  3. Tìm công cụ xác định nhóm máu trên mạng. Có nhiều công cụ tính toán để xác định nhóm máu được tìm thấy trên một số trang web và sẽ giúp bạn xác định nhóm máu của mình. Để sử dụng công cụ đó, bạn cần phải biết nhóm máu của cha mẹ bạn.[2] Dưới đây là một số kết hợp nhóm máu từ cha mẹ và con cái có thể mang nhóm máu như sau: [3]
    • Bố O x mẹ O= con cái O
    • Bố O x mẹ A = con cái A hoặc O
    • Bố O x mẹ B = con cái B hoặc O
    • Bố O x mẹ AB = con cái A hoặc B
    • Bố A x mẹ A = con cái A hoặc O
    • Bố A x mẹ B = con cái A, B, AB hoặc O
    • Bố A x mẹ AB= con cái A, B hoặc AB
    • Bố B x mẹ B = con cái B hoặc O
    • Bố B x mẹ AB = con cái A, B hoặc AB
    • Bố AB x mẹ AB = con cái A, B hoặc AB

Lời khuyên[sửa]

  • Nói thêm về các nhóm máu, một người cũng nên kiểm tra thêm để biết có yếu tố Rh trong máu của họ hay không. Nếu bạn kiểm tra nhóm máu tại Hội chữ thập đỏ hoặc bất cứ tổ chức chuyên nghiệp nào, thì họ sẽ nói cho bạn biết về loại Rh. Đôi khi nhóm này cũng được gọi là nhóm máu D. Bạn có thể thuộc nhóm máu D+ hoặc D-. Ví dụ, nếu máu vón cục ở vùng A, và vùng D, thì người đó thể thuộc nhóm máu A+.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây