Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xác định và chữa trị vết chích của cá đuối và nhím biển
Từ VLOS
Cá đuối gai độc và nhím biển và những loài sinh vật biển không có bản tính hung hăng. Tuy nhiên chúng có thể gây ra những vết thương đau đớn và ẩn chứa nguy hiểm khi bị quấy nhiễu hoặc bị làm hại. Hãy học cách xác định vết chích của cá đuối và nhím biển, gợi ý các bước sơ cứu và cung cấp thông tin để nạn nhân chữa trị tại nhà đối với các vết thương nhẹ ở tay và chân. Tuy nhiên, tốt nhất nạn nhân vẫn cần được chăm sóc chuyên môn khi bị nhím biển và cá đuối chích ngay cả khi đã được chăm sóc ở nhà. Những vết thương ở bụng, ngực, cổ hoặc trên mặt có thể coi là đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng và phải được cấp cứu ngay lập tức.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xác định và chữa trị vết thương do cá đuối chích[sửa]
-
Quan
sát
các
triệu
chứng
thường
gặp.
Các
vết
thương
do
cá
đuối
chích
có
thể
kèm
theo
các
triệu
chứng
(nhẹ
và
nặng)
như
sau:[1]
[2]
- Vết thương là một vết đâm. Vết đâm của gai cá đuối khá lớn và có thể lởm chởm. Cá đuối thường không bỏ lại gai sau khi chích, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, gai của cá đuối có thể gãy bên trong vết thương.
- Nạn nhân ngay lập tức thấy đau dữ dội tại vết chích.
- Vùng bị thương sưng to.
- Vết đâm bị chảy máu.
- Vùng da quanh vết thương ban đầu màu xanh, sau chuyển sang đỏ.
- Đổ mồ hôi bất thường.
- Nạn nhân lả đi, yếu hoặc chóng mặt.
- Đau đầu.
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
- Thở nhanh.
- Co giật, chuột rút, hoặc tê liệt.
-
Tìm
sự
chăm
sóc
y
tế
ngay
lập
tức
nếu
các
triệu
chứng
có
vẻ
nghiêm
trọng.
Các
dấu
hiệu
sau
đây
cho
thấy
nạn
nhân
cần
trợ
giúp
y
tế
khẩn
cấp:[3]
- Vết thương nằm ở bụng, ngực, cổ, hoặc mặt.
- Chảy máu ồ ạt.
- Nạn nhân thấy khó thở, ngứa, buồn nôn, nghẹn cổ họng, mạch nhanh, chóng mặt hoặc mất tri giác.
-
Đưa
nạn
nhân
ra
khỏi
nước
và
vào
nơi
an
toàn.
Đặt
nạn
nhân
nằm
trên
mặt
đất
nếu
tai
nạn
xảy
ra
gần
bờ
biển,
hoặc
trên
sàn
hay
chỗ
ngồi
trên
thuyền
nếu
sự
cố
xảy
ra
trên
vùng
nước
gần
nơi
có
tàu
thuyền.[4]
[3]
- Ra khỏi nước một cách nhanh chóng và an toàn là việc làm cần thiết để tránh bị thương nặng hơn.
- Nếu nạn nhân nôn, cho họ nằm nghiêng để khỏi bị nghẹn.[4]
-
Cầm
máu.
Cách
cầm
máu
tốt
nhất
là
dùng
vải
hoặc
khăn
sạch
ép
lên
vết
chích.[4]
[3]
- Nếu không có sẵn khăn hoặc vải sạch, bạn có thể dùng áo hoặc một mảnh trang phục.
- Chỉ ép vừa đủ mạnh để máu ngưng chảy hoặc chảy chậm hẳn lại. Nếu nạn nhân tỉnh táo, hỏi xem họ có chịu được lực ép như vậy không hoặc ép như vậy có khiến họ bị đau nhiều hơn không.
-
Dùng
nhíp
để
lấy
gai
ra
nếu
không
có
sự
chăm
sóc
y
tế.
Nếu
thấy
có
gai
nằm
lại
trong
vết
thương,
bạn
cần
lấy
nó
ra
để
ngăn
chất
độc
không
tiếp
tục
xâm
nhập
vào
vết
thương.[4]
Tuy
nhiên,
gai
cá
đuối
có
răng
cưa
và
sẽ
làm
rách
da
khi
được
nhổ
ra,
như
vậy
nọc
độc
sẽ
càng
xâm
nhập
vào
vết
thương.
Ngoài
ra,
nỗ
lực
lấy
gai
ra
của
người
không
có
chuyên
môn
có
thể
làm
chiếc
gai
bị
gãy
trong
vết
thương,
đồng
nghĩa
với
việc
bác
sĩ
sẽ
phải
xử
lý
vết
thương
lần
nữa
để
lấy
ra
những
mảnh
gai
gãy.
Hơn
nữa
một
chiếc
gai
thật
lớn
thực
ra
có
thể
bịt
vết
thương
và
ngăn
máu
chảy
ồ
ạt.
Vì
vậy,
bạn
chỉ
nên
cố
gắng
lấy
gai
ra
trong
trường
hợp
không
có
khả
năng
tiếp
cận
sự
chăm
sóc
y
tế
kịp
thời,
chẳng
hạn
như
bạn
đang
ở
rất
xa
đất
liền.
- Nếu không có sẵn nhíp, bạn có thể dùng kìm nhỏ đầu nhọn để lấy gai ra. Chọn dụng cụ tương đối sạch để khỏi gây nhiễm trùng cho vết thương, nếu có thể.
- Cẩn thận với chiếc gai sau khi đã nhổ ra, không để gai đâm vào mình hoặc người khác. Vứt chiếc gai bằng cách bỏ vào chai và đậy nắp lại hoặc gói trong nhiều lớp ni lông. Như vậy để đề phòng người khác vô tình đụng phải.
- Không dùng tay trần để lấy gai ra khỏi vết thương. Nếu không có sẵn dụng cụ để lấy gai ra, tốt nhất là bạn nên chờ chuyên viên y tế. Ngay cả găng tay dày cũng không thể đảm bảo cho bạn không bị gai đâm trong khi thao tác, do đó bạn nên thật thận trọng.
Rửa và làm dịu vết thương do cá đuối chích[sửa]
-
Xử
lý
vết
thương
như
vết
rách
thông
thường.
Nên
rửa
bằng
nước
ngọt
ấm,
xà
phòng
và/hoặc
nước
sát
trùng.
Có
thể
dùng
nước
lạnh
nếu
không
có
sẵn
nước
ấm,
nhưng
như
vậy
có
thể
khiến
nạn
nhân
đau
hơn.
Có
thể
bỏ
qua
bước
này
nếu
nạn
nhân
quá
đau.[4]
[3]
- Nếu không có nước sạch hoặc nước sát trùng, tốt nhất là bạn nên để yên vết thương như vậy cho đến khi có điều kiện rửa. Rửa bằng nước không sạch là lợi bất cập hại vì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho nạn nhân. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với vết thương sâu.
-
Ngâm
vùng
bị
thương
trong
nước.
Việc
này
cần
thực
hiện
khi
nạn
nhân
đã
ở
nhà
hoặc
ở
cơ
sở
y
tế.
Dùng
nước
thật
ấm
hoặc
nóng
để
ngâm
vùng
bị
thương
trong
khoảng
30
đến
90
phút.[4]
[3]
[2]
- Nhớ dùng chậu sạch và nước ngọt sạch để ngâm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng thêm.
- Nước ấm có thể làm biến chất protein trong nọc độc. Cố gắng dùng nước nóng khoảng 45°C.
-
Giữ
sạch
vết
thương.
Điều
này
giúp
vết
thương
mau
lành
và
ngăn
ngừa
nhiễm
trùng.
Trừ
khi
có
sự
hướng
dẫn
khác
của
chuyên
viên
y
tế,
bạn
cần
rửa
vùng
bị
thương
ít
nhất
mỗi
ngày
một
lần
và
bôi
thuốc
mỡ
kháng
sinh
không
kê
toa
lên
vết
thương.
- Một loại thuốc mỡ kháng sinh thông dụng ở Mỹ là Neosporin triple-antibiotic. Có rất nhiều các loại thuốc tương tự như vậy bán ở các hiệu thuốc và cửa hàng tiện lợi. Thuốc này chỉ dùng ngoài da.
-
Dùng
thuốc
chống
viêm.
Các
loại
thuốc
không
kê
toa
này
(có
bán
không
cần
toa
bác
sĩ)
giúp
giảm
sưng
và
đau.
Bỏ
qua
bước
này
nếu
nạn
nhân
bị
nôn
hoặc
dị
ứng
với
loại
thuốc
chống
viêm.[4]
- Thuốc chống viêm không kê toa có thành phần ibuprofen, aspirin, hoặc naproxen. Loại thuốc này có bán dưới nhiều tên thương hiệu (như Advil, Motrin, Aleve) và có thể mua ở mọi hiệu thuốc tại Mỹ và hầu hết các quốc gia khác.
- Lưu ý rằng thuốc chống viêm sẽ không làm vết thương mau lành mà chỉ giúp giảm đau và bớt khó chịu do vết thương gây ra.
- Nhớ rằng nọc độc của cá đuối được cho là có tác dụng chống đông máu, đặc biệt là ở liều cao. Nếu vết thương chảy máu và có vẻ như không bớt hoặc vết chích đặc biệt nghiêm trọng, bạn không nên cho nạn nhân uống thuốc kháng viêm vì thuốc này có thể làm giảm khả năng đông máu. Thay vào đó, nên ngay lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện, nơi họ có thể được điều trị bằng thuốc tiêm giảm đau tại chỗ và thuốc bôi gây tê.
-
Đến
bác
sĩ.
Nạn
nhân
cần
được
điều
trị
y
tế
ngay
cả
khi
vết
thương
không
nghiêm
trọng
và
đã
nhanh
chóng
bớt
đau.
Đây
là
cách
dễ
nhất
để
chăm
sóc
vết
thương
ngay
từ
sớm
để
ngăn
ngừa
biến
chứng
và
loại
trừ
một
số
rủi
ro
nhất
định.[3]
[5]
- Bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra bằng hình ảnh để chắc chắn không còn bất cứ mảnh vụn nào của gai cá đuối còn sót lại trong vết thương. Đây là cách duy nhất để đảm bảo không vật gây hại nào còn trong cơ thể nạn nhân. Ngay cả một mẩu gai nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng.
- Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng (đặc biệt nếu vết thương xảy ra trong nước biển). Luôn luôn dùng kháng sinh đủ thời gian theo liệu trình được kê toa, ngay cả khi bạn cho rằng vết thương đã lành. Nếu không, bạn có thể khiến vết thương nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng nặng hơn.
- Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau nếu các loại thuốc không kê toa không có hiệu quả. Tuyệt đối không uống thuốc giảm đau quá liều lượng do bác sĩ chỉ định. Để an toàn, bạn cần tuân theo hướng dẫn kèm theo (ví dụ như các loại thực phẩm và thức uống cần phải kiêng trong khi uống thuốc).
Xác định và chữa trị vết thương do nhím biển đâm[sửa]
-
Kiểm
tra
hoàn
cảnh
xung
quanh
nạn
nhân.
Việc
phát
hiện
ra
nhím
biển
ở
hiện
trường
là
một
manh
mối
rõ
ràng
cho
thấy
vết
thương
là
do
nhím
biển
gây
ra.
Loài
sinh
vật
này
không
có
khả
năng
trốn
thoát
nhanh
chóng.
Nếu
bị
nhím
biển
đâm,
bạn
có
thể
dễ
dàng
xác
định
nhờ
quan
sát
xung
quanh.
- Việc này không quá quan trọng cho sự an toàn và sức khỏe của nạn nhân nhưng cũng giúp bạn tương đối chắc chắn vết thương là do nhím biển đâm.
-
Quan
sát
các
triệu
chứng
thường
gặp.
Các
vết
thương
do
nhím
biển
đâm
có
thể
ở
các
mức
độ
nặng
nhẹ
khác
nhau,
nhưng
thông
thường
gây
ra
các
triệu
chứng
được
liệt
kê
sau
đây.[6]
- Vết thương có các mẩu gai cắm vào da. Các gai này thường có màu hơi xanh hiện lên dưới da, cho thấy chỗ bị gai nhỏ đâm.
- Nạn nhân ngay lập tức thấy đau dữ dội tại vết thương.
- Vết thương bị sưng.
- Vùng da quanh vết thương có màu đỏ hoặc tím nâu.
- Nạn nhân cảm thấy khó chịu ở khớp hoặc đau cơ.
- Nạn nhân yếu đi hoặc kiệt sức.
-
Tìm
sự
chăm
sóc
y
tế
ngay
lập
tức
nếu
các
triệu
chứng
trở
nên
nghiêm
trọng.
Thậm
chí
một
vết
thương
có
vẻ
rất
nhỏ
do
nhím
biển
đâm
cũng
có
thể
nguy
hiểm
chết
người,
đặc
biệt
nếu
nạn
nhân
dị
ứng
với
nọc
độc
của
nhím
biển.
Sau
đây
là
các
dấu
hiệu
cho
thấy
nạn
nhân
cần
được
cấp
cứu
ngay
lập
tức:[6]
- Có nhiều vết đâm sâu.
- Vết thương ở bụng, ngực, cổ hoặc mặt.
- Kiệt sức, đau cơ, yếu mệt, sốc, tê liệt hoặc suy hô hấp.
-
Đưa
nạn
nhân
ra
khỏi
nước,
vào
nơi
an
toàn.
Đặt
nạn
nhân
nằm
trên
mặt
đất
nếu
sự
cố
xảy
ra
ở
gần
bờ
biển.
Hầu
hết
các
tai
nạn
do
nhím
biển
đâm
là
do
vô
tình
giẫm
chân
trần
lên
chúng.
Như
vậy
là
phần
lớn
các
vụ
bị
nhím
biển
đâm
xảy
ra
ở
vùng
nước
nông
và
gần
bờ
biển
hoặc
bãi
tắm.
- Cũng như đối với bất cứ tai nạn nào do sinh vật biển gây ra, việc đưa nạn nhân ra khỏi nước nhanh chóng và an toàn là điều thiết yếu để khỏi bị thương nặng hơn.
- Đưa bộ phận bị thương lên cao để cát hoặc bụi bẩn khỏi vào vết thương, đặc biệt nếu vết thương ở dưới lòng bàn chân.
-
Sắp
xếp
di
chuyển
nạn
nhân
vào
nơi
an
toàn
trong
nhà.
Cho
dù
nạn
nhân
và/hoặc
người
đi
cùng
nạn
nhân
nói
rằng
không
cần
dịch
vụ
cấp
cứu
thì
cũng
cần
có
người
đưa
họ
về
nhà,
đến
bệnh
viện,
khách
sạn
hoặc
nơi
nào
gần
đó
để
tiếp
tục
xử
lý
vết
thương.
- Không để nạn nhân tự lái xe, vì các triệu chứng khác có thể xuất hiện sau khi bị thương và khiến nạn nhân bất tỉnh hoặc đau đớn nhiều hơn.
- Nếu không có sẵn phương tiện để di chuyển nạn nhân hoặc không ai biết tìm bệnh viện hay khách sạn ở đâu, bạn hãy gọi dịch vụ cấp cứu. Việc trì hoãn điều trị vết thương có thể gây nguy hiểm.
Rửa và làm dịu vết thương do nhím biển đâm[sửa]
-
Ngâm
vùng
bị
thương
trong
nước
thật
ấm
hoặc
nước
nóng
khoảng
30
–
90
phút.
Điều
này
giúp
trung
hòa
nọc
độc
và
giảm
đau,
đồng
thời
làm
mềm
da
để
dễ
lấy
gai
ra
hơn.[7]
[8]
- Ngâm vùng tổn thương trong chậu sạch đựng nước ngọt sạch. Điều này là để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Ngâm nước không giúp vết thương mau lành, nhưng có thể giảm đau và dễ lấy gai ra hơn.
- Không lau khô vùng tổn thương. Bạn cần lấy gai ra khi da còn ướt và mềm.
- Bạn cũng có thể dùng giấm ngâm vết thương để trung hòa nọc độc và làm mềm vết thương.
-
Dùng
nhíp
để
loại
bỏ
gai
lớn
hoặc
gai
có
thể
nhìn
thấy.
Việc
này
sẽ
giúp
giảm
đau
và
ngăn
chất
độc
tiếp
tục
xâm
nhập
vào
vết
thương.[7]
- Nếu không có sẵn nhíp, bạn có thể dùng kìm nhỏ đầu nhọn hoặc dụng cụ tương tự để lấy các gai lớn ra khỏi vết thương. Chọn dụng cụ sạch (nếu vô trùng thì còn tốt hơn), để tránh đưa tác nhân gây nhiễm trùng vào vết thương.
- Bỏ gai nhím biển vào chai và đậy lại, hoặc gói trong nhiều lớp ni lông trước khi vứt vào thùng rác.
- Không dùng tay trần để lấy gai ra khỏi vết thương. Nếu không có sẵn dụng cụ, tốt nhất là bạn nên chờ sự trợ giúp y tế.
-
Nhẹ
nhàng
cạo
các
gai
nhỏ
hơn
hoặc
khó
thấy
hơn.
Thoa
kem
cạo
râu
lên
vùng
bị
thương
và
dùng
dao
cạo
nhẹ
nhàng
cạo
các
gai
dính
trên
bề
mặt
da.
Thậm
chí
những
chiếc
gai
nhỏ
xíu
này
cũng
tiết
nọc
độc
vào
da
và
có
thể
gây
đau
dữ
dội
nếu
không
được
lấy
ra.[7]
- Không dùng kem cạo râu có menthol, vì mentol có tác dụng làm mát da và có thể gây đau hơn hoặc kích ứng vết thương.
- Bạn có thể dùng giấm để ngâm vùng bị thương trước khi cạo. Giấm có thể phân hủy các gai nhỏ và giúp việc lấy nọc độc dễ dàng hơn.[8]
-
Nhẹ
nhàng
chà
xát
vùng
da
tổn
thương
bằng
xà
phòng
và
nước
ấm.
Việc
này
giúp
rửa
sạch
vết
thương
và
loại
bỏ
các
gai
còn
lại
dính
trên
bề
mặt
da.
Rửa
kỹ
vùng
da
tổn
thương
bằng
nước
ngọt
sạch.[7]
- Bạn cũng có thể dùng nước lạnh để rửa, nhưng nước lạnh có thể khiến nạn nhân đau hơn; trong khi đó nước ấm có tác dụng trung hòa chất độc.
- Nước sát trùng có thể dùng thay cho xà phòng, nhưng thông thường không cần thiết.
-
Dùng
thuốc
chống
viêm.
Điều
này
giúp
giảm
sưng
và
đau.
Bỏ
qua
bước
này
nếu
nạn
nhân
bị
nôn
hoặc
dị
ứng
với
loại
thuốc
này.[7]
- Lưu ý rằng thuốc chống viêm sẽ không làm vết thương mau lành mà chỉ làm giúp giảm đau và bớt khó chịu do vết thương gây ra.
- Không bao giờ cho nạn nhân dùng quá liều lượng dành cho độ tuổi và cân nặng của họ. Ngay cả thuốc không kê toa cũng có thể gây hại nếu bị lạm dụng.
-
Đến
bác
sĩ.
Cho
dù
vết
thương
không
nghiêm
trọng
và
đã
nhanh
chóng
bớt
đau,
nạn
nhân
cũng
cần
được
chăm
sóc
y
tế
để
được
chữa
trị
đúng
cách
và
ngăn
ngừa
các
biến
chứng.[7]
[8]
- Bác sĩ có thể kiểm tra bằng hình ảnh để chắc chắn rằng không còn mảnh gãy nào sót lại trong vết thương. Những mẩu gai nhím biển sẽ dần dần đi sâu hơn vào da, có thể tác động lên dây thần kinh hoặc các mô xung quanh và gây biến chứng.
- Tình trạng sưng và đau kéo dài quá năm ngày có thể cho thấy hiện tượng nhiễm trùng hoặc các mẩu gãy của gai nhím biển vẫn còn vẫn còn nằm sâu trong da. Chỉ bác sĩ mới có khả năng xử lý việc này và có thể kê toa thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Luôn dùng hết liều lượng kháng sinh được kê toa, ngay cả khi bạn cho rằng vết thương đã lành.
- Trong trường hợp hiếm gặp, có thể cần phải tiểu phẫu để loại bỏ những mẩu gai nhím biển gãy nằm sâu dưới da.
- Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau nếu nạn nhân đau dữ dội hoặc trong trường hợp phải giải phẫu.
Lời khuyên[sửa]
- Cẩn thận khi lội nước ở vùng biển nông và tránh xa nếu bạn nhìn thấy cá đuối hoặc nhím biển. Tuy nhiên bạn nên nhớ là không thể hoàn toàn loại bỏ rủi ro bị thương vì cá đuối và nhím biển nếu bạn đi vào vùng sinh sống của chúng.
- Gọi cấp cứu ngay nếu bạn hoặc người đi cùng bị cá đuối hoặc nhím biển chích, và bạn cảm thấy có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cảnh báo[sửa]
- Ngay cả vết chích nhỏ cũng có thể gây chết người trong một số trường hợp.
- Tốt nhất là bao giờ cũng nên thật thận trọng và tìm sự chăm sóc y tế để xử lý vết thương do cá đuối và nhím biển đâm. Bài viết này chỉ là hướng dẫn khi không thể tiếp cận sự chăm sóc y tế kịp thời hoặc đối với vết thương rõ ràng là không nghiêm trọng.
- Vết chích của cá đuối và nhím biển có thể vô cùng đau đớn.
- Tình trạng nhiễm trùng có thể quay trở lại hoặc xấu hơn nếu nạn nhân không dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian theo liệu trình; luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi dùng bất cứ loại thuốc nào!
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/stingray_injury/page3_em.htm#stingray_injury_symptoms
- ↑ 2,0 2,1 http://www.acep.org/Clinical---Practice-Management/Stingray-Wounds-Excrutiatingly-Painful,-Slow-to-Heal/
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 http://www.webmd.com/first-aid/stingray-injury-treatment
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 http://www.emedicinehealth.com/stingray_injury/page6_em.htm#self-care_at_home
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/stingray_injury/page8_em.htm#follow-up
- ↑ 6,0 6,1 http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/page2_em.htm#sea_urchin_puncture_symptoms
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 7,5 http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/page3_em.htm#sea_urchin_puncture_treatment
- ↑ 8,0 8,1 8,2 http://www.merckmanuals.com/professional/injuries-poisoning/bites-and-stings/sea-urchin-stings