Xử lý vết bỏng ở bàn tay

Từ VLOS
(đổi hướng từ Xử lý Vết Bỏng ở Bàn tay)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có bao giờ bạn bị bỏng bàn tay hay cánh tay khi nấu nướng chưa? Bạn không biết chắc về mức độ bỏng và cách xử trí? Sau đây là một số bước bạn có thể thực hiện để đảm bảo an toàn cho mình và giúp xử lý vết bỏng.

Các bước[sửa]

Đánh giá Tình hình[sửa]

  1. Đảm bảo an toàn cho môi trường. Ngay khi bị bỏng, bạn cần ngưng việc đang làm. Đảm bảo cho môi trường an toàn bằng cách tắt lửa để không ai bị thương nữa. Nếu ngọn lửa bùng cháy không kiểm soát được, bạn phải chạy ra ngoài càng nhanh càng tốt và gọi cấp cứu.
    • Nếu là vết bỏng hóa chất, bạn ngưng lại và làm sạch khu vực để đảm bảo an toàn. Loại bỏ hóa chất khỏi da nếu có thể. Dùng bàn chải khô để phủi hóa chất khô hoặc rửa vết bỏng bằng nước lạnh.[1]
    • Nếu bị bỏng do điện, bạn ngắt nguồn điện và tránh khỏi dây điện.[2]
  2. Gọi điện cầu cứu. Nếu lửa bùng cháy trong nhà không kiểm soát được, gọi số 114 nếu bạn ở Việt Nam, (hoặc 911 nếu bạn ở Mỹ) để báo cho đội chữa cháy đến. Gọi cho Trung tâm Kiểm soát Chất độc nếu bạn không chắc liệu hóa chất có gây thêm tác động nào không. Trường hợp bỏng do điện, bạn gọi số 911(ở Mỹ) nếu đường dây vẫn còn đang truyền điện, hoặc nếu vết bỏng là do điện cao thế hay sét đánh. Nếu ở Việt Nam, bạn có thể gọi số cứu thương 115.[2]
    • Nếu không chắc đường dây điện có còn điện hay không, bạn không được chạm trực tiếp vào đó. Bạn chỉ có thể chạm vào dây điện bằng vật khô và cách điện như một mẩu gỗ hoặc nhựa.[2]
    • Người bị bỏng do điện luôn cần sự chăm sóc y tế, vì điện có thể gây rối loạn xung động điện tự nhiên của cơ thể và gây những tác động nghiêm trọng.[3]
  3. Đánh giá vết bỏng ở bàn tay. Xem xét vết bỏng ở bàn tay để đánh giá mức độ tổn thương. Lưu ý vị trí vết bỏng ở bàn tay. Nhìn vào hình dạng của vết bỏng và để ý đến các đặc điểm cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn xác định mức độ bỏng. Các vết bỏng được phân thành độ một, độ hai và độ ba, tùy vào độ sâu của vết bỏng. Độ một là nhẹ nhất và độ ba là nặng nhất. Mỗi độ bỏng cần được xử lý với các phương pháp khác nhau.[4]
    • Nếu bị bỏng trong lòng bàn tay, bạn cần trợ giúp y tế ngay lập tức. Các vết bỏng ở lòng bàn tay có thể gây tổn thương chức năng lâu dài.[5][6]
    • Nếu bạn bị bỏng vòng quanh các ngón tay (nghĩa là vết bỏng bao xung quanh nhiều ngón tay), bạn phải tìm trợ giúp y tế ngay. Kiểu bỏng như vậy có thể cản trở lưu thông máu, và các ca nặng có thể phải cắt bỏ các ngón tay nếu không được chữa trị.[7]

Chăm sóc Vết Bỏng Độ Một[sửa]

  1. Xác định vết bỏng độ một. Bỏng độ một chỉ tác động đến lớp ngoài cùng của da, lớp biểu bì. Vết bỏng độ một hơi sưng, đỏ và cũng gây đau. Khi ấn lên da, vết bỏng có thể đổi màu trắng trong vài giây sau khi thôi ấn. Nếu vết bỏng không bị phồng giộp hay rách mà chỉ đỏ bên ngoài da thì đó là vết bỏng độ một.[4]
    • Nếu vết bỏng nhẹ bao trùm lên tay và mặt hoặc đường thở, hầu hết hai bàn tay, bàn chân, háng, mông hoặc các khớp chính, bạn nên đến bác sĩ.
    • Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vết bỏng độ một, trừ khi có vết phồng giộp.[8]
  2. Xử lý vết bỏng độ một. Nếu đã xác định một vết bỏng thuộc độ một dựa vào hình dạng và cảm giác, bạn nên nhanh chóng nhưng bình tĩnh đến bồn rửa. Đặt tay hoặc cánh tay dưới vòi nước mát chảy khoảng 15-20 phút. Việc này sẽ giúp rút nhiệt ra khỏi da và giảm sưng viêm.[9]
    • Bạn cũng có thể lấy một bát nước lạnh và đặt lên vùng da bị bỏng trong vài phút. Điều này cũng có thể giúp rút nhiệt khỏi da, giảm sưng viêm và ngăn ngừa để lại sẹo.
    • Không dùng nước đá vì có thể dẫn đến bỏng lạnh vùng da bị bỏng nếu để trên da quá lâu. Ngoài ra, việc đặt đá lạnh lên vùng da xung quanh vết bỏng có thể cũng gây tổn thương cho vùng da đó.[10][8]
    • Bạn cũng không nên bôi bơ hoặc thổi vào vết bỏng. Những động tác đó không giúp được gì mà còn có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.[11]
  3. Tháo đồ trang sức. Vết bỏng có thể bị sưng khiến cho các đồ trang sức đang đeo trên vùng da bị bỏng sẽ gắn chặt vào da, ngăn cản việc tuần hoàn máu hoặc ấn sâu vào da. Bạn cần tháo hết các đồ trang sức trên bàn tay bị bỏng như nhẫn hoặc vòng đeo tay.[3]
  4. Bôi lô hội hoặc thuốc mỡ trị bỏng. Nếu có cây lô hội, bạn bẻ một trong những nhánh mọc thấp gần giữa thân cây. Cắt hết gai và chẻ dọc nhánh lá, sau đó bôi phần gel của cây trực tiếp lên vết bỏng. Nó sẽ giúp làm mát ngay tức thì. Đây là một cách hữu hiệu để chữa vết bỏng độ một.[12]
    • Nếu không có cây lô hội, bạn có thể dùng sản phẩm 100% lô hội mua ngoài cửa hàng.
    • Không bôi lô hội lên vết thương hở.
  5. Uống thuốc giảm đau nếu cần thiết. Các hoạt chất giảm đau không cần kê toa như acetaminophen (Tylenol), naproxen (Aleve), hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) đều được coi là an toàn khi dùng trong thời gian ngắn.[8]
  6. Theo dõi vết bỏng. Vết bỏng có thể xấu đi sau vài giờ. Sau khi rửa và xử lý vết bỏng, bạn nên theo dõi vết bỏng để đảm bảo nó không trở thành vết bỏng độ hai. Nếu xảy ra trường hợp đó, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế.[13]

Xử lý Vết Bỏng Độ Hai[sửa]

  1. Xác định vết bỏng độ hai. Bỏng độ hai nghiêm trọng hơn bỏng độ một vì chúng đã đi qua lớp biểu bì và vào lớp dưới của da (lớp hạ bì).[14] Tuy nhiên như vậy cũng không có nghĩa là bạn nhất thiết cần trợ giúp y tế. Vết bỏng sẽ có màu đỏ đậm và có những vết phồng giộp trên da. Chúng sưng nhiều hơn và thâm hơn vết bỏng độ một, da đỏ hơn, nhìn vào có thể thấy ướt và bóng. Vùng da bị bỏng cũng có thể trông nhợt nhạt hoặc biến màu.[14]
    • Nếu diện tích vết bỏng rộng hơn 7,5 cm, bạn cần xử lý như vết bỏng độ ba và tìm trợ giúp y tế ngay.[8]
    • Nguyên nhân phổ biến gây bỏng độ hai là bỏng nước sôi, bỏng lửa, tiếp xúc với vật rất nóng, cháy nắng nặng, bỏng hóa chất và bỏng điện.[14]
  2. Tháo đồ trang sức. Vết bỏng có thể bị sưng khiến cho các đồ trang sức đang đeo trên vùng da bị bỏng sẽ gắn chặt vào da, ngăn cản việc tuần hoàn máu hoặc ấn sâu vào da. Bạn cần tháo hết các đồ trang sức trên bàn tay bị bỏng như nhẫn hoặc vòng đeo tay.[3]
  3. Rửa vết bỏng. Cách xử lý vết bỏng độ hai cũng gần giống như cách xử lý vết bỏng độ một. Khi bị bỏng, bạn nên nhanh chóng nhưng bình tĩnh đến bồn rửa. Đặt tay hoặc cánh tay dưới vòi nước mát chảy khoảng 15-20 phút. Việc này sẽ giúp rút nhiệt ra khỏi da và giảm sưng viêm. Nếu có vết phồng giộp, bạn đừng bóp vỡ. Những vết đó giúp cho da lành lại. Làm vỡ vết phồng giộp có thể khiến vết thương nhiễm trùng và kéo dài thời gian chữa lành.[15][16]
    • Bạn cũng không nên bôi bơ hoặc thổi vào vết bỏng. Động tác đó không giúp được gì mà còn có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.[11]
  4. Bôi kem kháng sinh. Vì vết bỏng độ hai đốt cháy sâu hơn, đến lớp da bên dưới, do đó nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn.[14] Apply an antibiotic cream to the burned area before bandaging it.
    • Sulfadiazine bạc (Silvadene) là loại thuốc mỡ trị bỏng thông dụng. Bạn có thể mua dễ dàng không cần toa bác sĩ.[3] Bôi thật nhiều kem để giúp kem ngấm vào da trong thời gian dài.[8]
  5. Rửa sạch vết phồng bị vỡ. Nếu vết phồng tình cờ bị vỡ, bạn cũng đừng hoảng hốt. Rửa sạch vết thương với xà phòng nhẹ dịu và nước sạch. Bôi thuốc mỡ kháng sinh và dùng băng sạch để băng vết thương.
  6. Thay băng mới hàng ngày. Băng vết bỏng phải được thay hàng ngày để phòng nhiễm trùng. Tháo băng cũ ra và vứt bỏ. Rửa vết bỏng với nước mát, không dùng xà phòng. Không chà xát lên da. Để nước chảy trên vết bỏng trong vài phút. Lấy khăn chấm cho khô. Bôi kem trị bỏng, thuốc mỡ kháng sinh hoặc lô hội để giúp chữa lành vết thương. Băng lại bằng băng vô trùng.[17]
    • Khi vết thương đã khỏi hoặc hầu như khỏi, bạn không cần băng nữa.
  7. Làm thuốc mỡ mật ong tại nhà. Tác dụng trị bỏng của mật ong đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, mặc dù các bác sĩ chỉ coi đó là liệu pháp thay thế. Lấy một thìa cà phê mật ong để đắp lên vết bỏng. Vỗ nhẹ trên vết thương. Mật ong là chất kháng sinh tự nhiên và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhưng không làm tổn hại đến lớp da ngoài mạnh khỏe. Độ pH thấp và độ osmolarity cao của mật ong có lợi cho quá trình chữa lành. Loại mật ong dược liệu được khuyên dùng thay cho loại mật ong thực phẩm.[18]
    • Các nghiên cứu cho rằng mật ong có thể là sự thay thế tốt hơn loại thuốc mỡ sulfadiazine bạc vẫn thường được kê toa.[19]
    • Việc thay băng gạc cần phải thực hiện hàng ngày. Nếu vết thương rỉ nước nhiều thì càng cần phải thay băng nhiều lần.
    • Nếu vết bỏng không thể băng được, bạn nên bôi mật ong lại sau mỗi 6 tiếng. Việc này cũng giúp làm mát vết thương.[20][19]
  8. Theo dõi vết bỏng. Vết bỏng có thể xấu đi sau vài giờ. Sau khi rửa và xử lý vết bỏng, bạn nên theo dõi vết bỏng để đảm bảo nó không trở thành vết bỏng độ ba. Nếu xảy ra trường hợp đó, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.[13]
    • Trong thời gian chờ vết thương lành lại, bạn kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng như vết bỏng rỉ ra chất dịch giống như mủ, sốt, sưng hoặc tăng độ đỏ trên da. Nếu có những dấu hiệu này, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế.[17]

Xử lý Vết Bỏng Độ Ba và các Vết Bỏng Nghiêm trọng[sửa]

  1. Xác định vết bỏng nghiêm trọng. Vết bỏng được coi là nghiêm trọng nếu nó trùm lên các khớp hoặc bao phủ phần lớn diện tích cơ thể. Nó cũng được coi là nghiêm trọng nếu nạn nhân có những biến chứng với dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng hoặc khó khăn trong sinh hoạt ngày thường do bỏng. Những trường hợp này cần xử lý như vết bỏng độ ba và cần chăm sóc y tế ngay lập tức.[21]
  2. Xác định vết bỏng độ ba. Nếu vết bỏng của bạn bị chảy máu hoặc có màu đen, có thể bạn đã bị bỏng độ ba. Bỏng độ ba đốt cháy qua tất cả các lớp da: lớp biểu bì, lớp hạ bì và lớp mỡ dưới da. Những vết bỏng này có màu trắng, nâu, vàng hoặc đen. Lớp da có thể trông khô hoặc nhăn nheo. Các vết bỏng này có thể không gây đau như vết bỏng độ một và độ hai vì các dây thần kinh cũng bị tổn thương hoặc bị phá hủy.[21] Những vết bỏng này đòi hỏi chăm sóc y tế ngay lập tức. Bạn hãy gọi dịch vụ cấp cứu hoặc đến phòng cấp cứu ngay.
    • Những vết bỏng độ ba có thể bị nhiễm trùng và lớp da của bạn có thể không trở lại bình thường.[17]
    • Nếu quần áo dính vào vết bỏng, bạn không được kéo ra mà phải gọi giúp đỡ ngay lập tức.
  3. Phản ứng với tình huống. Nếu bạn hoặc người nào đó ở gần bạn bị bỏng độ ba, bạn cần gọi số 115 ngay lập tức (nếu ở Mỹ, bạn gọi số 911). Trong khi chờ đợi cứu thương đến, bạn kiểm tra phản ứng của người bị bỏng bằng cách khẽ lay nạn nhân. Nếu họ không có phản ứng thì bạn tìm các dấu hiệu cử động hoặc thở. Nếu họ không thở, bạn bắt đầu làm hô hấp nhân tạo nếu đã được huấn luyện.[8]
    • Nếu bạn không biết cách làm hô hấp nhân tạo, hãy hỏi người trực đường dây cấp cứu để nhờ họ hướng dẫn.[22] Không cố làm thông đường thở hoặc làm cho nạn nhân thở nếu bạn không biết làm hô hấp nhân tạo. Thay vào đó, bạn tập trung vào động tác ấn ngực.[23]
    • Đặt nạn nhân nằm ngửa. Quỳ xuống bên cạnh vai nạn nhân. Đặt hai bàn tay lên chính giữa ngực của nạn nhân và di chuyển hai vai sao cho thẳng góc với hai bàn tay, cánh tay và khuỷu tay thẳng. Ấn thẳng xuống ngực nạn nhân khoảng 100 lần mỗi phút.[24]
  4. Chăm sóc người bị bỏng. Trong khi chờ cứu thương đến, tháo bỏ hết quần áo và trang sức sát vào cơ thể nạn nhân. Không làm điều này nếu quần áo và trang sức dính chặt vào vết bỏng. Bạn cứ để nguyên như vậy và chờ sự trợ giúp vì việc gỡ chúng ra có thể kéo theo cả lớp da và gây thêm tổn thương. Bạn cũng nên giữ ấm cho mình (hoặc nạn nhân) vì những vết bỏng nghiêm trọng như vậy có thể gây sốc cho bạn.[21]
    • Không ngâm vết bỏng trong nước giống như cách xử lý vết bỏng nhẹ. Việc này có thể dẫn đến tình trạng giảm thân nhiệt. Nếu có thể, bạn nâng phần có vết bỏng lên cao trên tim để giúp giảm sưng.[17]
    • Không cho nạn nhân uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào. Bạn không nên cho nạn nhân bất cứ thứ gì có thể gây cản trở cho việc điều trị cấp cứu.[17]
    • Không bóp vỡ những vết phồng giộp, cạo lớp da chết hay bôi lô hội hoặc thuốc mỡ lên vết thương.[11]
  5. Băng vết bỏng. Nếu có thể, bạn nên băng vết bỏng để ngăn nhiễm trùng. Bạn cần dùng thứ gì đó không dính vào vết thương như gạc nhẹ hoặc băng ẩm. Nếu thấy băng có thể dính vào vết thương do quá nặng, bạn cần chờ cấp cứu.[8]
    • Bạn có thể dùng màng bọc plastic. Nếu được dùng trong thời gian rất ngắn, màng bọc plastic tỏ ra rất hiệu quả để che phủ vết thương. Nó giúp bảo vệ vết thương, đồng thời hạn chế khả năng lây truyển của các vi sinh vật bên ngoài vào vết bỏng.[25]
  6. Tiếp nhận điều trị ở bệnh viện. Khi bạn đã đến bệnh viện, nhân viên y tế sẽ khẩn trương điều trị vết bỏng một cách hiệu quả. Họ có thể bắt đầu bằng việc truyền nước điện giải IV để bù chất điện giải đã mất đi trong cơ thể bạn. Họ cũng sẽ rửa vết bỏng, quá trình này có thể rất đau. Có thể họ sẽ cho bạn uống thuốc giảm đau. Họ sẽ bôi thuốc mỡ hoặc kem lên vết bỏng và băng lại bằng băng vô trùng. Nếu cần, họ sẽ tạo môi trường ấm và ẩm để giúp vết thương mau lành.[21]
    • Bác sĩ dinh dưỡng có thể lập chế độ ăn giàu protein để giúp bạn chữa lành vết thương.
    • Nếu cần thiết, bác sĩ có thể thảo luận với bạn về việc ghép da sau đó. Ghép da có nghĩa là lấy một phần da ở bộ phận khác trên cơ thể để phủ lên vùng da bỏng.
    • Chờ nhân viên y tế hướng dẫn cách thay băng ở nhà. Sau khi vết thương bị rỉ nước, bạn cần phải thay băng. Việc tiếp theo sẽ do bác sĩ điều trị đảm nhiệm để đảm bảo vết thương được chữa lành.[26]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu lo lắng hoặc có thắc mắc gì về vết bỏng, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để có thêm thông tin.
  • Vết thương có thể để lại sẹo, nhất là các vết thương nghiêm trọng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-chemical-burns/basics/art-20056667
  2. 2,0 2,1 2,2 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-electrical-burns/basics/art-20056687
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 http://www.medicinenet.com/burns/page4.htm
  4. 4,0 4,1 https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P01744
  5. http://www.woundsresearch.com/article/1179
  6. http://www.emedicinehealth.com/chemical_burns/page4_em.htm#when_to_seek_medical_care
  7. http://www.medicinenet.com/burns/page3.htm
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 8,4 8,5 8,6 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-burns/basics/art-20056649
  9. http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetails.aspx?p=240&np=297&id=2529
  10. http://www.sharecare.com/health/skin-burn-treatment/why-shouldnt-treat-burn-ice
  11. 11,0 11,1 11,2 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000030.htm
  12. http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/aloe
  13. 13,0 13,1 http://www.medicinenet.com/burns/article.htm
  14. 14,0 14,1 14,2 14,3 https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P01757
  15. http://www.askdrsears.com/topics/health-concerns/skin-care/burns
  16. http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetails.aspx?p=240&np=297&id=2529
  17. 17,0 17,1 17,2 17,3 17,4 http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/first-aid/first-aid-burns.html
  18. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4158441/
  19. 19,0 19,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3263128/
  20. http://www.nursingtimes.net/using-honey-dressings-the-practical-considerations/205144.article
  21. 21,0 21,1 21,2 21,3 https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P01760
  22. https://depts.washington.edu/learncpr/askdoctor.html#What%20should%20I%20do
  23. http://www.heart.org/HEARTORG/CPRAndECC/HandsOnlyCPR/Hands-Only-CPR_UCM_440559_SubHomePage.jsp
  24. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cpr/basics/art-20056600
  25. https://acep.org/Clinical---Practice-Management/Think-Plastic-Wrap-as-Wound-Dressing-for-Thermal-Burns/
  26. http://www.chw.org/medical-care/burn-program/burn-treatments/classification-and-treatment-of-burns/third-degree-burns/

Liên kết đến đây